‘Nữ hoàng cách ly’ sống tại 4 thành phố trong 3 tháng
Ba tháng đầu năm 2020, hầu hết thời gian của phóng viên Amy Quin của New York Times là ở tại các khu cách ly khác nhau. Bạn bè gọi vui cô là “ nữ hoàng cách ly”.
Amy Quin, nữ phóng viên của tờ New York Times, trải qua 4 đợt cách ly khác nhau, kéo dài tới 3 tháng tại các thành phố trên khắp thế giới. Bạn bè thậm chí còn dành tặng cô biệt danh “Nữ hoàng cách ly” khi chưa thấy ai phải đi cách ly tập trung nhiều như Quin.
Khi dịch bệnh bắt đầu xảy ra ở Vũ Hán vào hồi cuối tháng 1, Quin với tư cách phóng viên thường trú của New York Times tại Trung Quốc, vội vã từ Bắc Kinh đến nơi tâm dịch. Công việc của cô là túc trực ở các bệnh viện, phỏng vấn những người mắc bệnh nặng.
Phóng viên Amy Quin khi tác nghiệp ở Vũ Hán và khi hết hạn cách ly ở San Diego (Mỹ). Ảnh: NY Times.
Sau đó, cô lên chuyến bay cuối cùng của Bộ Ngoại giao Mỹ để sơ tán công dân khỏi Vũ Hán. Thời điểm đó, chỉ có 12 trường hợp xác nhận mang virus corona chủng mới tại Mỹ. Giây phút máy bay hạ cánh an toàn, Quin vui mừng nhắn tin cho gia đình: “Con vui mừng vì mình là người Mỹ”.
Cuộc sống ở khu cách ly có phần thoải mái với Quin. Cô được cung cấp đồ ăn miễn phí, kiểm tra thân nhiệt hàng ngày. Thậm chí, bên trung tâm còn cung cấp bao cao su.
Sau hai tuần, Quin cùng những người khác chụp ảnh lưu niệm bên ngoài khu cách ly, cười vang và tung khẩu trang lên trời. Dịch bệnh gần như là một điều gì đó hẵng còn xa vời.
Cuối tháng 2, nữ phóng viên quay lại Bắc Kinh, khi đó Trung Quốc đã qua đỉnh dịch. Hành trình bay của Quin quá cảnh tại Seoul (Hàn Quốc), địa điểm cô nghĩ là tương đối an toàn. Nhưng ngay trước khi trở về, Hàn Quốc bùng phát ổ dịch mới với số ca nhiễm tăng nhanh chóng.
Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nữ phóng viên trải qua 4 đợt cách ly tại 4 thành phố khác nhau.
Quá cảnh chưa đầy 2 tiếng ở Seoul, Quin lo lắng vì biết bản thân vẫn sẽ bị xét vào diện từ vùng dịch trở về. Sau vài giờ hạ cánh, Quin đã nhận được yêu cầu của chính quyền địa phương về việc đi cách ly tập trung.
May mắn, nữ phóng viên thuyết phục được họ cho cách ly tại nhà. Hai tuần tiếp theo, cô chỉ dám ra ngoài vài lần khi dắt chó đi dạo và luôn luôn đeo khẩu trang che mặt.
Video đang HOT
Những tưởng cuộc sống và công việc dần quay trở lại quỹ đạo ban đầu, cô lại đối mặt với thử thách lần nữa. Một buổi sáng đầu tháng 3, Quin thức dậy và đón nhận tin dữ: Trung Quốc quyết định trục xuất một nhóm các nhà báo Mỹ, bao gồm cả cô, để trả đũa lại hành động của Tổng thống Donald Trump.
Không thể làm gì khác, nữ phóng viên rời khỏi Bắc Kinh, nơi cô đã sống suốt 8 năm qua. Đáp chuyến bay cuối cùng về sân bay tại California, cảm giác lần này không còn an toàn như hồi tháng 2.
