Nữ hoàng Anh lên tiếng về vụ ông Abe bị ám sát
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cho biết bà “đau buồn sâu sắc” trước cái chết của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
“Tôi cùng gia đình đau buồn sâu sắc khi nghe tin về cái chết đột ngột, đau đớn của cựu Thủ tướng Shino Abe. Tôi muốn gửi lời chia buồn và sự cảm thông sâu sắc tới gia đình ông cũng như người dân Nhật Bản trong thời khắc khó khăn này”, Nữ hoàng Elizabeth cho biết hôm 8/7, AFP đưa tin.
Nữ hoàng nói thêm bà nhớ mãi những kỷ niệm đẹp trong dịp tiếp đón Thủ tướng Abe và phu nhân tới thăm nước Anh năm 2016.
“Tôi nhìn thấy rõ tình yêu của ông ấy với Nhật Bản, mong muốn của ông ấy thúc đẩy quan hệ ngày càng bền chặt hơn với Anh”, bà cho biết.
Nữ hoàng Elizabeth tiếp vợ chồng ông Abe tại Anh năm 2016. Ảnh: Reuters.
Trước nữ hoàng Elizabeth, lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã gửi lời chia buồn tới Nhật Bản, đồng thời lên án vụ ám sát nhắm vào cựu Thủ tướng Abe.
Brazil đã phát lệnh quốc tang 3 ngày dành cho ông Abe. Trong khi đó, Tổng thống Biden ra lệnh treo cờ rủ ở Mỹ để vinh danh cố thủ tướng Nhật Bản.
Tại Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres ca ngợi ông Abe là “người bảo vệ trung kiên của chủ nghĩa đa phương, một lãnh đạo được tôn kính, một người ủng hộ nhiệt thành của Liên Hợp Quốc”.
Ông Abe giữ chức Thủ tướng Nhật Bản trong giai đoạn 2006-2007 và 2012-2020. Ông Abe qua đời hôm 8/7 sau khi bị bắn trong lúc đang đọc diễn văn vận động tranh cử ở tỉnh Nara, hưởng thọ 67 tuổi.
Ngày rúng động của nước Nhật vì cái chết của ông Shinzo Abe .Vụ ám sát một cựu thủ tướng có ảnh hưởng lớn như ông Shinzo Abe, và tại một đất nước với tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp như Nhật Bản đã tạo nên một cơn “địa chấn” đối với người dân.
Chi tiết mới về nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Abe
Nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời bỏ công việc gần nhất hồi tháng 5 sau khi than vãn mệt mỏi, theo Japan Times.
Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, bị bắt giữ với cáo buộc ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/7, sống trong một căn hộ ở thành phố Nara, đã bỏ việc hồi tháng 5 vì vấn đề sức khỏe.
NHK đưa tin Yamagami từng là thành viên lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong giai đoạn 2002-2005 ở căn cứ Kure thuộc tỉnh Hiroshima.
Vào mùa thu năm 2020, Yamagami bắt đầu làm việc tại một công ty sản xuất ở vùng Kansai, theo một quan chức tại công ty điều phối ở tỉnh Osaka.
Hiện không có thông báo nào về rắc rối nhà công ty sản xuất. Tuy nhiên, vào tháng 4 vừa qua, Yamagami nói với công ty điều phối rằng ông ta muốn nghỉ việc vì "mệt mỏi", và đã rời bỏi công việc vào tháng sau đó.
Khẩu súng xuất hiện trên tay nghi phạm trong bức ảnh tại hiện trường cho thấy dấu hiệu nó được lắp ghép. Nghi phạm khai với cảnh sát rằng hung khí được sử dụng trong vụ ám sát ông Abe là một khẩu súng tự chế. Ảnh: AP.
Lời khai của nghi phạm với cảnh sát sau khi bị bắt giữ đang cho thấy nhiều điểm mâu thuẫn.
Đài NHK đưa tin cảnh sát cho biết sau khi bị bắt giữ, Yamagami khai rằng ông ta "thất vọng" với ông Abe và lên kế hoạch giết cựu thủ tướng. Tuy nhiên, nghi phạm lại khẳng định rằng không tấn công ông Abe vì niềm tin chính trị.
Nghi phạm cũng nói thêm ông ác cảm với một tổ chức cụ thể và tin rằng ông Abe nằm trong tổ chức này, theo cảnh sát Nara.
Nghi phạm tấn công cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (67 tuổi) chỉ đứng cách ông khoảng 3 m khi vụ ám sát xảy ra. Ảnh: Kyodo.
Trong khi đó, báo Mainichi đưa tin Yamagami khai với cảnh sát rằng mục tiêu ông ta nhắm tới không phải ông Abe. Nghi phạm khẳng định mục tiêu thực sự là thủ lĩnh một nhóm tôn giáo (tên cụ thể chưa được công bố). Tuy nhiên, quan chức thuộc nhóm tôn giáo mà nghi phạm nhắc tới không có mặt ở hiện trường ở thành phố Nara trong vụ ám sát ngày 8/7.
Ngoài ra, nghi phạm cũng cung cấp những lời khai vô nghĩa khác. Nhà chức trách đang điều tra để xác nhận nghi phạm có đủ năng lực hành vi để bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Ngày rúng động của nước Nhật vì cái chết của ông Shinzo Abe. Vụ ám sát một cựu thủ tướng có ảnh hưởng lớn như ông Shinzo Abe, và tại một đất nước với tỷ lệ bạo lực súng đạn thấp như Nhật Bản đã tạo nên một cơn "địa chấn" đối với người dân.
Ai đã ám sát ông Abe và tại sao? Ở quốc gia vốn rất hiếm khi xảy ra bạo lực súng đạn như Nhật Bản, việc cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn dẫn tới tử vong làm dấy lên những câu hỏi lớn về người xả súng và động cơ. Shinzo Abe, người có tầm ảnh hưởng vượt xa một cựu thủ tướng, bị ám sát ở tuổi 67 hôm 8/7....