Nữ giảng viên xinh đẹp làm Đại sứ Hòa bình
Đại sứ Hòa Bình cho Chính phủ Indonesia, một trong 28 đại biểu trẻ tham gia hành trình tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản (SSEAYP) 2019, người giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc…
Hồ Trúc Chi (sinh năm 1992) hiện đang là gương mặt giảng viên trẻ nổi bật tại trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM).
Trúc Chi đang giảng dạy bộ môn Anh văn Kỹ thuật tại trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM). Trước đó, cô đã hoàn thành chương trình học đại học tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM và chuẩn bị hoàn thành chương trình cao học tại khoa Ngữ văn Anh, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM).
Từ đại biểu tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản…
Trúc Chi cho biết, SSEAYP là chương trình ngoại giao nhân dân có uy tín và lớn bậc nhất từ trước đến nay. Đây là cơ hội để các đại biểu trẻ tìm hiểu, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau trong khu vực, mở rộng tầm nhìn ra thế giới, nâng cao kiến thức và kỹ năng trên nhiều lĩnh vực.
Hồ Trúc Chi. (Ảnh: NVCC)
Một trong những nội dung được SSEAYP đặc biệt quan tâm là giáo dục “nền móng” để tạo nên các thay đổi tích cực trong xã hội. SSEAYP tạo cơ hội cho các đại biểu có góc nhìn thực tế về hoạt động giáo dục hiện nay tại Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Xuyên suốt hải trình, Trúc Chi và các đại biểu được đón tiếp và trò chuyện cùng đại diện Bộ Giáo dục của các nước, được chất vấn, thắc mắc hay đưa ra những đề xuất, kiến nghị thẳng thắn mang tính xây dựng. “Được gặp gỡ và trình bày trực tiếp những trăn trở với đại diện ngành Giáo dục là một cơ hội quý mà mình chỉ tìm thấy ở SSEAYP. Thông qua các hoạt động, thảo luận trên tàu, mình học được cách nhìn nhận đa chiều về văn hóa và giáo dục của mỗi nước, góp nhặt từng chút để khi về nước có thể lan tỏa, truyền cảm hứng tới các bạn học sinh, sinh viên và cộng đồng nói chung”, Trúc Chi tâm sự.
Trúc Chi (thứ hai, từ phải sang) giao lưu với bạn bè quốc tế trong chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản 2019. (Ảnh: NVCC)
Đến Đại sứ Hòa bình
Video đang HOT
Trở thành Đại sứ Hòa bình cho chính phủ Indonesia (2019 – 2020) là hành trình đầy bất ngờ và thử thách đối với Trúc Chi. Cô đã tham gia quá trình tuyển chọn rất kỹ của Đại sứ quán Indonesia. Sau vòng Hồ sơ là vòng Phỏng vấn: “Mình được Đại sứ CH Indonesia tại Việt Nam Ibnu Hadi trực tiếp phỏng vấn. Việc trở thành Đại sứ Hòa bình là một niềm vinh dự lớn. Trong hai năm làm Đại sứ Hòa bình, mình luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò thúc đẩy các hoạt động hòa bình, hữu nghị, văn hóa, nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, mình và các Đại sứ của các nước khác trong khu vực ASEAN cũng tham gia tổ chức rất nhiều hoạt động để truyền tải thông điệp về một khu vực ASEAN hữu nghị, hòa bình và vì hòa bình”, Trúc Chi chia sẻ.
Chi (thứ ba, từ trái qua) trong vai trò Đại sứ Hòa bình. (Ảnh: NVCC)
Học giỏi và đa năng
Từ khi học trung học đến khi vào đại học và học sau đại học, Trúc Chi luôn dẫn đầu lớp với những bảng thành tích học tập ấn tượng. “Thời sinh viên, mình có làm thêm nhiều công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống: Phát tờ rơi, gia sư, hay phụ việc trong nhà hàng… và cả biểu diễn múa – công việc làm thêm vẫn theo cô đến tận bây giờ.
Trúc Chi (thứ tư, từ phải sang, hàng cuối) trong vai trò Đại sứ Hòa bình cho Chính phủ Indonesia (2019 – 2020). (Ảnh: NVCC)
Được học bổng sau đại học của ĐHQG TP. HCM là một nỗ lực không mệt mỏi của Trúc Chi. Bên cạnh việc học tốt và đúng tiến độ với điểm số cao, Trúc Chi còn tham gia báo cáo và viết khá nhiều bài nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đã có 5 bài báo báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí uy tín.