Hôn phu của Amy vẫn tranh thủ liên lạc, an ủi cô qua video. Ảnh: SCMP.
Khi đó, virus corona đã tấn công nước Mỹ và gây bệnh cho hơn 244.000 người, cùng với đó là gần 6.000 ca tử vong. Lần thứ ba thực hiện cách ly, cô chôn chân trong một ngôi nhà nằm ở ngoại ô Los Angeles. Ký ức về những ngày Vũ Hán lao đao vì dịch bệnh khiến Quin lo sợ, không dám bước chân đi đâu.
Giữa tháng 4, Quin chuyển đến Đài Loan, nơi đặt văn phòng đại diện mới của tờ báo để đưa tin về Trung Quốc. Một lần nữa, cô trải qua quá trình cách ly tập trung trước khi nhận nhiệm vụ. Mặc dù đã quen thuộc với chuyện cách ly, cô cũng gặp không ít chật vật khi thèm ánh nắng mặt trời bên ngoài.
Trong đêm đầu tiên được thoải mái ra ngoài chơi, nữ phóng viên cảm thấy tự do khi có thể mặc váy, đi bộ dọc công viên, mua sắm vài món đồ.
“Cảm giác thật tuyệt. Mọi thứ xung quanh đều bình thường”, cô cười nói.
Du học sinh Việt chia sẻ ngày 8/3 đặc biệt trong khu cách ly: 'Toàn cây nhà lá vườn, ấm lòng tình dân quân'
Cô nàng hài hước rằng, được cách ly trong điều kiện vật chất tốt như vậy thì có ở thêm 2 tuần cô cũng đồng ý.
Mới đây, chia sẻ của một du học sinh Việt trong khu cách ly Gò Găng, Tam Bình (Vĩnh Long) nhận được nhiều sự chú ý từ cư dân mạng. Nguyễn Thị Lệ Quyên, 28 tuổi, hiện đang là du học sinh Việt tại Hàn Quốc trở về Việt Nam vào tối muộn ngày 1/3 từ Hàn Quốc - một trong những tâm dịch Covid-19 đang được chú ý nhiều nhất hiện nay.
Ngay sau khi nhập cảnh Việt Nam, Lệ Quyên đã nhanh chóng tuân thủ nghiêm ngặt công tác cách ly, di chuyển về trường quân sự Gò Găng (Vĩnh Long) theo đúng chỉ dẫn.
Bài viết của Quyên nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ chỉ sau 2 ngày đăng tải
Theo đó, Quyên chia sẻ, chưa bao giờ cô lại cảm thấy bất ngờ khi được trải qua khoảng thời gian ý nghĩa như vậy. Điều này khác xa với tưởng tượng ban đầu của 9x khi lúc đầu cô bạn suy nghĩ tiêu cực, cho rằng cách ly sẽ bị quản thúc và không được thoải mái, tự do như ở nhà.
' Trươc khi vê Viêt Nam, chinh Mi con suy nghĩ tiêu cưc, lo sơ vê viêc cach ly nhưng khi ban thân trai nghiêm rôi thi lai cam thây cuôc sông co y nghia hơn, kiêu như đươc trơ vê tuôi thơ nơi binh yên cung nhưng anh chị em ơ nhiêu miên quê khac nhau.
Sông nơi ở cua nhưng anh bô đôi: không may lanh (nhưng xung quang râm cây côi rất mát), không tu lanh (co thung mut trư đa), không may giăt (ren luyên giăt tay siêng năng hơn), nươc lâu lâu bi cup (nhưng vân co nước dư trư), moi thư đơn gian không bôn bê.
Phai noi đươc cach ly đôi vơi Mi la môt điêu may măn' - là những điều mà Nhung ghi lại trên trang nhật ký cá nhân.
