Nữ nhà báo đầu tiên của Syria bị IS sát hại
Ruqia Hassan, 30 tuổi, bị Nhà nước Hồi giáo (IS) sát hại cuối năm trước nhưng gần đây mới thông báo cho gia đình rằng cô bị xử tử vì tội “làm gián điệp”.
Theo CNN, đây được cho là lần đầu tiên IS giết một nữ nhà báo của Syria.
Hassan, 30 tuổi, có bút danh Nisan Ibrahim, là một trong những nhà hoạt động trẻ ở thành phố Raqqa. Cô luôn cố gắng dùng ngòi bút của mình để truyền tải những gì xảy ra trong thành phố đến với thế giới bên ngoài.
Ruqia Hassan. Ảnh: Twitter
Son môi hồng
Những bức ảnh trên mạng xã hội của Hassan cho thấy một phụ nữ trẻ mặc trang phục truyền thống, ánh mắt tự tin và nụ cười bình thản với màu son môi hồng.
Hassan viết về cuộc sống thường nhật dưới sự cai trị của IS, về những cuộc không kích của liên minh làm rung chuyển thành phố, những câu chuyện hài hước pha lẫn cả nỗi buồn cùng một tia sáng hy vọng.
Những dòng đăng tải cuối cùng của Hassan trên mạng xã hội là vào tháng 7. Cô đã chia sẻ bức ảnh về chiếc ăng-ten tivi cũ kỹ với chú thích: “Nghiêng một chút về bên phải. Đúng, đúng, không, giờ thì xoay một chút về bên trái, nó vẫn không hoạt động. Anh hạ xuống rồi tôi lại kéo lên. Hãy nhớ rằng… đó là những ngày đẹp nhất”.
Video đang HOT
Khi máy bay của liên quân lượn vòng trên bầu trời vào ngày 15/7, cô cầu nguyện: “Xin Chúa hãy bảo vệ dân thường và lấy đi những gì còn lại”.
Hassan mô tả cuộc sống trong thành phố một cách sinh động: “Mọi người ở chợ như những con sóng xô vào nhau, không phải vì đông người, mà vì mắt ai cũng dán lên bầu trời, những ánh mắt hướng lên trong nỗi sợ hãi khi cơ thể họ di chuyển một cách vô thức ở bên dưới”.
Bồ câu đưa thư
Hassan từng chế nhạo nỗ lực của IS khi cấm phát Wifi ở Raqqa. “Hãy cắt Internet đi, bồ câu đưa thư của chúng tôi sẽ không phàn nàn gì đâu”, cô viết.
Đến ngày 21/7, những chia sẻ trên Facebook của cô đột ngột dừng lại. Bài viết cuối cùng hé lộ tâm trạng suy tư, niềm khao khát được có một cuộc sống bình thường ở thành phố nơi cô bị săn lùng như một gián điệp.
“Đôi khi chúng ta nghĩ về điều gì đó và nó xảy ra, hoặc nghĩ về ai đó rồi ngày hôm sau chúng ta tình cờ gặp họ hoặc nhận được cuộc gọi của họ”, cô viết. “Những ngày này, tôi nghĩ về sự yên nghỉ, về hòa bình, về yên an”.
Cũng trong ngày hôm đó, cô chia sẻ: “Sai lầm lớn nhất của chúng ta là bơi trong một biển cả đầy giấc mơ, chúng ta mơ về giai đoạn tiếp theo mà lờ đi hiện tại, chúng ta nhìn về tương lai mà lãng quên quá khứ, một sai lầm chúng ta phải hối tiếc”.
Cái chết đe dọa
Abu Mohammed, người sáng lập nhóm “Raqqa đang bị tàn sát lặng lẽ” chia sẻ trên Twitter rằng một trong những lời cuối cùng của Hassan là tin nhắn “Tôi đang ở Raqqa và tôi bị dọa giết, nếu IS bắt và giết tôi thì cũng không sao, chúng sẽ chặt đầu tôi, nhưng tôi thà giữ nhân phẩm còn hơn sống trong tủi nhục cùng IS”.
Trong những tháng gần đây, nhiều nhóm các nhà hoạt động của Raqqa đã bị ám sát ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bị giết trong lãnh thổ mà IS tự lập nên.
Hassan sinh ra trong một gia đình người Kurd có gốc gác ở thị trấn Kobane, Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình cô sau đó chuyển về Raqqa sinh sống.
Theo trang web Syria Direct, Hassan từng học ngành triết tại trường đại học Aleppo. Cô ao ước một đất nước Syria dân chủ và tự do, và từng tham gia những cuộc biểu tình của phe đối lập ở Raqqa năm 2011. Khi IS chiếm đóng, cũng giống như nhiều đồng nghiệp, cô phải hoạt động ngầm với lý tưởng rằng của cuộc cách mạng Syria hoàn toàn đối lập với những gì IS mang lại.
Thúy Nguyễn
Theo VNE
Giáo sĩ dòng Shi"ite bị Ả-rập Xê-út xử tử là ai?
Câu hỏi được đặt ra là thân thế của giáo sĩ Nimr al-Nimr như thế nào mà việc xử tử ông lại khiến cả đất nước Iran phẫn nộ?
