Nữ giới có tử cung khỏe thường không có 3 triệu chứng này khi đi vệ sinh
Tử cung của nữ giới có khỏe hay không cứ soi vào 3 đặc điểm sau đây là rõ ngay nhé!
Tử cung của nữ giới là cơ quan rất quan trọng, với trách nhiệm chính là duy trì sức khỏe sinh sản của các chị em. Việc duy trì được tử cung khỏe không chỉ giúp bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định mà còn tạo ra nhiều hormone estrogen để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Một khi tử cung của nữ giới bị tổn thương, lượng máu kinh nguyệt sẽ đào thải kém hơn nên gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Thế nên, muốn biết rõ hơn về tình trạng tử cung của mình, nữ giới nên quan sát 3 đặc điểm sau đây khi đi vệ sinh. Nếu có đủ cả 3 thì nên cẩn thận với nguy cơ tử cung đang bị tổn thương rồi nhé!
Nước tiểu có thể coi là một chất chuyển hóa của cơ thể, chúng ta có thể đánh giá sự thay đổi bất thường của cơ thể thông qua màu sắc của nước tiểu. Màu sắc bình thường của nước tiểu thường là màu vàng nhạt và không có nhiều mùi.
Nếu trong quá trình tiểu tiện có những thay đổi bất thường thì nên chú ý vì có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể đang không diễn ra ổn định. Lúc này, chất độc và hơi ẩm trong cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ gây ra hàng loạt các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung. Khi đi tiểu, mùi nước tiểu cũng nặng hơn, màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường thì không chỉ là vấn đề sức khỏe của thận mà còn có thể do mắc các bệnh phụ khoa.
Video đang HOT
2. Đau hai bên vùng bụng
Nhiều cô nàng có thể bị đau bụng khi hành kinh, nguyên nhân là do lớp nội mạc tử cung khi bong ra rất dễ hình thành một số chất độc và máu bẩn. Nếu máu lưu thông trong tử cung không được thông suốt thì rất khó có thể loại bỏ phần máu bẩn này ra ngoài được. Điều này có thể tạo ra nhiều vi khuẩn trong tử cung của chị em nên khi đi vệ sinh sẽ có cảm giác trướng bụng, đau bụng. Tuy nhiên, nếu các chị em không có những biểu hiện này khi đi vệ sinh thì đồng nghĩa là tử cung đang được duy trì rất tốt.
3. Tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo (hay còn gọi là khí hư) thường không có mùi và phần lớn sẽ có màu trong suốt. Nhưng nếu tử cung bị viêm nhiễm thì vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào tử cung, từ đó gây mùi hôi và làm dịch âm đạo đổi màu xanh, vàng khác lạ. Ngay lúc này, bạn cần chủ động đi khám gấp để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe tử cung của mình.
6 lưu ý trong phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và bệnh viêm nhiễm đường sinh sản là những bệnh có thể bị gây ra bởi nấm, vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.
Phát hiện và điều trị sớm STDs sẽ làm giảm mức độ nhiễm bệnh và làm chậm các biến chứng. Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên từ chuyên gia về cách thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu và phòng ngừa STDs hiệu quả.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày thế giới có thêm hơn 1 triệu người mắc mới STDs. Những người này hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi. Việc gia tăng lượng người hàng năm mắc STDs cho thấy những khó khăn trong việc nâng cao nhận thức - thay đổi hành vi về vấn đề tình dục an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Ở nước ta, việc tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn cũng đã được nhiều cơ quan ban ngành và các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận đặc biệt quan tâm. Dự án "Vì mẹ và bé - Vì tầm vóc Việt" là một trong số đó. Giai đoạn 3 của dự án được thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung vào 3 vấn đề chính: sức khỏe sinh sản, sức khỏe tinh thần, và dinh dưỡng cho lao động nữ trong độ tuổi sinh sản và con em của họ trong 1.000 ngày đầu đời. Trong các nội dung này, hợp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản được người lao động tại các khu công nghiệp quan tâm đặc biệt. Chuyên gia của dự án - Bác sĩ Trần Thị Minh Tâm đã có những chia sẻ rất thực tế, giúp người lao động nhận biết rõ ràng những bệnh phổ biến và cách phòng tránh.
