Nữ giáo viên yêu làn da sau chục năm sống chung với mụn
Katie Gu tin rằng làn da mụn của mình có nguyên nhân từ hormone, stress và từng thăm khám da liễu nhiều lần nhưng không có thay đổi tích cực.
Katie Gu, 23 tuổi, sinh ra ở California nhưng hiện làm giáo viên âm nhạc tại Seattle, Washington. Từ năm 12 tuổi, Katie đã sống chung với làn da mụn và “lớn lên cùng cảm giác bất an và thiếu ý thức về bản thân”. “Tôi đã học cách đánh phấn nền từ khi còn nhỏ, lắng nghe những người có ý tốt khuyên tôi nên rửa mặt, uống nhiều nước, tiêu thụ ít sữa và phải đối phó cả những lời mời chào từ các quầy hàng mỹ phẩm, thuyết phục tôi thử đủ các sản phẩm khác nhau. Thậm chí có người còn khen tôi dũng cảm khi để da như vậy”, Katie kể.
Katie Gu.
Thời đại học, làn da của Katie vẫn không cải thiện, thậm chí mụn còn nặng hơn. Khi thấy các bạn cùng trang lứa có làn da mịn màng, khỏe đẹp, Katie cảm thấy mình như một người thất bại. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của Katie và khiến cô thường xuyên che giấu làn da bằng nhiều lớp phấn. Tình trạng da của Katie cũng thường xuyên là chủ đề trong bữa tối của cả gia đình. Đến năm cuối đại học, Katie nhận ra mình không thể xóa sạch những đốm mụn hay sẹo, nám mà mụn để lại nên quyết định sẽ học cách sống chung và chăm sóc làn da mụn của mình.
Video đang HOT
Katie tin rằng tình trạng da của cô là kết quả từ sự thay đổi hormone, stress. Cô cũng đã thăm khám bác sĩ da liễu nhưng không nơi nào hiệu quả. Nữ giáo viên đang thử nhiều phương pháp chăm sóc da từ tối giản đến cầu kỳ với hàng chục bước kiểu Hàn để tìm ra cách phù hợp nhất.
Katie còn công khai những bức ảnh về làn da mụn của mình trên một tài khoản Instagram với mục đích theo dõi sự thay đổi. Tuy nhiên, dần dần tài khoản này đã trở thành nơi truyền cảm hứng, động viên những người đang phải đối mặt với vấn đề giống Katie. Với hơn 3,6 nghìn người theo dõi, đây cũng là nơi giúp Katie có thêm nhiều người bạn mới và những lời động viên, giúp ích cho sức khỏe tinh thần.
Làn da mụn từng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của Katie.
“Tôi đã học cách tha thứ và chấp nhận bản thân nhiều hơn. Tôi đã chuyển từ ghét làn da của mình sang yêu nó, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với giá trị bản thân của tôi. Tất nhiên, tôi vẫn có những ngày thấy tồi tệ, buồn phiền nhưng sự tích cực của làn da đã dạy tôi mỉm cười khi nhìn vào gương”.
'Làm đẹp không phải là việc xấu, bố mẹ ạ!'
Thấy con rạng rỡ với làn da mịn màng, hồng hào, bố mẹ thường khen con. Thế nhưng, ở nhà, bố mẹ và bà đều khó chịu và ngăn cản con việc chăm sóc làn da.
Ai cũng cho rằng, tuổi của con thì phải học chứ không được để ý quá nhiều vào việc làm đẹp.
Ảnh minh họa
Nhìn thấy các bạn của con với làn da nổi đầy mụn, mẹ xuýt xoa và tiếc cho các bạn để làn da như vậy. Trong khi đó, mẹ luôn khen con có làn da mịn màng như da em bé.
