Nữ nhân viên y tế xinh đẹp cùng câu chuyện đón một cái Tết đặc biệt trong khu điều trị trẻ sơ sinh mắc COVID-19
Chị Minh Trang chia sẻ dù phải đón một cái Tết xa gia đình nhưng vẫn rất vui vì hiểu được công việc của mình làm đã và đang mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng.
Tết Nguyên đán là dịp mọi người đều nô nức trở về đoàn tụ bên gia đình, nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, vẫn có những y bác sĩ vẫn đang thầm lặng từng ngày chống dịch, trải qua cái Tết một cách rất khác.
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ một đoạn video về một nữ nhân viên y tế dù khoác trên mình bộ đồ bảo hộ tiến hành ca trực vào ngày mùng 3 Tết nhưng vẫn rất vui vẻ với điệu nhảy hết sức đáng yêu trong thang máy.
Clip: Nữ nhân viên y tế nhảy vui vẻ trong thang máy ngày trực Tết tại khu cách ly
Đoạn video ngay sau khi được chia sẻ đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng. Bên cạnh những lời cảm ơn sự hy sinh vất vả của đội ngũ y bác sĩ trong thời điểm này còn có không ít lời khen về sự đáng yêu và lạc quan của nữ nhân viên y tế trong đoạn video được đăng tải.
Liên hệ với nữ nhân viên y tế trong đoạn video – Minh Trang (SN 1995, Hà Nội) được biết hiện chị đang là nhân viên tại Khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học thuộc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Công việc của chị Trang trong vòng 1 tháng trở lại đây chủ yếu là điều trị và chăm sóc cho các em bé sơ sinh F0, F1 tại cơ sở 2 của Bệnh viện.
Chị Minh Trang làm nhiệm vụ chăm sóc và theo dõi các em bé F0, F1 sau sinh
“Bọn mình đã đi được gần 1 tháng rồi, đi từ 16/01 đến giờ, ăn Tết trong khu chống dịch luôn. Vì là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nên bọn mình chia làm 2 khu chăm sóc chính là sản phụ và sơ sinh. Mình được phân vào khu sơ sinh, chuyên chăm sóc và theo dõi các em bé F0, F1 sau sinh. Trước đó mình cũng từng tham gia tiêm vaccine tại các quận huyện trên địa bàn thành phố trong vòng 2 tháng” - Chị Trang chia sẻ.
Nói về đoạn video đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội, chị Trang cho hay, khi đó là thời điểm gần hết ca làm nên chị đang cố gắng hoàn thành mọi việc để bàn giao cho những người ở ca trực sau: “Lúc đấy khá là mỏi chân tay nên cũng định giãn cơ nhẹ nhàng, không hiểu sao lại khoa chân múa tay như thế. Mấy anh bảo vệ trực ca vô tình thấy mình hài hước quá, các anh cũng vui vẻ theo nên chia sẻ cho mọi người xem, không nghĩ là lại được nhiều người biết đến. Thấy phản ứng của mọi người khá thích thú nên mình cũng rất vui vì đã mang năng lượng tích cực đến trong ngày đầu năm như vậy.”
Nói về tình hình hiện tại của các bệnh nhi và sản phụ mắc COVID-19, chị Minh Trang vui vẻ thông báo số lượng ca mắc đã thuyên giảm đáng kể so với trước kia: “Có những ngày đỉnh điểm gần 50 cháu sơ sinh F0, F1 mà nhân lực chăm sóc các cháu không quá nhiều, nên cũng khá vất vả một chút. Nhưng đến hôm nay thì tình hình đã khả quan hơn nhiều, đã nhiều cháu xét nghiệm 2 lần âm tính được ra viện. Hiện tại chỉ còn khoảng gần 20 em bé thôi.”
