Nữ lập trình viên 82 tuổi ở Nhật
Cụ bà 82 tuổi người Nhật là một trong những nhà phát triển ứng dụng điện thoại iPhone nhiều tuổi nhất thế giới.
Cụ Masako Wakamiya, 82 tuổi, ngồi trước máy tính. Ảnh: AFP.
Lúc mới bắt đầu, cụ Masako Wakamiya vẫn sử dụng bàn tính gảy. Thất vọng bởi ngành công nghệ kỹ thuật thiếu quan tâm đến người già, cụ tự học viết code và bắt tay vào lập trình, theo AFP.
“Ở tuổi này, ta sẽ mất đi nhiều thứ như chồng, công việc, tóc, thị lực. Những điểm trừ này khá nhiều. Nhưng khi ta bắt đầu học điều mới, dù là học lập trình hay học piano, đó lại là điểm cộng, là động lực”, cụ Masako nói. “Trong kỷ nguyên Internet này, nếu ngừng học tập, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống đời thường của ta”.
Ngồi trong căn nhà ở gần Tokyo, cụ kể rằng mình bắt đầu quan tâm đến máy tính điện tử từ những năm 1990, khi nghỉ việc thư ký ngân hàng. Cụ mất vài tháng để thiết lập hệ thống đầu tiên, bắt đầu bằng tin nhắn BBS – tiền thân của Internet, trước khi hoàn thiện kỹ năng của mình trên máy tính của Microsoft, sau đó là Mac của Apple và iPhones.
Cụ từng yêu cầu các nhà phát triển phần mềm đưa ra nhiều ứng dụng hơn cho người già, nhưng không được quan tâm. Vì vậy, cụ quyết tâm tự làm. Cụ Masako đã học được mã hóa cơ bản và đã phát triển Hinadan, một trong những ứng dụng trò chơi đầu tiên của Nhật Bản cho người ở lứa tuổi ngoài 60. Năm nay, Apple mời cụ tham gia vào Hội nghị Phát triển Toàn cầu, nơi cụ là nhà phát triển app nhiều tuổi nhất.
Hinadan – cầu thang búp bê, lấy cảm hứng từ lễ hội búp bê Hina Matsuri diễn ra thường niên vào tháng ba, nơi những con búp bê đại diện cho nhà vua, hoàng tộc và khách mời được trưng bày theo vị trí đặc biệt.
Trong ứng dụng do cụ Masako phát triển, người dùng phải đặt chúng vào đúng vị trí phức tạp, đòi hỏi trí nhớ tốt. Ứng dụng được tải xuống 42.000 lần, với hàng trăm nhận xét tích cực từ người dùng.
Dù con số này nhỏ hơn nhiều so với các ứng dụng lớn khác của Nhật Bản, với hàng triệu lượt tải xuống, thì Hinadan đã chứng tỏ đủ mức độ phổ biến để cụ Masako lên kế hoạch phát hành phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và có thể là tiếng Pháp trước lễ hội năm sau.
Thành công của ứng dụng đã đưa cụ Masako lên vũ đài công nghệ cao, vượt qua cách biệt tuổi tác trong nghề. Tại thung lũng Silicon, một số công ty coi nhân viên 40 là đã già. Theo báo cáo của hãng Payscale, độ tuổi trung bình của nhân viên tại Facebook là 29, còn tại Apple là 31.
Tuy nhiên, các hãng công nghệ quốc tế và những công ty khởi nghiệp đang dần đánh thức tiềm năng kinh tế của việc phục vụ người già. Cụ Masako đã gặp Tim Cook, giám đốc điều hành Apple và được ông khen ngợi là “nguồn cảm hứng”.
Cụ Masako thừa nhận “viết code rất khó”, nhưng cụ luôn khao khát được học hỏi thêm.
Video đang HOT
“Tôi muốn thực sự hiểu được nguyên tắc lập trình cơ bản vì tại thời điểm đó, tôi chỉ học những điều cần thiết để tạo ra Hinadan”, cụ giải thích.
