Nữ hoàng có sở thích quái đản, ác nhất lịch sử nước Nga
Nữ hoàng Anna của Nga rất thích những trò đùa tai ác, như cho rung chuông cứu hỏa trên toàn St. Peterburg khiến dân chúng hoảng loạn.
Mặc dù được đưa lên ngôi như một bù nhìn, nữ hoàng Anna của Nga đã xây dựng được thực quyền bằng một chế độ khủng bố dựa trên lực lượng cận vệ và giới quý tộc thiểu số. Bà rất thích những trò đùa tai ác, như cho rung chuông cứu hỏa trên toàn St. Peterburg khiến dân chúng hoảng loạn.
Ảnh minh họa
Nư hoang Anna Ioannovna sinh ngày 7/2/1693 tại Moskva, Tạ thế ngày 28/10/1740 tại Cung điện Mùa Đông, Sankt-Peterburg, bà là con gái của Nga Hoàng Ivan V Alexeevich, và hoàng hậu Praskovia Fedorovna Saltykova, chồng bà là Friedrich Wilhelm Công tước xứ Kurland.
Anna Ioannovna (Anna I), là con gái của Nga Hoàng Ivan V và là cháu gái của Peter Đại Đế, cai trị nước Nga từ năm 1730 đến năm 1740. Bà là một người độc đoán nhất trong số các người kế vị của Peter Đại đế. Uy thế trên ngai vàng của bà được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp quí tộc Nga.
Khi bà vừa mới 37 tuổi, đã là một góa phụ của một công tước người Đức và không có con cái.
Video đang HOT
Các thành viên của Hội đồng Cơ mật đã lựa chọn Anna lên làm Nữ Hoàng vượt qua cả Elizabeth, một công chúa trẻ tuổi của Peter Đại Đế, người mà cũng là một đối thủ để thừa kế ngai vàng. Bà chấp nhận không kết hôn thêm một lần nữa.
Sau khi lên trị vì, Anna đã giành được sự trợ giúp quần thần tầng lớp quí tộc những người mà trước đây luôn chống đối lại triều đình.
Theo chiếu chỉ của Nữ Hoàng Anna, quyền lực của chính quyền từ Hội đồng Cơ mật chuyển hết sang cho các bộ trưởng mà bà đã mang về từ Kurland, cái tổ chức mà được gọi là “Phe đảng Đức” này được thống trị bởi Baron Ostermann – một nhà quản lý, Munnich một chủ thầu của kênh đào Ladoga và Ernst Johann Biron một người được Anna sủng ái nhất.
“Phe đảng Đức” này bị người Nga cực kỳ căm gét, nhất là Biron, người mà đã dùng địa vị của mình để tăng cường thêm vị thế cá nhân. Họ đứng lên chống lại sự thống trị của nội các chính phủ, nhưng kết cục họ cũng bị trừng phạt bằng tra tấn, giết chết và bị lưu đày.
Nữ hoàng Anna thời kỳ này đã thúc đẩy quân đội Nga hùng mạnh hơn và thành lập thêm nhiều lớp huấn luyện quân sự. Bà đã can thiệp vào cuộc chiến của Balan và liên kết với Áo để chống lại quân Thổ (1736-39).
Bà cũng quan tâm mạnh mẽ đến nền nghệ thuật Balê mới trỗi dậy của người Nga.Cuộc biểu diễn Balê trước công chúng đầu tiên của nước Nga được tổ chức vào năm 1735 và được trình diễn cho Nữ Hoàng Anna xem bởi Jean-Baptiste Lande, một nghệ sĩ khiêu vũ của học viện quân đội.
Nhận thấy người Nga rất yêu thích và có năng lực về khiêu vũ, 3 năm sau Jean-Baptiste Lande đã sáng lập “Trường đào tạo khiêu vũ Hoàng đế” với 12 học viên nhỏ tuổi. Không lâu sau, Balê trở thành một môn nghệ thuật sang trọng.
Opera cũng được đưa vào nước Nga trong thời gian Nữ Hoàng Anna trị vì, khi đó một người soạn nhạc Ý tên là Francesco Araja đã được mời đến St. Petersburg để chỉ huy một đoàn opera mới.
Ngày 28/10/1740, Nữ hoàng Anna Ioannovna băng hà khi bà 47 tuổi do bệnh nặng. Sau khi bà mất, Ivan VI mới một tuổi lên ngôi Hoàng đế của nước Nga và mẹ của ông là Anna Leopoldovna lên nắm quyền nhiếp chính.
Theo Thanh Vân/Khoe va Đep
Triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania : Mỹ gửi văn bản giải thích với Nga
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga cho biết Matxcơva đã nhận được văn bản giải thích của Mỹ về việc triển khai tạm thời hệ thống THAAD tại Romania.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov thông báo, Matxcơva đã nhận được lời giải thích của Washington về động cơ triển khai tạm thời các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Romania. Hiện các thông tin liên quan đang được Nga nghiên cứu.
Tại buổi họp báo ngày 26/4, Thứ trưởng Ryabkov cho biết, theo văn bản của Washington, các hệ thống THAAD của Mỹ chỉ được bố trí tạm thời ở Romania trong thời gian kiểm tra kỹ thuật và hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn có tại nước này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ. (Ảnh: Globallookpress)
Đầu tháng 4 vừa qua, có thông tin rằng Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tại Romania theo yêu cầu của NATO. Tổ hợp mặt đất cơ động này sẽ tạm thay thế hệ thống chiến đấu Aegis Ashore đang trong quá trình hiện đại hóa.
Ngoài ra, một đơn vị phòng không của Mỹ cũng sẽ được điều động đến đây để tăng cường cho hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Hồi tháng 2, Ba Lan thông báo đã mua hệ thống pháo phản lực HIMARS của Mỹ. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc chuyển giao cho Warsaw 20 hệ thống phóng rocket di động này với tổng trị giá 655 triệu USD.
Một tháng sau, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã công bố ý định sẽ xây dựng tại Ba Lan một kho vật tư lưu trữ các trang thiết bị, vũ khí quân sự của Mỹ nhằm mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại đất nước này.
Không những thế, chính quyền Cộng hoà Séc trước đó cũng đã cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình.
Việc Mỹ liên tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đến các quốc gia Đông Âu, nhất là sau khi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đổ vỡ, khiến Nga không thể không lo lắng. Bởi bề ngoài có thể Mỹ nói là vì mục đích phòng thủ, nhưng sâu xa lại tiềm ẩn mối đe dọa tấn công tên lửa nhằm vào lãnh thổ nước Nga.
(Nguồn: Izvestia)
TƯỜNG NGUYỄN
Tin thế giới : Thổ Nhĩ Kỳ muốn 2 tay ôm cả Nga và Mỹ Mặc dù thỏa thuận mua bán hệ thống phòng không rồng lửa S-400 với Nga đã hoàn tất, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đàm phán với Mỹ về hệ thống tên lửa đầy uy lực Patriot. Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trước đó cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua thêm S-400 nếu Mỹ từ chối bán các...