9x cảm thấy vui vẻ khi được hưởng điều kiện vật chất tốt trong khu cách ly
Liên hệ với Lệ Quyên, cô cho Tiin.vn biết, hiện cô đang trải qua ngày thứ 8 trong khu cách ly, dự kiến 6 ngày nữa sẽ hết thời hạn. ' Khu mình ở có tầm 200 người, chủ yếu là du học sinh, lao động về nước, các cặp vợ chồng Việt kiều cũng có.
Trong này mấy chú sĩ quan rât nhiêt tinh giup đơ moi người. Hôm đầu đến thu xếp chỗ ngủ cho từng người, xong hôm sau phát cho tụi mình đồ dùng cá nhân. Từ dầu gội, ban chai đanh răng, thau giăt đô, ca nho uông nước, xà bông giăt đô đều có đủ cả'
Điều mà Quyên thấy bất ngờ nhất là sự chu đáo của các anh bộ đội trong khu cách ly. Hàng ngày đều không quản ngại nắng mưa nấu cơm, phục vụ hơn 200 người nhưng vẫn rất vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện.
' Mấy anh bộ vất vả chuẩn bị cơm nước nên mình thấy thương lắm. Có mấy cô lớn tuổi cũng phụ nấu đồ, làm cá, thịt. Các bạn du học sinh thì cực ý thức, ăn xong phụ dọn dẹp, rửa chén, tuy các chú sỹ quan và bộ đội không cho nhưng các bạn vẫn rửa chén thường xuyên sau mỗi buổi ăn.
Tụi mình cũng phụ dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên. Môi sang la moi người dây gom rac sinh hoat đem vứt, tuy việc này của các chú bộ đội nhưng ai cũng ý thức, cố gắng sống sạch se, hòa đồng!'- Quyên cho hay.
Từ khẩu trang, nước rửa tay,...hay thậm chí cốc trà sữa, chỉ cần muốn thì Quyên đều được chu cấp đầy đủ
Hôm nay ngày 8/3, cũng như nhiều những nữ y bác sĩ, các trường hợp cách ly cũng không được hưởng một ngày lễ Phụ nữ trọn vẹn. Nhưng Lệ Quyên cùng nhiều bạn nữ khác trong doanh trại lại cảm thấy khá bất ngờ khi nhận được sự quan tâm chu đáo đến từ một nửa thế giới còn lại. Cô bạn du học sinh bày tỏ, sống trong doanh trại, cô chưa bao giờ cảm thấy cô đơn mà ngược lại, luôn được yêu thương, săn sóc như ở nhà.
' Tôi qua được bên mây anh cach ly cung tô chưc rôi, bên mấy anh bộ đô thi tài trơ chen đia. Moi người mua banh kem, trai cây, toàn cây nhà lá vườn thôi nhưng ai nấy cũng rất cảm động. Cũng chẳng cần quà cáp chi cho sang vì môi ngay cach ly trong nay đêu la mon qua rât y nghia rồi.
Ngày nào các chú cũng mang hoa quả vào cho tụi mình rồi. Nhưng ban ở đây may măn nhât la được ăn xoai mây chu trông. Tụi mình là du học sinh, lâu về nhà được ăn trái cây Việt Nam quả thật không còn gì hạnh phúc bằng'.- Lệ Quyên tâm sự.
Hoa quả, bánh trái đều là cây nhà lá vườn nhưng vẫn ấm cúng, sum vầy
Cư dân mạng đồng loạt thả tim cho hành động ấm áp cho chị em trong ngày 8/3 đặc biệt
Ảnh: NVCC
H.Yen
Theo baodatviet
Hành động nhỏ của y bác sĩ dành cho các chị em phụ nữ tại khu cách ly vào ngày 8/3 khiến dân mạng "thả tim" rần rần Mặc dù đang ở khu cách ly tập trung nhưng những chị em phụ nữ tại đây vẫn nhận được một món quà vô cùng ý nghĩa đến từ y bác sĩ. Những bông hoa hồng đỏ thắm được trao tận tay các chị em khiến mọi người không khỏi xúc động. Hôm nay 8/3, ngày Quốc tế Phụ nữ nhưng không phải...