‘Nữ hoàng cải lương’ Thanh Nga và vụ ám sát chấn động dư luận
Thanh Nga là một trong những nghệ sĩ cải lương tài năng, xinh đẹp nhất; vợ chồng bà bị hai kẻ lạ mặt bắn chết ngay trước cổng nhà trong lúc sự nghiệp nở rộ.
Thanh Nga là một trong những cái tên sáng chói của nghệ thuật cải lương. Bà được mọi người ưu ái gọi là “ nữ hoàng sân khấu”, “nữ hoàng cải lương”. Không chỉ thành công trong sự nghiệp, bà còn có gia đình hạnh phúc khi kết hôn với một người đàn ông toàn tâm toàn ý yêu thương mình, có một cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu.
Thế nhưng, cuộc đời người phụ nữ tài sắc này kết thúc trong bi kịch. Vợ chồng bà bị hai kẻ lạ mặt bắn chết ngay trước cổng nhà. Rất nhiều năm đã trôi qua nhưng khán giả vẫn chưa hết bàng hoàng và thương xót trước sự ra đi của họ.
Nữ nghệ sĩ tài sắc Thanh Nga.
Nữ hoàng sân khấu
Là con nhà nòi, Thanh Nga làm quen với nghệ thuật từ rất sớm. 10 tuổi, bà đã bắt đầu ca vọng cổ phụ họa trên sân khấu. 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công – Cúc Hoa . 16 tuổi, bà trở thành ngôi sao sáng của sân khấu cải lương. Tên tuổi của bà gắn liền với những vở cải lương được xếp vào hạng kinh điển như: Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Phụng Nghi Đình, Thái hậu Dương Vân Nga… .
Khán giả gọi Thanh Nga là nữ hoàng của sân khấu cải lương. Đến tận ngày nay, cách hát và phong cách biểu diễn của nữ nghệ sĩ này vẫn được coi là chuẩn mực để các thế hệ sau học tập.
Ngoài cải lương, Thanh Nga còn đóng phim và nhiều lần được tham dự các liên hoan phim quốc tế.
Nhan sắc lộng lẫy của nữ nghệ sĩ Thanh Nga.
Không chỉ tài năng, Thanh Nga còn được đánh giá là đại mỹ nhân của Sài Gòn. Chính vì thế, bà luôn có rất nhiều người theo đuổi. Cậu Nghĩa – chủ hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn khi ấy – vì muốn lấy lòng Thanh Nga mà tặng cây kem đánh răng cùng bàn chải cho tất cả khán giả tới rạp xem bà diễn.
Tuy nhiên, cách tán tỉnh của cậu Nghĩa không khiến trái tim nữ hoàng sân khấu cải lương rung động. Bà lại phải lòng người đàn ông luôn tặng cho minhf một nhánh hoa hồng trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, mối tình này chưa kịp nở đã tàn phai.
Vẻ đẹp hiếm có củanghệ sĩ Thanh Nga.
Cậu Ba Thành – con trai chủ báo Saigon Mới vì say Thanh Nga mà quyết lăng xê cho đoàn hát của bà. Người này cũng cho viết nhiều bài bài giới thiệu các vở diễn cũng như ca ngợi tài năng nổi bật của Thanh Nga. Thậm chí, cậu Ba Thành còn có ý định tặng Thanh Nga cả một rạp hát nhưng bị từ chối.
Thanh Nga kết hôn lần đầu vào năm 1967, nhưng cuộc hôn nhân này không kéo dài lâu. Sau đó, nữ nghệ sĩ tìm được hạnh phúc đích thực bên ông Phạm Duy Lân và có một con trai – Phạm Duy Hà Linh.
Kỳ nữ Kim Cương từng tiết lộ về mối tình si mà ông Duy Lân dành cho vợ: “Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được. Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe. Tôi chưa thấy người nào thương vợ như anh Lân”.
Gia đình hạnh phúc của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.
Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga gặp bi kịch khủng khiếp vào ngày 26/11/1978. Tối đó, họ cùng con trai Hà Linh và vệ sĩ riêng vừa đỗ xe trước cổng nhà thì có hai kẻ lạ mặt xuất hiện. Chúng dùng súng ngắn khống chế vệ sĩ và vợ chồng bà với ý định bắt Hà Linh. Thanh Nga phản ứng dữ dội. Bà kiên quyết giấu con trai sau lưng rồi nằm đè lên để giữ tính mạng cho con. Không thực hiện được mục đích, hai kẻ đó giết chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga rồi lên xe bỏ trốn.
Khi bi kịch khủng khiếp xảy ra, Hà Linh mới 5 tuổi. Thế nhưng anh vẫn nhớ như in về cái đêm định mệnh đó. Khi đã trở thành người đàn ông trung niên, nhiều đêm Hà Linh vẫn mơ thấy mẹ và lần nào tỉnh dậy, anh cũng bật khóc.
Hai tên tội phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị kết án tử hình trong một phiên tòa diễn ra vào năm 1979.
Thanh Nga được coi là tượng đài trong lĩnh vực sân khấu cải lương.
Nhiều năm trôi qua, nhiều khán giả vẫn thương nhớ nghệ sĩ Thanh Nga. Bà xứng đáng là “nữ hoàng sân khấu”, là tượng đài của nghệ thuật cải lương.
Đám tang Thanh Nga: Con cháu bị đạp xuống đường mương, có người còn suýt lọt xuống huyệt
"Tôi và các anh chị em đi cùng nhau nhưng vì còn nhỏ nên bị người ta đạp hết xuống đường mương" - nghệ sĩ Hồng Loan kể.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Nga được mệnh danh là Nữ hoàng sân khấu, với một tên tuổi nổi danh lừng lẫy. Bởi vậy, khi Thanh Nga bị ám sát, biết bao người từ khắp mọi miền cả nước đã đổ tới đưa tiễn, khóc thương cô.