Thế nhưng, làn da đâu phải tự nhiên đẹp. Từ bé, con đã là đứa trẻ quan tâm đến ngoại hình, từ việc ăn mặc, giày dép, kiểu tóc... Từ khi bước vào tuổi teen, con chú trọng hơn đến việc chăm sóc làn da. Con thích xem những video nói về "skin care", trang điểm. Con biết rõ, nếu làn da không được chăm sóc từ sớm thì sẽ không thể đẹp được. Đặc biệt, ở tuổi dậy thì, nếu làn da không được chăm sóc cẩn thận thì việc nổi mụn sẽ rất nhiều. Con ám ảnh với làn da bị sẹo rỗ, bị thâm do nặn mụn không đúng cách. Không phải các bạn tuổi teen nào cũng có kiến thức về chăm sóc da. Nhiều bạn cho rằng ở tuổi dậy thì, việc nổi mụn là đương nhiên và họ để mặc cho những chiếc mụn tự do "tung hoành" trên mặt như vậy.
Con thì không. Ngày nào con cũng phải rửa mặt bằng sữa rửa mặt dành cho trẻ tuổi dậy thì. Chưa kể, nếu đi ra ngoài trời nắng, con nhất định phải bôi kem chống nắng. Tối nào trước khi đi ngủ, con cũng bôi toner dưỡng ẩm. Vậy mà, con không hiểu tại sao bà và bố mẹ lại "dị ứng" với việc chăm sóc da của con như vậy. Bà thì "gào lên": Học không lo học, suốt ngày bôi bôi, vuốt vuốt. Khi nào đi làm, lúc đấy chăm sóc da cũng chưa muộn. Bố thì "ầm ĩ": Tuổi này đã lo làm đẹp thì học hành gì nữa. Con vẫn luôn nghĩ, mẹ ủng hộ con, mẹ hiểu tâm lý tuổi teen, vậy mà mẹ lại đứng về phía bố.
Thấy con rạng rỡ với làn da mịn màng, hồng hào, bố mẹ thường khen con. Thế nhưng, ở nhà, bố mẹ và bà đều khó chịu và ngăn cản con việc chăm sóc làn da. Ảnh minh họa
Con biết mẹ lo lắng cho con, lo con thiếu kinh nghiệm nên không cho con mua mỹ phẩm online. Mẹ lúc nào cũng kỳ thị với mua hàng trên mạng mà không biết rằng không phải hàng online nào cũng rởm, cũng kém chất lượng. Vẫn có những hàng uy tín, được giới trẻ tin tưởng mua nhiều. Việc con chăm sóc làn da mà cứ như việc làm gì đáng xấu hổ lắm, khiến những người lớn trong nhà cằn nhằn, cấm cản. Con hiểu rất rõ khoảng cách thế hệ khiến con và những người lớn trong nhà không có tiếng nói chung trong việc làm đẹp. Người lớn thường đánh đồng làm đẹp với việc chưng diện, sao nhãng học hành, yêu sớm. Thực tế đâu phải vậy, việc làm đẹp, việc chăm sóc ngoại hình chính là biết yêu bản thân.
Nếu mẹ không tin tưởng việc mua hàng online của con thì tại sao mẹ không mua cho con những sản phẩm mà mẹ biết là uy tín. Bao nhiêu lần con nhờ mẹ nhưng mẹ cứ "tảng lờ, bỏ qua". Con cảm thấy mệt mỏi khi bà và bố mẹ chỉ ép con nghe lời mà không cho con sống theo cách mà con muốn. Con chỉ mong mọi người thay đổi quan điểm, làm đẹp không phải là việc xấu mà để bản thân đẹp hơn, là cách con biết yêu bản thân mình.
Bất chấp COVID-19, nhiều sản phẩm làm đẹp vẫn cháy hàng Những dự đoán nghiệt ngã về tác động của COVID-19 đối với thị trường chăm sóc sắc đẹp không thể làm người tiêu dùng giảm sự quan tâm của họ dành cho một số sản phẩm. Theo dữ liệu của Spate, mức độ phổ biến của một số sản phẩm chăm sóc da, tóc và trang điểm đã giảm đáng kể sau ngày...