Nữ giáo viên ở Đồng Nai chia sẻ mẹo sử dụng loại tủ lạnh “bình dân” chỉ 5 triệu cho gia đình 4 người: Trữ từ A đến Z vẫn “ngon ơ” mà còn tiết kiệm chi phí
Nếu chưa đủ điều kiện kinh tế và bản thân cũng không cần dùng tới những chức năng hiện đại, các chị em có thể cùng nhau học hỏi cách sử dụng tối ưu chiếc tủ lạnh bình dân tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại hiệu quả tối đa.
Ngày nay trong mỗi gian bếp của mọi nhà có lẽ không mấy nhà thiếu chiếc tủ lạnh. Và tùy theo điều kiện của gia chủ mà tủ lạnh có thể nhiều cánh đến đâu và xịn xò đến như thế nào.
Nhưng với chị Xuân Liên, hiện đang là giáo viên cấp 3 ở Định Quán, Đồng Nai thì chiếc tủ lạnh đầu tiên cũng đã theo chị và gia đình được hơn 3 năm kể từ khi hai vợ chồng có nhà riêng.
“ Nói như vậy không phải vì gia đình mình không có điều kiện hay gì để mua tủ mới vì hai vợ chồng không nhất thiết và cũng không có nhu cầu sử dụng nhiều. Để tránh lãng phí mình vẫn đang sử dụng chiếc tủ lạnh này. Nhưng cũng nhờ có quãng thời gian sử dụng lâu dài mà mình cũng biết được nhiều điều khi sử dụng và có thể chia sẻ với mọi người về việc tối ưu một chiếc tủ lạnh cho vừa vặn với nhu cầu của mỗi gia đình“, chị Xuân Liên cho biết.
Chị Xuân Liên.
Chiếc tủ lạnh mà gia đình chị Xuân Liên đang sử dụng thuộc dòng tủ lạnh Panasonic với dung tích 253 lít với giá bán chỉ 5 triệu đồng. Là dòng tủ lạnh bình dân cho các gia đình, chị Liên có thể tận dụng không gian bên trong đựng khá nhiều thứ. Thậm chí đỉnh điểm, còn đủ thực phẩm cho 10 ngày ăn 3 bữa của gia đình 4 người nhà chị.
Theo chị Xuân Liên khi sử dụng tủ lạnh “bình dân” mà muốn tối ưu diện tích và đảm bảo tuổi thọ các bà nội trợ nên quan tâm tới 4 điều sau:
1. Sử dụng dụng cụ lưu trữ an toàn với thực phẩm
Cách chị Liên sắp xếp đồ ăn lưu trữ trong tủ lạnh.
Theo chị Xuân Liên, việc đầu tiên và cần thiết khi lưu trữ đồ dùng trong tủ lạnh là dùng các loại hũ, hộp bằng nhựa PP hoặc thủy tinh.
Video đang HOT
Trong một số trường hợp, có thể quấn/bọc thực phẩm bằng màng thực phẩm PE, tuy nhiên việc thải màng bọc sau 1 lần dùng sẽ là gánh nặng cho môi trường nên chị cũng đề xuất quấn/bọc bằng giấy xi măng nếu không đủ hộp hoặc không vừa với kích cỡ hộp.
Và thực sự là không nên dùng bọc nilon để đựng thực phẩm vì vừa không an toàn cho sức khỏe, lại rất mất thẩm mỹ cho chiếc tủ lạnh.
Mẹo lưu trữ đồ ở ngăn mát: Nên xếp theo thứ tự:
1. Thực phẩm cần dự trữ ở điều kiện mát (phô mai và bánh bao làm sẵn…)
2. Thực phẩm ăn liền (sữa chua, rau câu, các loại tương nhà làm…)
3. Vẫn là thực phẩm ăn liền (thường để trái cây…)
4. Thực phẩm cần làm nóng, hoặc thực phẩm rã đông, có cả trứng.
5. Ngăn rau củ.
2. Giải tỏa tâm lý xấu về việc trữ đông thực phẩm
Đối với riêng chị Xuân Liên thì cảm thấy ngăn trữ đông thực phẩm là cứu cánh cho guồng quay công việc bận rộn của người phụ nữ.