Vừa qua, tại phần tiếp theo của chương trình Hồi ký Thanh Minh - Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương Hồng Loan (cháu của Thanh Nga) đã kể lại những điều không thể quên trong đám tang Thanh Nga.
Chúng tôi bị người ta đạp hết xuống đường mương
Lúc đám tang má Ba Thanh Nga, bố Bảo Quốc không cho tôi đi vì sợ đông quá, mình còn nhỏ sẽ bị đạp chết hoặc lạc đường nhưng tôi và các anh chị em trong nhà vẫn chạy ra tang lễ để đưa tiễn má Ba.
Vô được tới nơi, tôi nhìn toàn người là người. Ba tôi la tôi quá trời. Sau đó, chúng tôi chạy lên xe quảng cáo để đi theo mọi người đưa tiễn má Ba.
Lúc xe quành vào con đường nhỏ dẫn tới chùa Nghệ sĩ (nơi an nghỉ của Thanh Nga), người ta dồn tới đông tới mức xe không đi được, phải dừng lại. Chúng tôi phải xuống xe để đi bộ vào trong.
Tôi và các anh chị em đi cùng nhau nhưng vì còn nhỏ nên bị người ta đạp hết xuống đường mương. Họ giẫm đạp lên chúng tôi.
May quá, có mấy người lớn nhìn chúng tôi đeo khăn tang mới nhận ra và hô lên: "Trời ơi, con cháu của Thanh Nga này, dạt ra cho chúng nó đi". Nói rồi họ kéo chúng tôi từ dưới mương lôi lên rồi tự dạt đường chúng tôi vào chùa ngồi.
Bà nội và ba mẹ la chúng tôi quá trời, không cho ra chỗ hạ huyệt, chỉ được ngồi gần đó.
Tôi còn nhớ, lúc chuẩn bị hạ huyệt cho má Ba Thanh Nga, người ta quá đông, chen lấn nhau một cách kinh khủng. Có những người suýt bị lọt xuống huyệt mộ luôn vì người phía sau cứ dồn lên phía trước.
Ba Bảo Quốc không chịu nổi nữa, liền chạy ngay tới bàn thờ má Ba rồi gục xuống
Tới đêm đầu tiên đoàn diễn lại vở Thái hậu Dương Vân Nga, ba Bảo Quốc cũng có một vai. Ba vừa nói: "Muôn tâu thái hậu" rồi ngẩng lên thì chỉ toàn thấy hình ảnh của má Ba Thanh Nga.
Ba bị điếng người trong một giây phút, cổ họng nghẹn lại, không thể nói ra một lời nào nữa.
Mãi một lúc sau, ba mới sực tỉnh và nhận ra chị mình không còn nữa. Ba phải cố gắng hết sức, nuốt hết mọi thứ vào trong lòng để hoàn thành vai diễn của mình.
Tới khi bước vào sân khấu, ba không chịu nổi nữa, liền chạy ngay tới bàn thờ má Ba rồi gục xuống. Rất nhiều cô chú, anh chị trong đêm hôm đó cũng bị tình trạng giống như vậy.
Đó là cả một giai đoạn đau thương của gia đình tôi
Ai cũng biết, bác Thanh Sang ngày xưa diễn cặp với má Ba, gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Sau khi má Ba mất, bác Thanh Sang phải chuyển sang diễn với những người khác.
Bác diễn biết bao nhiêu đêm, tới một ngày không thể chịu nổi sự dồn nén nữa, liền chạy vào ban thờ má Ba khóc: "Bà Nga ơi bà Nga, sao bà bỏ tôi mà đi như vậy. Tôi không thể nào diễn được với những nghệ sĩ khác nữa".
Những người xung quanh nghe bác Thanh Sang nói vậy không ai có thể cầm lòng được. Rất nhiều cô chú, anh chị nghệ sĩ đều yêu thương má Ba nên bị cú sốc lớn.
Thời gian đó kéo rất dài, chứ không hề ngắn. Cứ mỗi đêm diễn, cả đoàn lại diễn trong không khí chẳng khác nào đưa đám ma. Chẳng ai còn vui vẻ, đùa giỡn nhau trong sân khấu.
Cả đoàn yên lặng, mọi người lúc nào cũng nhớ về má Ba. Đó là cả một giai đoạn đau thương của gia đình tôi.
Rất nhiều nghệ sĩ dù ở nước ngoài như Pháp, Đức, Mỹ đều tỏ lòng thương tiếc má Ba. Ông Hữu Phước thời điểm đó còn viết cả một bài vọng cổ khóc má Ba Thanh Nga.
Bài vọng cổ đó đến giờ tôi nghe lại vẫn thấy từng câu, từng từ đều sâu sắc, giống như cả trái tim, linh hồn ông gửi đến má Ba Thanh Nga.
Đám tang Thanh Nga: Sư thầy đang đọc kinh thì nhiều phát súng vang lên, ai nấy đều sợ hãi Hơn 30 người tình nguyện giữ một phần, bàn tính với nhau chia từng tốp. 6 giờ chiều họ lên mộ, trải chiếu ngủ cạnh mộ Thanh Nga, đến tận sáng hôm sau. NSƯT Thanh Nga được biết đến là nữ hoàng cải lương Việt Nam, từng nổi danh lẫy lừng với nhiều vở cải lương kinh điển. Cô cũng là nhân vật...