Đây có lẽ cũng chính là niềm vui và món quà Tết lớn nhất đối với những y bác sĩ túc trực ngày đêm nơi đây. Chị Trang cũng chia sẻ thêm, đây là cái Tết đầu tiên chị xa gia đình. Dù có chút buồn nhưng chị vẫn hiểu việc mình làm đã và đang mang lại ý nghĩa rất lớn cho xã hội:
“Đối với mình đây là một cái Tết mà khó có thể quên được. Trong khi người người nhà nhà được đón năm mới, xúng xính váy áo chơi Tết, đi du xuân, đi thăm bạn bè hàng xóm, thì chúng mình lại phải xa gia đình để đến đây chăm sóc và điều trị các thai phụ, các em bé F0.
Nói ra thì cũng có buồn một chút xíu. Nhưng chúng mình gạt đi cái tôi và cảm xúc cá nhân sang một bên, cùng chung tay giúp đỡ nhau trong giai đoạn khó khăn này.”
Dù công việc nhiều vất vả nhưng chị và những đồng nghiệp vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan
Chị Trang cũng có những chia sẻ chân thực về sự khó khăn trong khu cách ly cũng như cách để những y bác sĩ có thể kiên trì “chiến đấu” với bệnh dịch: “Có những ngày bọn mình làm việc liên tục từ 6 – 8h mà không được ngồi nghỉ một chút nào, về đến phòng là chân tay mệt mỏi rã rời, tinh thần cũng uể oải đi nhiều. Nhưng bọn mình cũng đã nhanh chóng xốc lại tinh thần, cố gắng bảo ban nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà phía trên đã giao cho. “
“Bao nhiêu năm ăn Tết với bố mẹ, nay chỉ có một cái Tết xa nhà, mà xa nhà là để đi phục vụ cho nhân dân, cho đất nước, thì mình thấy Tết này vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.”
“Trong này vẫn có Tết nha, vẫn có đào, có quất, có bánh chưng, giò, mâm ngũ quả, bánh kẹo v.v…..Chúng mình vẫn được Lãnh đạo bệnh viện quan tâm, động viên cũng như cổ vũ tinh thần cho chúng mình. Các anh chị em đồng nghiệp cũng rất đoàn kết và chăm sóc đời sống tinh thần tập thể.” - Chị Minh Trang chia sẻ về cái Tết đặc biệt của mình và những người đồng nghiệp.
Chị Trang cùng những người đồng nghiệp cùng đón một cái Tết đặc biệt trong khu cách ly
Những năng lượng tích cực, những sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ trong suốt hành trình chống dịch đầy gian nan vất vả thời gian qua xứng đáng nhận được sự trân trọng và biết ơn đất nước, của đồng bào. Mong mỗi người trong năm mới có thể bình an, hạnh phúc, cùng nhau nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách phía trước.
Nữ nhân viên y tế 2 lần xung phong vào vùng dịch, cống hiến sức trẻ
"Tôi tự nghĩ khi bản thân là một nhân viên y tế trẻ nếu không cống hiến thì sau này sẽ hối hận vì không sống hết lòng hết sức những năm tháng tuổi trẻ", nữ hộ sinh trẻ Dương Lê Mỹ Vy chia sẻ.
Ngày 31/8, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ ra quân đưa đoàn công tác gồm 14 y bác sĩ tình nguyện lên đường hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19. Đây là lần thứ 2 tỉnh Bình Định cử đoàn nhân viên y tế tình nguyện vào TPHCM tham gia chống dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định động viên đoàn công tác y tế của tỉnh lên đường hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19.
Từng tham gia hỗ trợ Đà Nẵng chống dịch Covid-19, nữ hộ sinh trẻ Dương Lê Mỹ Vy công tác tại Trạm Y tế xã Phước Quang (thuộc Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước) chia sẻ, hiện tình hình dịch bệnh Covid-19 ở TPHCM và một số tỉnh thành phía Nam hết sức phức tạp.
Bản thân Vy muốn được góp sức mình cùng miền Nam chống dịch, và cũng xem đây là một vinh dự, nên đã xung phong lên đường.
