Nữ hoàng Anh Elizabeth II chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Anh Boris Johnson
Tối 6-9 (giờ Việt Nam), Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Nước Anh có thủ tướng mới, còn ông Johnson chính thức rời số 10 phố Downing và để lại các di sản đầy tranh cãi.
Ông Boris Johnson có bài phát biểu vào ngày cuối cùng tại nhiệm của ông bên ngoài Phố Downing ở London, Anh, ngày 6-9 – Ảnh: REUTERS
“Ông Johnson để lại di sản phức tạp và gây chia rẽ”, “Bà Liz Truss không tránh khỏi di sản của ông Johnson”, “Di sản của ông Johnson: Điều gì xảy ra tiếp theo với người Anh?”… là một số tít của báo đài quốc tế khi ông Johnson ra đi.
Trong bối cảnh nước Anh có tân thủ tướng (bà Liz Truss), giới quan sát cũng quan tâm tới di sản của vị thủ tướng trước đó là ông Boris Johnson. Ông Johnson là lãnh đạo Đảng Bảo thủ cầm quyền tại Anh và cũng là thủ tướng nước này từ tháng 7-2019 tới đầu tháng 9-2022.
Một số người cho rằng ông Johnson và phong cách của ông là “độc nhất vô nhị” trong chính trường Anh. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng gọi ông Johnson là “bản sao về thể chất và cảm xúc” của ông Donald Trump.
Từ việc vận động cho Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu), việc chọn cố vấn đặc biệt Dominic Cummings, các chính sách như nâng ngưỡng bảo hiểm quốc gia và kế hoạch thu hút những người xin tị nạn từ Rwanda cho đến việc ủng hộ mạnh mẽ Kiev trong cuộc xung đột Nga – Ukraine, ông Johnson là nhân vật đã gây ra những phản ứng cả tích cực và tiêu cực trên chính trường Anh.
Ông Boris Johnson không xuất thân từ giai cấp thống trị truyền thống Anh. Thay vào đó, ông sinh ra ở New York (Mỹ) và lúc nhỏ có thời gian sống bên ngoài nước Anh. Thời điểm ông Johnson thực sự can thiệp vào chính trường Anh là trong chiến dịch Brexit.
Ngày 5-9, kênh truyền hình France 24 (Pháp) có bài viết về “di sản gây chia rẽ” của ông Johnson, với nội dung: “Ông Boris Johnson sắp rời phố Downing. Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu Ipsos, công chúng Anh coi ông Johnson là nhà lãnh đạo có thành tích kém nhất của nước này thời hậu chiến.
Ông Johnson sẽ mãi mãi được nhớ đến là một trong những người đứng sau sự kiện Brexit và là vị thủ tướng đã dự những bữa tiệc tùng trái phép tại Phố Downing trong thời gian phong tỏa. Nhưng một số thành viên đảng Bảo thủ đã luyến tiếc một nhà lãnh đạo mà họ gọi trìu mến là “Boris”‘.
Việc hoàn thành Brexit là thành tựu chính của ông Johnson – Ảnh: GETTY IMAGES
Giới chuyên gia cho rằng việc hoàn thành Brexit là thành tựu chính của ông Johnson. Đây là một di sản gây “vui buồn lẫn lộn”. Người dân nước này vẫn đang bị chia rẽ về việc liệu đây có phải là bước đi khôn ngoan hay không. Và hiện nay ngày càng rõ ràng rằng cái giá phải trả của Brexit là đáng kể.
“Nhưng điều thú vị đối với tôi là không có bất kỳ cuộc thảo luận nào – ngay cả giữa những người chọn Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) – về việc đưa vấn đề Anh tái gia nhập EU trở lại chương trình nghị sự. Vì vậy, thành tựu lớn này của ông Johnson không thể bị đảo ngược, mặc dù kết quả không tốt” – nhà báo Clive Crook bình luận trên Hãng tin Bloomberg.
Thách thức lớn khác mà ông Johnson đã đối mặt là đại dịch COVID-19. Ông đã phản ứng chậm chạp với đại dịch, nhưng khi ông bắt tay vào đối phó, ông đã làm khá tốt. Nước Anh đã đi đầu trong việc sản xuất và triển khai tiêm vắc xin.
Ông John Stevenson, nghị sĩ đảng Bảo thủ, bình luận: “Ông Johnson là một trong những kiến trúc sư quan trọng của Brexit, sau đó ông thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 2019. Ngoài ra, nhìn chung ông ấy đã xử lý rất tốt việc triển khai tiêm vắc xin. Tôi nghĩ ông là một nhân vật quan trọng trong chính trường Anh”.
