Nụ hôn có thể gây… điếc!
Nụ hôn là biểu hiện tình cảm yêu thương của người này đối với người kia, vì thế ít ai ngờ nụ hôn có thể gây ra điếc.
Hiếm, nhưng vẫn xảy ra
Hôn nhưng đừng hít nhé! Ảnh: Hồng Thái
Theo TS. Levi Reiter, Đại học Hofstra ở Hempstead (New York, Mỹ), cách đây 5 năm ông đã gặp một bệnh nhân nữ bị điếc tai trái sau khi được đứa con gái 5 tuổi của mình hôn. “Thoạt đầu tôi nghĩ đó chỉ là trường hợp hãn hữu”, TS. Levi Reiter cho biết. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, ông phát hiện một trường hợp tương tự trong thập niên 1950. Từ đó đến nay ông đã gặp thêm 30 trường hợp bị điếc, nguyên nhân cũng sau một lần nhận nụ hôn đầy yêu thương, như một thợ cắt tóc quá hứng khởi vì tạo được kiểu tóc đẹp nên “khuyến mãi” cho khách nụ hôn vào tai, cho đến sự âu yếm có phần thái quá của một bà mẹ tiễn con gái đến trường. Nạn nhân của nụ – hôn – điếc biểu hiện những đặc trưng của mất thính lực như không nghe được những âm “ch” và “sh”.
Hai kiểu hôn nguy hiểm
Trong nhiều nguyên nhân gây điếc, có nguyên nhân do chấn thương áp lực. Thường người ta biểu thị tình thương qua nhiều kiểu hôn khác nhau, nhưng có hai kiểu hôn ở tai có thể gây chấn thương áp lực: hôn phát ra tiếng “chụt” và hôn bằng cách “hít hít” mũi. Cả hai cách hôn này đều “rút” không khí qua miệng hoặc mũi.
Video đang HOT
Khi hôn vào tai theo một trong hai kiểu trên, không khí ống tai có thể bị hút hết làm cho màng nhĩ bị đẩy phồng ra hướng ống tai ngoài. Nếu lực hút mạnh đến một mức nào đó, có thể gây chấn thương màng nhĩ hoặc gián đoạn chuỗi xương con, chiếc xương thứ ba khi bị lệch khỏi vị trí sẽ giật mạnh sợi dây chằng hình khuyên, làm xóc tung những chất dịch trong ốc tai hoặc tai trong, không những gây đau tai mà còn có thể làm giảm thính lực ở nhiều mức độ tuỳ theo tình trạng tổn thương, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn và những triệu chứng phiền toái khác như ù tai, lãng tai…
Trước đây, với các em bé bị điếc một tai người ta thường nghĩ đến bệnh điếc đột ngột do phát hiện chậm. Nay thì có thể nghĩ tới một nguyên nhân khác là một nụ hôn thân thương nào đó vào tai vô tình đã làm bé bị điếc, bởi ống tai của chúng nhỏ nên dễ tổn thương thính lực hơn.
Hôn ở đâu cho an toàn?
Nguyên nhân gây điếc từ những nụ hôn chưa từng được nghiên cứu trước đây, nên các bác sĩ chưa tìm ra cách chữa trị. TS. Levi Reiter cho biết đang nghiên cứu tác dụng của việc tiêm steroid vào màng nhĩ, thường dùng để điều trị các chứng điếc đột ngột, với hy vọng có thể tiết chế các triệu chứng bệnh.
Do đó, cách tốt nhất là nên tránh những kiểu hôn tiềm ẩn nguy cơ gây điếc. Chúng ta có thể trao nụ hôn cho những người thân yêu của mình ở má, ở trán… nhưng đừng bao giờ hôn ở tai, nhất là tai các em bé. Nếu lỡ hôn vào tai bé, sau đó thấy bé khóc thét lên thì nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng khám càng sớm càng tốt.
Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Thầy thuốc ưu tú, nguyên trưởng khoa thính học
bệnh viện Tai mũi họng TPHCM
Sài Gòn tiếp thị
Bị lạnh, coi chừng... điếc
Hôm qua tôi đi siêu thị mua đồ dùng và thực phẩm cho cả tuần. Vào gian hàng thịt, nhiệt độ ở gian này không biết bao nhiêu mà lạnh quá, lạnh đến ù cả tai nên tôi lấy đại một gói thịt rồi ra ngay. Cũng may là người trong nghề y, tôi liền xoa hai tai nóng lên cho đến lúc khỏi ù chứ không có khi bị điếc do lạnh!