“ Mình không nghĩ phụ nữ chúng ta cần phải đi chợ mỗi ngày và nấu ăn mỗi bữa đâu, chỉ số hạnh phúc đâu chỉ đo ở trên bàn ăn. Nên nếu thực sự không thể sắp xếp được, mình nghĩ mọi người có thể nghĩ đến việc đi chợ/siêu thị 1 lần và trữ đông thực phẩm cho nhiều ngày. Hoặc như việc nấu 1 lần và cấp đông khẩu phần ăn cho nhiều bữa. Thực sự, thực phẩm trữ đông đúng cách có thể bảo quản được đến 6 tháng và không hề suy giảm về mặt dinh dưỡng“, chị Xuân Liên cho biết.
Chị Xuân Liên rất hạn chế để thực phẩm ở cánh cửa, vì lo ngại sức nặng đè lên tủ sẽ làm giảm độ bền của tủ lạnh.
Vì tin tưởng và không “kì thị” các thực phẩm trữ đông mà chị Liên bớt được rất nhiều thời gian khi đi chợ và giảm được gánh nặng nhà bếp sau giờ làm việc.
Lưu ý: Chị em có thể dùng nhiều hộp nhỏ để chia phần vừa đủ ăn, ăn chừng nào rã đông từng ấy. Nếu hộp lớn, sẽ dùng lá chuối để ngăn cách thành từng lớp, vẫn là ăn chừng nào, gỡ chừng ấy ra để rã đông. Nguyên tắc là không cấp đông ngược trở lại phần thực phẩm đã rã đông.
3. Phân loại đúng thực phẩm cần trữ đông, trữ mát hay không nên bảo quản trong tủ lạnh
Đây là toàn bộ thực phẩm được chị Xuân Liên xếp vừa trong ngăn đông. Nếu sử dụng hộp sẽ rất gọn và tiết kiệm được nhiều không gian tủ, lại khá là sạch sẽ nữa.
Việc hiểu đúng giá trị của từng loại thực phẩm để sắp xếp đúng vị trí của nó sẽ giúp chiếc tủ lạnh bớt chật chội và đỡ tốn điện.
Ngoài ra, việc hiểu đúng và đủ về thực phẩm còn là một kênh thông tin bổ ích để chúng ta sử dụng thực phẩm đúng cách, hiệu quả nhất cho chính khẩu vị và sức khỏe của bản thân, gia đình.
Ở nhà chị Xuân Liên thường không trữ cà chua, cam, bưởi, dưa hấu, khoai lang, bí đỏ… trong tủ lạnh. Các loại rau, củ, quả còn nguyên vẹn thì trữ mát, nhưng nếu là dứa đã xắt miếng hay hành lá đã thái nhỏ thì cần trữ đông.
Ngoài ra, các loại thịt, cá dĩ nhiên cần trữ đông và rã đông vào đêm hôm trước trong ngăn mát tủ lạnh cho ngày hôm sau.
Việc để thực phẩm vào hũ/hộp giúp tủ khá sạch sẽ nên việc vệ sinh cũng nhẹ nhàng hơn. Ngăn rau củ được chị Xuân Liên dùng giấy xi măng mua tại các tiệm thuốc Bắc để bọc.
4. Vệ sinh tủ lạnh
Dù rằng chúng ta dùng tủ lạnh ít hay nhiều, to hay nhỏ, giữ gìn hay tùy tiện thì chắc chắn chiếc tủ lạnh cũng cần phải được vệ sinh định kì.
“ Mình thường vệ sinh tủ lạnh vào mỗi cuối tuần, vừa để vét nốt những thực phẩm tồn trong tuần qua, vừa để lên kế hoạch cho lần mua sắm tiếp theo. Cách mình thường dùng để vệ sinh tủ lạnh là dùng dung dịch giấm loãng để lau chùi trên các bề mặt bên trong.