Trong khi đó, ông Gavin Hawkton, một người phát ngôn của Đảng Xanh, nói: “Theo quan điểm của chúng tôi, đó là một thảm họa. Tôi thậm chí không chắc bạn có thể gọi đó là lãnh đạo hay không. Ông ấy cố gắng chống lại Quốc hội và nói dối”.
Ngày 6-9, ông Johnson hứa hẹn “sẽ hỗ trợ bà Liz Truss và chính phủ mới trên mọi bước đường”, khi ông rời Phố Downing lần cuối cùng với tư cách là thủ tướng Anh. Ông tự ví mình như “một trong những quả tên lửa đẩy đã hoàn thành chức năng và sẽ văng xuống một góc xa xôi của Thái Bình Dương”.
Gay cấn cuộc đua vào ghế thủ tướng Anh
Cuộc chạy đua nhằm thay thế ông Boris Johnson trên cương vị chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền, điều kiện trở thành thủ tướng Anh, đang nóng lên từng ngày, với số người ứng cử gia tăng nhanh chóng.
Tính đến hôm qua, tức trong vòng 3 ngày kể từ khi ông Johnson buộc phải từ chức chủ tịch đảng vì áp lực của nội các, ít nhất 9 chính khách đã công bố ý định gia nhập đường đua vào số 10 Phố Downing (dinh Thủ tướng Anh). Theo giới truyền thông Anh, không thiếu những gương mặt đáng gờm trong số này.
Hai trong số các ứng viên thu hút nhiều sự chú ý là cựu Bộ trưởng Y tế Sajid Javid, nhân vật góp phần châm ngòi cho làn sóng phản đối ở nội các dẫn đến sự rơi đài nhanh chóng của ông Johnson, và cựu Ngoại trưởng Jeremy Hunt, theo Bloomberg đưa tin. Trả lời phỏng vấn tờ The Telegraph ngày 9.7, cả ông Javid và ông Hunt đều hứa hẹn nghị trình hướng đến cắt giảm thuế nếu đắc cử. Cụ thể, họ cam kết không những sẽ hủy bỏ kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp và còn cắt giảm thuế xuống mức 15%.
Cựu Bộ trưởng Y tế Sajid Javid là gương mặt sáng giá trong cuộc chạy đua vào số 10 Phố Downing. Ảnh REUTERS
Bên cạnh hai gương mặt sáng giá trên, những ứng viên khác cũng đã công bố quyết định gia nhập đường đua. Có thể kể đến Bộ trưởng Tài chính Nadhim Zahawi, Ngoại trưởng Liz Truss, Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps và cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak. Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Penny Mordaunt cũng vừa thông báo tham gia tranh cử. Cả ông Sunak và bà Mordaunt đều là người thay thế tiềm năng cho vị trí của ông Johnson, theo Reuters. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace từ chối ứng cử dù được nhiều sự ủng hộ.
Dự kiến, Ủy ban Lập pháp 1922 của đảng Bảo thủ, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức tranh cử, sẽ thông báo lộ trình tìm người thay thế ông Johnson trong tuần này. Để đủ điều kiện ứng cử, ứng viên phải nhận được đề cử từ ít nhất hai nghị sĩ cùng đảng. Vì thế, trong vòng vài ngày tới, chính trường Anh sẽ diễn ra nỗ lực vận động của các ứng viên nhằm tranh thủ sự ủng hộ.
Anh sẽ chọn thủ tướng mới ra sao?
Ủy ban Lập pháp 1922 sẽ tiến hành sàng lọc và chọn ra hai ứng viên bước vào vòng đối đầu trước khi quốc hội Anh chính thức nghỉ hè từ ngày 21.7. Kế đến, hai ứng viên sẽ khởi động chiến dịch tranh cử trên toàn quốc kéo dài 6 tuần. Cuối cùng, hơn 100.000 thành viên đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu quyết định ai sẽ là tân chủ tịch đảng cầm quyền, điều kiện cần thiết để lên làm thủ tướng.
Trong thời gian chờ đảng Bảo thủ bầu được lãnh đạo mới, ông Johnson sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo chính phủ Anh. Ông đã chỉ định một nội các lâm thời mà theo ông "sẽ không đưa ra những quyết định quan trọng có thể dẫn đến thay đổi đường hướng của nước Anh" trong thời gian chờ sự chuyển giao.
48 giờ điên rồ trên chính trường Anh Vấp phải sự phản đối gay gắt từ các thành viên trong chính phủ, Thủ tướng Anh Boris Johnson quyết định dừng bước, khép lại gần 3 năm cầm quyền với hàng loạt vụ việc gây tranh cãi. Mở đầu bài phát biểu trước Văn phòng Thủ tướng ở số 10 phố Downing, London, ông Boris Johnson (58 tuổi), nói "xin chào" một...