Nắm vững kiến thức về sức khỏe sinh sản
Điều quan trọng nhất trước khi muốn hiểu về sức khỏe sinh sản là cần hiểu biết về cơ thể mình. Những bộ phận trong hệ thống đường sinh sản nữ bao gồm: hai vú, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, hai ống dẫn trứng, vòi trứng, hai buồng trứng, hệ thống dây chằng, khung chậu, phối hợp chi phối là hệ thống nội tiết. Với khí hậu nóng ẩm như nước ta, phụ nữ thường hay có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản như viêm vú, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng,...
Người lao động (NLĐ) tại các khu công nghiệp nói chung thường làm việc trong điều kiện nhiều áp lực và thường xuyên phải tăng ca nên thiếu quỹ thời gian sắp xếp dành cho bản thân để thăm khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cũng như hiểu biết về tình dục an toàn của một bộ phận NLĐ còn thấp là nguyên nhân dẫn đến tâm lý e dè và chần chừ trong việc thăm khám phụ khoa. Đây là nguyên nhân khiến cho một bộ phận không nhỏ người lao động bị viêm nhiễm đường sinh sản và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong buổi Tư vấn và khám SKSS lưu động diễn ra ngày 1-2/6 vừa qua tại Vĩnh Phúc, có tới 127 trường hợp có vấn đề sức khoẻ sinh sản như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, polyp và nang naboth cổ tử cung... Toàn bộ các trường hợp này đều được chỉ định cách thức điều trị và theo dõi. Các cán bộ, y bác sĩ cũng đã lắng nghe, chia sẻ và vận động nhiều nữ công nhân lần đầu khám phụ khoa tiếp tục động viên đồng nghiệp của mình vượt qua tâm lý e ngại để đảm bảo sức khoẻ sinh sản.
Thống kê về số lượng ung thư cổ tử cung từ WHO và Trung tâm Thông tin về vi rút HPV năm 2018
Một số bệnh thường gặp có thể kể đến như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung, nấm clamydia,... Vi rút là một trong những tác nhân nguy hiểm gây lây lan nhanh các bệnh kể trên. Trong đó vi rút HPV (Human Papilloma Virus) là vi rút gây ra bệnh sùi mào gà/mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung. Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin về vi rút HPV quốc gia Tây Ban Nha, tại Việt Nam, số lượng ca ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng. Riêng năm 2018 đã có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do ung thư cổ tử cung. Điều này có nghĩa, trung bình mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do căn bệnh này.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung cũng như nhiều bệnh lây lan qua đường tình dục khác, khá mờ nhạt và có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 đến 10 năm. Điều này lý giải việc không thăm khám thường xuyên là nguyên nhân gây ra mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cần nói thêm rằng, đây chính là tâm lý chung của hầu hết người dân. Hậu quả nghiêm trọng của việc này có thể dẫn tới các căn bệnh ung thư các bộ phận trong đường sinh sản, phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, tước bỏ thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Chủ động phòng ngừa hiệu quả
Hơn ai hết, chính phụ nữ nên chủ động phòng ngừa bệnh cho bản thân. Việc phòng ngừa nên được diễn ra hàng ngày đối với những bộ phận bên ngoài và định kỳ đối với các bộ phận bên trong cơ thể. Theo chia sẻ của bác sĩ Tâm, phụ nữ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
Việc sinh đẻ có kế hoạch cũng là một phần quan trọng trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình và đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người dân. "Sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai có chất lượng là một phần quan trọng trong việc kế hoạch hóa gia đình. Bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn nhất và giúp phòng tránh triệt để các bệnh lây lan qua đường tình dục" bác sĩ Tâm cho biết thêm.
Sau khi làm "chuyện ấy" phụ nữ nên tránh làm 4 điều này Sau khi làm chuyện ấy, chị em đặc biệt lưu ý tuyệt đối tránh làm 4 điều dưới đây nếu không muốn hại sức khỏe, gây tổn thương vùng kín. Tắm nước lạnh Nhiều người tắm nước lạnh sau khi làm "chuyện ấy", vì thường sẽ đổ mồ hôi một chút trong quá trình sinh hoạt vợ chồng. Tuy nhiên, nếu tắm nước...