Câu hỏi được đặt ra là thân thế của giáo sĩ Nimr al-Nimr như thế nào mà việc xử tử ông lại khiến cả đất nước Iran phẫn nộ?
Việc hành quyết giáo sĩ Nimr al-Nimr đã khiến cộng đồng người Hồi giáo dòng Shi"ite tại nhiều nơi trên thế giới phẫn nộ và tổ chức các cuộc biểu tình bạo động phản đối quyết định này, đặc biệt là người dân Iran.
Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite Nimr al-Nimr là một nhân vật chủ chốt nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2011 ở miền đông Ả-rập Xê-út.
Nhiều người biểu tình tại thủ đô Tehran đã tập trung tại Đại sứ quán Ả-rập Xê-út, ném bom xăng đốt phá tòa nhà. Lanh tu tinh thân của Iran, Đai Giao chu Ali Khamenei ngày 3/1 phẫn nộ cảnh báo giới chức Saudi sẽ phải chịu "sự trả thù của thần thánh" do hành động mà họ gây ra.
Về phía chính quyền Riyadh, Ngoại trưởng Adel al-Jubeir bất ngờ tuyên bố Ả-rập Xê-út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và yêu cầu toàn bộ nhân viên ngoại giao Iran phải rời khỏi vương quốc này trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Vậy câu hỏi được đặt ra là thân thế của giáo sĩ Nimr al-Nimr như thế nào mà việc xử tử ông lại khiến cả đất nước Iran kích động như vậy?
Giáo sĩ Hồi giáo dòng Shi'ite Nimr al-Nimr là một nhân vật chủ chốt nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2011 ở Miền Đông Saudi Arabia. Trong năm 2009, ông đe dọa sẽ tách tỉnh Miền Đông - nơi cộng đồng Shi'ite thiểu số sinh sống và cũng là vùng sản xuất dầu mỏ lớn - ra khỏi Saudi Arabia. Ông đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích luật lệ của Saudi trong việc đối xử không công bằng và cách ly cộng đồng người Shi'ite thiểu số tại nơi đây. Theo thống kê của trang CIA World, lượng người Shi'ite sống quanh khu vực tỉnh Miền Đông của Saudi Arabia chiếm đến 10-15% dân số nước này. Năm 2012, Nimr al-Nimr bị bắt, 1 năm sau khi các cuộc nổi dậy càn quét Trung Đông, và bị kết án tử hình năm 2014.
Trong khi phần lớn người Sunni tại Saudi Arabia không còn phải chịu đựng thực trạng bất ổn từ năm 2011, thì những người Shi'ite đã nhiều lần đứng lên biểu tình và gây ra các cuộc xung đột với lực lượng an ninh sau khi tố chính quyền Saudi phân biệt đối xử với cộng đồng Shi'ite. Theo Ibrahim Fraihat - nghiên cứu viên cấp cao về chính sách ngoại giao tại trung tâm Doha Brookings cho biết việc hành quyết giáo sĩ Nimr al-Nimr đã "thể chế hóa" mối quan hệ vốn dĩ có phần căng thẳng giữa hai dòng người trong đất nước Saudi Arabia. Ông giải thích: "Không nhiều người ngày trước coi Nimr al-Nimr là hình ảnh đại diện cho dòng Shi'ite, nhưng kỳ lạ thay, sau vụ hành quyết, vị giáo sĩ lại trở thành một trong những biểu tượng phản ánh nỗi bất bình của cộng đồng này".
Nhà phân tích - giáo sư người Iran Scott Lucas đang nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại trường đại học Birmingham (Anh) nhận xét, trong bối cảnh xung đột sắc tộc leo thang tại Yemen, Syria và Iraq, việc hành quyết al-Nimr là một minh chứng cho thấy chính sách cứng rắn của Saudi Arabia đối với Iran và mối bất hòa tín ngưỡng trong nước: "Saudi Arabia thực sự cố ý đi quá giới hạn trong việc chọc tức cộng đồng người Shi'ite nói chung và kẻ thù truyền kiếp Iran nói riêng không chỉ bằng việc hành quyết giáo sĩ Nimr al-Nimr mà còn kết án ông chịu tội danh cùng với những tên khủng bố al-Qaeda".
Trước đó giáo sĩ Nimr al-Nimr là một trong 47 người bị xử tử vào ngày 2/1. Rất nhiều đối tượng trong số họ là người Sunni bị kết án có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố - một cụm từ mà giới chức Saudi thường sử dụng để kết án những nhóm khủng bố thánh chiến như al-Qaeda và IS.
Theo Báo Tin tức
Saudi Arabia tuyên bố cắt đứt quan hệ với Iran Saudi Arabia vừa cắt đứt quan hệ với Iran sau khi những người biểu tình Iran tấn công đại sứ quán Saudi Arabia ở Iran. Đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất giữa 2 nước có ảnh hưởng ở khu vực. Ngoại trưởng Saudi Arabia, Adel al-Jubeir ngày 3/1 tuyên bố, phái bộ ngoại giao Iran và các thực thể...