Vy hy vọng đoàn công tác y tế tỉnh Bình Định tham gia hỗ trợ lần này, sẽ góp phần nào sức lực nhằm san sẻ những vất vả cùng đồng nghiệp ở TPHCM.
"Mặc dù tình hình dịch bệnh ở miền Nam hiện rất nguy hiểm, nhưng với một người trẻ, nhất là một nhân viên y tế, cống hiến hết mình là điều nên làm. Tôi tự nghĩ khi còn trẻ, những lúc như thế này mà chúng ta không làm thì sau này sẽ hối hận vì không sống hết lòng hết sức những năm tháng tuổi trẻ", Mỹ Vy chia sẻ.
Cũng từng có kinh nghiệm tham hỗ trợ Đà Nẵng chống dịch Covid-19 vào năm 2020, điều dưỡng trẻ Hồ Xuân Dương (24 tuổi, công tác tại Khoa Lão khoa - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định) cho biết: "Chúng tôi lên đường lần này với tinh thần quyết thắng, chiến thắng dịch mới trở về. Các thành viên trong đoàn cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".
14 y bác sĩ tỉnh Bình Định chuẩn bị sẵn sàng tư trang để ra sân bay Phù Cát vào TPHCM hỗ trợ chống Covid-19.
Bản thân đã xa vợ, con suốt cả tháng nay, từ khi nơi cư trú ở thị xã Hoài Nhơn ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên, điều dưỡng Trương Quang Truyện, khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn ở thị xã này cũng tình nguyện nhận nhiệm vụ lên đường vào miền Nam góp sức đẩy lùi dịch bệnh.
"Không ai muốn dịch bệnh xảy ra, do vậy tất cả chúng tôi đều mong muốn sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh để cuộc sống người dân trở về trạng thái bình thường mới", điều dưỡng Truyện nói.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định Lê Quang Hùng chia sẻ, kể từ khi dịch bùng phát, nhân viên ngành y tế, đặc biệt là những người làm việc ở tuyến đầu, tại các cơ sở y tế phải làm việc suốt ngày đêm, không kể bất cứ gian khổ nào, không biết ngày nghỉ.
Bác sĩ Trần Thanh Kiệt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định quyết tâm cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
"Tình hình dịch bệnh ở TPHCM đang rất căng thẳng, vì vậy các bác sĩ, nhân viên y tế phải phát huy tinh thần, bản lĩnh và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tất cả nhân viên y tế làm nhiệm vụ lần này, phải chú ý bảo vệ sức khỏe, chú ý ăn uống đảm bảo dinh dưỡng vì cuộc chiến chống dịch còn dài", ông Lê Quang Hùng dặn dò.
Chiều 31/8, đoàn tình nguyện của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (thuộc Bộ Y tế) gồm 20 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm cũng đã lên đường chi viện cho TPHCM phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, bệnh viện cũng đã cử 2 đoàn tình nguyện gồm 36 y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm chi viện cho các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Đoàn công tác 14 nhân viên y tế tỉnh Bình Định tiếp tục lên đường đợt 2 vào hỗ trợ TPHCM chống dịch Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long chia sẻ: "Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bình Định cũng đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, nhiều nhân viên y tế ở tỉnh xung phong tình nguyện vào vùng dịch "nóng" hơn, hỗ trợ đồng nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam. Đây không những là tình cảm, trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc ở tỉnh, mà còn phát truyền thống quý báu của ngành y".
Nữ nhân viên y tế Đà Nẵng: "Tôi bị tát chứ không phải bị gạt tay trúng mặt" Ngày 2.8, nữ nhân viên y tế P.T., công tác tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng khẳng định: "Sau khi lấy mẫu xong, ông Trần Vinh - Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng đứng dậy, tát vào mặt tôi rồi bỏ đi. Đó không phải là cái gạt tay...