Nữ hoàng Cách mạng Cam tin chắc sẽ đắc cử tổng thống Ukraina
Cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko tuyên bố sẽ tranh cử chức Tổng thống Ukraina.
Bà Yulia Tymoshenko. Ảnh: TASS
Trả lời câu hỏi của TASS ngày 20.6, nhà lãnh đạo đảng Batkivshchina (Tổ quốc), người được biết đến với các danh hiệu “nữ hoàng Cách mạng Cam, nữ hoàng tóc tết, nữ hoàng khí đốt”, cho biết: “Tôi sẽ tranh cử tổng thống”.
Hơn thế, bà Tymoshenko còn tự tin rằng mình sẽ giành chiến thắng. “Ngay sau khi đắc cử, tôi sẽ tuyên bố trưng cầu dân ý để thay đổi chính phủ” – bà Tymoshenko nhấn mạnh.
“Tôi có thể là tổng thống cuối cùng mà các bạn bầu chọn, nhưng sau đó mọi người sẽ bầu thủ tướng. Các bạn có thể bầu các nhà chức trách và một kỷ nguyên mới phát triển đất nước sẽ bắt đầu. Tôi nhìn thấy điều đó”.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử tổng thống Ukraina dự kiến được tổ chức vào mùa xuân năm 2019.
Bà Yulia Tymoshenko từng giữ chức vụ Thủ tướng Ukraina từ ngày 24.1 đến 8.9.2005, và trong lần thứ hai từ ngày 18.12.2007 đến ngày 4.3.2010.
Bà từng là một nhà kinh tế và viện sĩ. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, bà từng là một nữ doanh nhân thành công nhưng cũng gây tranh cãi trong ngành công nghiệp khí đốt và trong một vài đánh giá, bà được cho là một trong số những người giàu nhất đất nước.
Trước khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Ukraina vào năm 2005, bà Tymoshenko là đồng thủ lĩnh của Cách mạng Cam.
Giỏi giang và quyến rũ, song cuộc đời và sự nghiệp chính trị của bà Tymoshenko trải qua nhiều thăng trầm và không ít lần bị cáo buộc các tội danh, từ buôn lậu tiền sang Mátxcơva tới làm giả giấy tờ, buôn lậu khí đốt và nghiêm trọng nhất là tham nhũng, lạm quyền.
SONG MINH
Theo Laodong
Tổng thống Putin đề xuất quy chế đặc biệt cho các nước cộng hòa ở Donbass
Tổng thống Vladimir Putin đề nghị giới chức Kiev cấp quy chế đặc biệt cho các nước cộng hòa ở Donbass, như Nga đã làm với Chechnya, để ngăn chặn xung đột nội bộ ở Ukraina.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Áo ORF. Ảnh: Sputnik
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Áo ORF đăng tải trên website Điện Kremlin ngày 5.6, Tổng thống Putin cho biết "Nga đã phải đưa ra một quyết định rất phức tạp và cấp quy chế nước cộng hòa cho Chechnya và nhiều khu vực khác để họ có mức độ độc lập lớn trong Liên bang Nga".
"Điều tương tự có thể được thực hiện ở Donbass nhưng tôi tự hỏi vì sao họ vẫn chưa thực hiện? Với kịch bản như vậy không cần thiết phải hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ thiểu số ở Ukraina, ý tôi không chỉ là tiếng Nga, mà còn cả tiếng Romania, Hungary và Ba Lan. Ở Châu Âu người ta ít nói về vấn đề này, nhưng đây là những thực tế của ngày hôm nay" - Tổng thống Nga nói.
Cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực đông nam Ukraina, bắt đầu vào năm 2014 sau một cuộc đảo chính bạo lực ở Kiev đưa chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền, gần như ngay lập tức đã vi phạm quyền của người nói tiếng Nga và các dân tộc thiểu số khác sống ở những khu vực này.
Cuộc xung đột khiến hàng nghìn người thiệt mạng và kéo dài cho đến hôm nay. Người dân vùng đông nam Ukraina tuyên bố ly khai và thành lập hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk.
Tháng 9.2017, ông Putin kêu gọi đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đến đông Ukraina. Sáng kiến này được Đức hoan nghênh nhưng Ukraina và Mỹ từ chối thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Giữa tháng Giêng năm nay, quốc hội Ukraina thông qua cái gọi là "Luật tái hòa nhập Donbass", cho phép tổng thống có quyền sử dụng vũ lực quân sự bên trong Ukraina mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng động thái này chứng tỏ ý định của Ukraina giải quyết xung đột bằng vũ lực.
Vào cuối tháng Năm, vấn đề này một lần nữa được đưa ra tại phiên họp mở của Ủy ban An ninh Liên Hợp Quốc. Các thành viên tham dự nhất trí rằng tình hình ở Donbass đang xấu đi, nhắc lại các đề xuất để đưa Donbass trở lại trạng thái bình thường, nhưng đến nay chưa có đề xuất nào được thông qua.
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Nhà báo Nga ở Ukraina "đội mồ sống dậy" vì sợ chung số phận với điệp viên Skripal Nhà báo Nga Arkady Babchenko giả chết tại thủ đô Ukraina, nói ông phải dùng mưu này vì sợ sẽ cùng chung số phận với cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc trước đó tại Anh. Arkady Babchenko phát biểu trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài tại Kiev ngày 31.5. Ảnh: Getty Images Tối 29.5, các giới chức...