Nữ giáo viên 22 tuổi mất tích trên đường từ Nghệ An vào Hà Tĩnh dạy học
Trên đường từ Nghệ An vào Hà Tĩnh dạy học, cô C. bị mất liên lạc, hiện gia đình đang tổ chức tìm kiếm.
Tối 6/12, trả lời báo chí, ông Nguyễn Bảo Trung, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, một nữ giáo viên của trường bị mất liên lạc nhiều giờ qua, hiện gia đình đang tổ chức tìm kiếm.
Trước đó, tối 5/12, người thân cô L.T.T.C. (22 tuổi, trú xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) liên hệ lãnh đạo Trường THPT Phúc Trạch, thông tin việc nữ giáo viên mất liên lạc khi từ nhà ở Nghệ An vào Hà Tĩnh dạy học.
Cô L.T.T.C. (Ảnh: CTV)
Video đang HOT
Theo người thân cô C., khoảng 17h30 ngày 5/12, cô C. báo với gia đình đã đến TP Hà Tĩnh và đang di chuyển đến trường dạy học ở huyện Hương Khê. Sau đó, nữ giáo viên mất liên lạc.
“Hiện điện thoại của em C. đã gọi đổ chuông nhưng không có ai bắt máy. Cơ quan chức năng đã định vị được ở trong huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Hiện phía gia đình đang đi vào huyện Kỳ Anh để tìm”, một người thân của cô giáo C. cho biết thêm.
Dữ liệu camera an ninh khu vực cầu Bến Thủy cho thấy cô C. đi xe máy màu trắng qua cầu lúc 15h46 ngày 5/12. Các giáo viên tại Trường THPT Phúc Trạch đã cố gắng liên lạc với nữ giáo viên bằng số điện thoại và các nền tảng mạng xã hội khác nhưng không có kết quả.
Ngày 3/12 là cuối tuần nên cô C. về Nghệ An. Đến chiều 5/12, cô C. vào lại trường để tham gia giảng dạy.
Gia đình đã trình báo công an các huyện nơi cô C. đi qua để tìm kiếm.
Mưa lũ làm 8 người chết, nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết (tại Nghệ An, Hà Tĩnh); 26 nhà thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà bị ngập (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), hiện nước đang rút chậm.
Huy động máy xúc để khắc phục sự cố sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông trên đường ở huyện Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ cũng làm thiệt hại 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả hằng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở ; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ...
'Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi (xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén); 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén. Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn (tại bản Cánh, Sơn Hà); sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ .
Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn (trong đó 4 điểm sạt lở rất nặng), làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ.
Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.
Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ô tô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được 1 chiếc); 10 ô tô bị ngập.
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của
Thủ tướng Chính phủ và số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Các tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.
Các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới; tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Nhận định về đợt mưa lớn diện rộng xảy ra ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đợt mưa này sẽ duy trì trong ngày 9/9, sang ngày 10/9, mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ, ở Bắc Trung Bộ khả năng sẽ...