Tủ lạnh mình dùng các loại hộp kín để đựng thực phẩm nên thường tủ không có mùi. Tuy nhiên mỗi khi có vỏ quýt hay chanh, mình vẫn thường cho vào 1 góc gọn trong tủ. Mùi tinh dầu tự nhiên sẽ cho ta cảm giác thư thái hơn mỗi khi mở tủ lạnh“, chị Xuân Liên gợi ý.
Thật tuyệt vời khi con người có thể liên tục tạo ra nhiều giá trị thặng dư để nâng cấp các thiết bị phục vụ nhu cầu cuộc sống. Nhưng nếu chưa đủ điều kiện kinh tế và bản thân cũng không cần dùng tới những chức năng hiện đại đó, các chị em có thể cùng nhau trao đổi và học hỏi cách để nâng tầm đẳng cấp sống trên cơ sở những đồ dùng sẵn có tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí lại hiệu quả tối đa.
Chiếc tủ lạnh khiêm tốn trong nhà của chị Xuân Liên.
Vợ không đồng ý tôi học thêm văn bằng hai
Tôi là nam, 31 tuổi, tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh năm 2013.
Sau khi ra trường, tôi muốn tiếp tục học văn bằng hai Anh văn nhưng vì gia đình quá khó khăn, không có tiền theo học. Trong những năm học đại học, tôi vừa đi học vừa làm thêm để trang trải việc học. Sau khi ra trường, tôi làm việc tại TP HCM để có tiền và vẫn nuôi dưỡng ước mơ học Anh văn.
Năm 2016 tôi chuyển công tác về TP Long Khánh- Đồng Nai. Tôi lập gia đình năm 2017, vợ làm nhân viên văn phòng tại TP HCM. Trong thời gian làm việc tại Long Khánh, tôi rất muốn học văn bằng hai Anh văn, muốn sau này buổi tối có thể dạy thêm tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ, ban ngày vẫn làm việc ở công ty.
Tháng 1/2020 tôi trúng tuyển ngành Anh văn của một trường đại học ở Sài Gòn, mức học phí không quá cao, một tuần học 3 buổi tối. Trước khi đăng ký học tôi có bàn bạc với vợ và nhận được sự đồng ý. Tôi dự định học xong sẽ học thêm vài chứng chỉ Anh văn khác để có thể đi dạy. Thời gian này vợ tôi có bầu, dự sinh tháng 7/2020.
Hiện tại tôi học xong học kỳ một, chuẩn bị học tiếp kỳ hai (muốn tốt nghiệp cần hoàn thành 4 học kỳ). Tôi rất hứng thú và muốn học, điểm thi không quá cao nhưng vẫn ổn. Vợ lại không muốn cho tôi học tiếp vì sau khi sinh xong không có người chăm con. Bà ngoại rất yếu, không thể chăm cháu, ông bà nội cũng vậy.
Vợ nhiều lần nói tôi nghỉ. Tôi rất buồn về chuyện này và không muốn vợ chồng cãi nhau. Vợ tôi đã về nghỉ thai sản ở nhà bà ngoại. Tôi biết nếu tiếp tục đi học thì vợ chăm con một mình sẽ rất vất vả, dù vợ chỉ chăm con vào 3 buổi tối khi tôi đi học thôi, những ngày còn lại tôi vẫn phụ chăm con được. Tôi muốn theo đuổi con đường học tập, muốn sau này đi dạy thêm hoặc làm giáo viên. Tôi rất buồn về chuyện này, mong các bạn tư vấn giúp.
Clip cô giáo khóc oà khi phải chia tay lớp để nghỉ sinh lấy nước mắt dân mạng Vì năm học kéo dài hơn bình thường nên giáo viên này đành phải chia tay học trò, chuẩn bị cho tháng cuối thai kỳ trước khi kỳ thi tốt nghiệp diễn ra. Dịch Covid-19 đã làm trì hoãn các công việc thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có các hoạt động liên quan tới giáo dục. Việc các học sinh...