Có thể điếc vì lạnh?
Câu trả lời là có, bởi khi lạnh, mạch máu co lại khiến không đủ máu nuôi tai trong, nếu không kịp thời làm mạch giãn ra cho máu lưu thông thì các tế bào thần kinh ở tai trong sẽ bị tổn thương dẫn đến điếc.
Có nhiều người ngủ một đêm sáng dậy thấy mình bị điếc đặc. Người lớn thì nhận biết để đi điều trị, còn trẻ em thường không phát hiện được ngay, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói. Ngày nay, đời sống phát triển, nhiều bệnh viện phụ sản cả công và tư đều trang bị phòng máy lạnh, người mẹ và các thành viên trong gia đình sẽ thấy dễ chịu nhưng với em bé mới sanh thì thật không tốt. Vì trẻ sơ sinh nằm trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay vừa ra ngoài đã gặp sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn dễ là nguy cơ gây điếc cho trẻ.
Khi vào những nơi quá lạnh, thấy tai bị ù là có nghĩa cơ quan tai trong đang có nguy cơ tổn thương. (Ảnh minh họa)
Người đang nghe bình thường nếu bị điếc cả hai tai là một nỗi kinh hoàng vì nó ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc sút kém chưa nói đến nguy cơ mất việc ở những nghề cần nghe nhiều như giáo viên, bác sĩ, luật sư... Người lớn đã vậy, đối với trẻ em còn có những tác hại nặng nề, mà trước hết là trẻ học sút kém hơn trẻ cùng lứa. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói thì việc không nghe được là một thảm hoạ vì bé sẽ không học nói được, không đi học được nên trí tuệ kém phát triển, ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Phòng tránh: rất đơn giản
Chỉ cần chúng ta để ý một chút, sẽ tránh được thảm hoạ cho cả đời. Không nên bật máy lạnh quá, tốt nhất từ 25 độ trở lên. Đang đi ngoài nắng về đến nhà không nên tắm nước lạnh ngay. Trẻ sơ sinh không nên nằm máy lạnh. Khi có hiện tượng ù tai nghe kém phải đi kiểm tra thính lực ngay. Đối với trẻ sơ sinh nên khám tầm soát khiếm thính. Đối với trẻ lớn hơn, khi thấy trẻ đáp ứng với âm thanh không tốt, học kém thì nên cho đi kiểm tra thính lực.
Nhiều người tuy phát hiện ù tai hay phát hiện con mình nghe kém nhưng vì bận rộn với công việc, cứ nghĩ để làm xong việc rồi đi khám, hay chờ con thi học kỳ xong đi khám luôn... là vô tình đã bỏ mất thời gian "vàng" để điều trị. Việc khám thính lực chỉ trong vòng 30 phút đến một tiếng đồng hồ, người lớn nếu hợp tác tốt có khi chỉ cần 15 - 20 phút là biết mình có bị mất thính giác không và mất ở mức độ nào.
Thính giác là một trong số ít ỏi những giác quan mà tạo hoá ban cho, hãy cố gắng giữ gìn nó để cuộc sống luôn tốt đẹp.
Thời gian "vàng" để điều trị điếc đột ngột do lạnh Là trong vòng 72 tiếng đồng hồ kể từ khi bị điếc. Nếu điều trị trong khoảng thời gian này thì tỷ lệ chữa khỏi là 80 - 90%. Càng muộn thì tỷ lệ khỏi bệnh càng thấp, và bị trên một tháng thì hầu như khó thành công trong điều trị. Cũng chính vì vậy mà ở trẻ em, ít trường hợp được điều trị khỏi vì khi bố mẹ phát hiện ra thì thời gian bị bệnh có thể đã tính bằng tháng chứ không còn là đơn vị ngày, giờ.
Theo Eva
Chết vì ồn! Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thính lực. Một tiếng súng nổ ở cự ly gần có thể làm bạn mất sức nghe vĩnh viễn ngay tức khắc. Tiếp xúc lâu, lặp đi lặp lại với tiếng ồn lớn của máy móc, xe cộ có thể ảnh hưởng đến sức nghe con người. WHO đã khuyến...