Tại trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), giảng viên trẻ Trúc Chi được rất nhiều sinh viên yêu quý vì phong cách gần gũi, nhiệt tình, nghiêm túc mà vẫn không kém phần hài hước. Cô còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên.
Trúc Chi (ngoài cùng, phải) giao lưu với bạn bè quốt tế tại Singapore. (Ảnh: NVCC)
Trúc Chi từng đoạt nhiều giải thưởng văn nghệ như: Giải Khuyến khích cuộc thi đàn organ tại TP. HCM, Huy chương Vàng Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm – Văn nghệ – Thể thao (tổ chức tại Thái Nguyên, năm 2009), giải Nhì cuộc thi hát tiếng Anh toàn TP. HCM…
Trúc Chi tham gia dạy cho trẻ em vùng xa trong một dự án dạy học tình nguyện. (Ảnh: NVCC)
Thời gian tới, Trúc Chi dự định sẽ tiếp tục học nâng cao trình độ, thực hiện một số nghiên cứu khoa học, bên cạnh công tác giảng dạy. Bận rộn là vậy nhưng cô cho biết vẫn sẽ tham gia các chương trình tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Tình báo Indonesia xuất đầu lộ diện trong cuộc chiến chống Covid-19
Cơ quan Tình báo Quốc gia (BIN) của Indonesia là cơ quan mật nhưng trong cuộc chiến khốc liệt chống Covid-19 ở nước này, họ đã xuất đầu lộ diện.
Khi Indonesia đối mặt với đại dịch Covid-19, hầu hết tất các các cơ quan an ninh quốc gia của quốc gia vạn đảo này đều tham gia sâu vào việc khống chế dịch bệnh đó. Chính phủ Indonesia hiện gồm rất nhiều sĩ quan cấp tướng của quân đội và cảnh sát đã nghỉ hưu, nhiều người trong số đó đóng vai trò lãnh đạo trong Nhóm đặc trách về Covid-19. Bản thân Nhóm đặc trách này cũng gồm nhiều sĩ quan cảnh sát và quân đội đương nhiệm.
Trang chủ website của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN) (Ảnh chụp màn hình)
Giữa thời khủng hoảng Covid-19, các cơ quan an ninh của Indonesia được trao trách nhiệm lớn cùng quyền lực lớn lao đi kèm.
Các Lực lượng Vũ trang Indonesia (TNI) có vai trò cung cấp hỗ trợ về hậu cần, cung ứng, và vận tải cho ứng phó với đại dịch Covid-19. Họ đã nhanh chóng trở thành bên quản trị các bệnh viện khẩn cấp về Covid-19 ở Kemayoran, Jakarta, và đảo Galang, quần đảo Riau.
Trong khi đó, lực lượng Cảnh sát Indonesia (POLRI) có vai trò thực thi giãn cách xã hội và các biện pháp khác để giảm nhẹ dịch bệnh.
Tình báo Indonesia lấn sân sang ngành y tế?
Đáng lưu ý nhất là trường hợp mở rộng vai trò của Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia (BIN). Tổ chức nào có nhiệm vụ truy vết những người tiếp xúc với nguồn bệnh Covid-19 để nắm được mức độ lây nhiễm của dịch bệnh này, nhằm đưa ra cảnh báo sớm. Tuy nhiên vai trò của họ không dừng lại ở đó mà được mở rộng tới mọi thứ liên quan đến đại dịch Covid-19.
Vào ngày 13/3/2020, BIN thông báo với công chúng rằng họ đã xây dựng được mô hình lan truyền của Covid-19, với dự đoán đỉnh dịch xảy ra vào tháng 5/2020. Vào ngày 17/4, BIN quyên góp thiết bị y tế và thuốc men cho Nhóm đặc trách của chính phủ Indonesia. BIN lập ra một đơn vị tình báo y tế - đơn vị này không tồn tại trước đại dịch Covid-19, rồi tuyển các tình nguyện viên y tế để đương đầu với đại dịch này. Đơn vị đó ra mắt vào ngày 22/4.