Hơn 25% dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên và đến năm 2055, con số này dự kiến tăng lên 40%. Chính phủ đang cố gắng để những người này vẫn năng động và khỏe mạnh.
Cụ Masako muốn “đưa ra các ứng dụng khác để người cao tuổi giải trí, đồng thời truyền đạt được cho giới trẻ văn hóa và truyền thống mà người già đang gìn giữ”.
“Hầu hết mọi người từ bỏ ý tưởng đi học khi về già. Tuy nhiên, thực tế là đi học không chỉ tốt cho học mà còn tốt cho kinh tế đất nước nữa”, cụ Masako nói, cho biết mình bắt đầu học đàn piano năm 75 tuổi.
“Ngày nào tôi cũng bận tới mức không có thời gian nghĩ tới chuyện bệnh tật”, cụ nói thêm, nhấn mạnh rằng có sức khỏe tốt nhờ đầu óc luôn sáng tạo và cuộc sống luôn bận rộn.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Nhà diễn thuyết, lập trình viên siêu máy tính 13 tuổi
Chỉ mới 13 tuổi, nhưng Tanmay Bakshi, sống ở Canada, đã là lập trình viên, kiêm tư vấn viên, nhà diễn thuyết cho hãng IBM về chương trình siêu máy tính Watson.
Tanmay Bakshi chia sẻ kiến thức về lập trình trên Youtube. Ảnh: Youtube/ Tanmay Bakshi
Viết phần mềm bán trên Apple store khi mới 9 tuổi
Tanmay Bakshi sống tại thành phố Brampton, Ontario, Canada. Cậu may mắn sinh ra trong gia đình có cha làm lập trình máy tính. Và mọi sự đến với cậu đều khiến cả gia đình bất ngờ.
Lúc mới 5 tuổi, Bakshi đã hỏi cha mình là ông Puneet làm thế nào để có thể cho tên của cậu hiển thị trên màn hình máy tính.
Theo trang tin Vancouver Sun, ông Puneet kể: "Trong một thoáng tôi phát hiện thằng bé rất hiếu kỳ. Và khi cho thằng bé sử dụng máy móc, giải thích các khái niệm, cùng nhau thảo luận,... thì thằng bé lại hỏi nhiều hơn nữa. Tôi hiểu rằng thằng bé có một năng khiếu đặc biệt. Tất cả đều khiến tôi ngạc nhiên, thằng bé đã tự học lấy. Hiện thằng bé đã có kiến thức về lập trình trình độ cao hơn cả tôi. Gia đình tôi rất vui về điều đó".
Khi trả lời với tờ Huffington Post, Bakshi cho biết khi mới 5 tuổi cậu đã tò mò về chương trình máy tính. Khi nhìn thấy cha làm việc, cậu đặc biệt bị thu hút.
Thế rồi, chương trình cậu tạo ra đầu tiên là phần mềm có tên "Hello World". Sau chương trình đầu tiên này, cậu học nhiều ngôn ngữ lập trình hơn để viết các chương trình phần mềm khác.
Cậu đã viết ứng dụng với tên gọi tTables giúp các bạn nhỏ học bảng cửu chương dễ dàng hơn. Và ứng dụng này được xuất hiện trên app store khi cậu mới 9 tuổi đúng ngày Valentine năm 2013.
Tanmay Bakshi đã có 2 ứng dụng được bán trên Apple store Ảnh: Twitter/ Tanmay Bakshi
Nhờ lợi thế... học tại nhà
Hiện Bakshi đã có 2 ứng dụng được bán trên Apple app store và là lập trình viên siêu máy tính Watson cho hãng IBM nhỏ tuổi nhất thế giới. Watson là chương trình phần mềm trí tuệ nhân tạo của hãng IBM. Bakshi từng diễn thuyết cho nhiều hội nghị khoa học về chương trình này.
Chương trình AskTanmay là chương trình của Bakshi giúp xử lý ngôn ngữ tự nhiên trên web đầu tiên với sự hỗ trợ của siêu máy tính Watson.
Ngoài ra, cậu còn có kênh riêng trên Youtube để chia sẻ các video về lập trình. Cậu có thể viết được nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Để có thời gian cho việc lập trình, Bakshi cho biết cậu có lợi thế lớn nhất là được học tại nhà thay vì phải tới trường. Cậu vận dụng những kiến thức có được khi học tại nhà và viết chương trình.
Bakshi chia sẻ với tờ Huffington Post: "Nếu có một khái niệm toán học tôi phải học, tôi sẽ dùng thuật toán để phát triển một ứng dụng dành cho nó".
Được biết, Bakshi đã dành 40% thời gian trong ngày để viết chương trình phần mềm.
Việc lập ra kênh riêng trên Youtube để cậu có thể chia sẻ kiến thức của mình. Cậu đã tạo nhiều video để giúp những người khác hiểu về các khái niệm.
Bakshi cho biết cậu thích thú với công nghệ trí tuệ nhân tạo vì nó có thể hỗ trợ nhiều cho khoa học y tế, truyền thông, nghiên cứu, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Còn với công nghệ thực tế ảo, cậu cho rằng đó là công nghệ thú vị nhất. Trong tương lai, trẻ em có thể được hưởng lợi từ công nghệ này khi học ở lớp.
Tanmay Bakshi Ảnh: Youtube/ Tanmay Bakshi
Thích thú chia sẻ kiến thức công nghệ tới mọi người
Sắp tới đây, Bakshi sẽ là một trong số các diễn giả đến tham dự hội nghị kỹ thuật lớn nhất ở tỉnh British Columbia, Canada.
Bakshi được mời diễn thuyết nhân Ngày Sáng tạo Giới trẻ, 15.3, trong chương trình Hội nghị Công nghệ Vancouver, nhằm khích lệ giới trẻ khám phá lĩnh vực công nghệ.
Tại hội nghị diễn ra vào tháng 3 này, Bakshi sẽ trình bày về sản phẩm mới nhất của mình, đó là chương trình phân tích cảm xúc thông qua email hoặc tin nhắn trên điện thoại, sau đó phần mềm này sẽ tạo ra màu sắc/hình nền/gắn thẻ phù hợp để phản ánh theo cảm xúc của email/tin nhắn đó.
Ngoài kiến thức kỹ thuật hơn người, Bakshi còn có khả năng ăn nói lưu loát trước đám đông và kỹ năng giao tiếp tốt. Cậu sẵn sàng giúp đỡ người khác hiểu hơn về công nghệ. Trên Youtube, cậu đang giảng dạy cho khoảng 7.500 người đăng ký.
Hiện cậu còn là tác giả cuốn sách về Swift, một trong ngôn ngữ lập trình mới để phát triển các ứng dụng trên iPhone/iPad.
Theo trang tin Vancouver Sun, cậu nói rằng: "Tôi thích chia sẻ kiến thức với mọi người nên không hề thấy mệt hay căng thẳng gì cả. Tất cả mọi thứ đều rất thú vị".
Bakshi chia sẻ về cách giới thiệu công nghệ đến với trẻ em: "Chúng ta cần bắt đầu từ từ, đơn giản, thú vị" và khuyên mọi người "Làm điều gì bạn muốn làm, đừng làm nó nếu chỉ vì bạn phải làm...".
(Theo Thanh Niên)
Lao động nhập cư muốn phá vỡ quan niệm 'quốc gia thuần chủng' của Nhật Lao động nhập cư tới Nhật Bản muốn tìm việc ổn định nhưng gặp khó khăn bởi thiếu tay nghề và chính sách hỗ trợ dài hạn. Ông Aoki (trái) nghỉ giải lao trong lúc phá dỡ một ngôi nhà ở Saitama. Ảnh: CNN. Ông Yuichi Aoki, một công nhân phá dỡ nhà cau mày khi nói về tương lai Nhật Bản. "Tôi...