BIN đã chuẩn bị các phòng xét nghiệm nhanh lưu động và thực hiện một số cuộc xét nghiệm ở Jakarta, Nam Tangerang, Tangerang, Surabaya, và những nơi khác.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia cũng cung cấp hỗ trợ thiết bị y tế cho các chính quyền địa phương của nước này. Họ còn phun thuốc khử trùng ở một số khu vực và giáo dục cộng đồng về sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
Vào ngày 6/6, BIN một lần nữa công bố với công chúng rằng họ dự đoán số ca bệnh sẽ vẫn gia tăng dù trước đó họ đự đoán đỉnh dịch rơi vào tháng 5. Cuối cùng vào ngày 12/6, BIN tuyên bố họ đang điều phối nỗ lực đẩy nhanh việc sản xuất thuốc trị Covid-19.
Tình báo Indonesia chủ động hoạt động dưới ánh sáng?
Vai trò của BIN trong việc xử lý Covid-19 có 3 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, BIN vốn không có chuyên môn về dịch tễ học và y tế công cộng. Việc xây dựng mô hình bệnh Covid-19 có lẽ hơi vượt tầm của họ. Việc này đáng lẽ phải do các chuyên gia y tế công cộng và dịch tễ học của Bộ Y tế Indonesia đảm nhiệm. Thế nhưng, vào ngày 2/4, Trưởng Nhóm đặc trách Covid-19 của chính phủ Indonesia lại nói rằng dự báo của BIN về số ca Covid-19 (được công bố trước đó vào giữa tháng 5) là chính xác tới 99%.
Thứ hai, giả dụ BIN hoàn toàn có chuyên môn về y tế thì công tác tình báo đó đáng lẽ chỉ được gửi tới một địa chỉ, đó là Tổng thống Indonesia, chứ không phải gửi công khai diện rộng cho công chúng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn phát trên truyền hình vào hôm 22/4, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay, ông được thông báo hàng ngày bằng văn bản về đại dịch Covid-19 - nhiều khả năng đây là các báo cáo tình báo do BIN cung cấp. Tuy nhiên có một chi tiết thú vị ở đây. Tổng thống Widodo trả lời câu hỏi vì sao chính phủ không tiến hành phong tỏa như sau: Các bản báo cáo đó cho rằng chẳng có nước nào thành công trong việc thực hiện phong tỏa cả. Nhưng hết ngày hôm đó, Việt Nam kết thúc việc cách ly toàn xã hội và tuyên bố thành công trong việc làm phẳng đường cong của dịch bệnh mà không ghi nhận trường hợp tử vong nào do Covid-19. Như vậy, thông tin tình báo của BIN có lẽ không được chính xác cho lắm.
Thứ ba, với tư cách là cơ quan tình báo, thì BIN nên hành động theo lối mật, kể cả trong vụ Covid-19. Nghĩa là, nếu thực hiện các cuộc xét nghiệm ở nơi công cộng, BIN cũng không nên để lộ tên của mình ra và nên sử dụng danh nghĩa của các đơn vị khác để tạo bình phong. Như thế mới đúng với khẩu hiệu của họ: "Nếu thành công, không được khen; Nếu thất bại, không bị xỉ vả; Nếu thua cuộc, không bị truy lùng; nếu chết, không được ghi nhận". Tức là Cơ quan Tình báo Quốc gia Indonesia có truyền thống không lộ diện để nhận công về mình. Vậy vì sao lần này BIN lại ra khỏi bóng tối để thực hiện công tác giữa thanh thiên bạch nhật?
Có thể có một lý do cho hiện tượng này. Người đứng đầu BIN, Budi Gunawan, đã ra tuyến trước trong các hoạt động chính trị của Indonesia vào năm 2019 sau khi ông làm trung gian hàn gắn giữa Tổng thống đắc cử Joko Widodo và đối thủ là Prabowo Subianto, sau khi xảy ra một cuộc tranh cãi về bầu cử dẫn tới biểu tình bạo loạn. Khi ông Widodo và ông Subianto gặp gỡ nhau ở một ga tàu tại Jakarta, ông Gunawan đứng giữa 2 người. Có lẽ Gunawan đang nâng BIN lên thực hiện một vai trò rộng hơn trong nền chính trị Indonesia.
Indonesia sẽ tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông đối phó với Trung Quốc Indonesia sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông để đối phó với các "hành động khiêu khích của Trung Quốc". Ngày 13/6, Chủ tịch Ủy ban I, Hạ viện Indonesia, ông Sukamta đã yêu cầu Tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia triển khai tàu chiến và máy bay trinh sát ở vùng Biển Natuna để giữ chủ quyền lãnh...