Nữ giám đốc bưu điện huyện dọa băm mặt cô giáo thành mười mảnh
Không những bực tức, tôi còn rất lo âu sợ hãi vì những tin nhắn nhận được
Cô giáo Phạm Thúy Ngọc luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ với những tin nhắn đe dọa.
Những tin nhắn dọa chém, giết như vậy việc này đã diễn ra trong một thời gian dài khiến cả gia đình tôi sống trong tâm trạng lo âu”, Chị Ngọc tâm sự
Từ chuyện tình duyên trắc trở.
Chị Phạm Thị Thúy Ngọc là giáo viên cấp 2 trường làng ở một xã thuần nông vùng Trung Du Phú Thọ.
Mọi chuyện bắt đầu từ câu việc tình duyên trắc trở của cô Ngọc từ mấy năm trước. Nhiều năm qua chị sống cảnh cô đơn gối chiếc cùng cô con gái đã sắp vào tiểu học.
Video đang HOT
Chị Ngọc kể: “Khoảng vài ba tháng nay tôi đã bị rất nhiều số điện thoại gọi đến để dọa nạt. Sau khi tìm hiểu mới biết trong các số đó có số điện thoại của một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Oanh hiện nay đang là GĐ Bưu điện huyện Yên Lập”.
Chị Ngọc tiếp lời: “Tôi cũng chỉ mới quen anh S làm thi hành án ở huyện Cẩm Khê. Hai người cũng ít liên lạc ngoại trừ khi có việc. Cũng có lần tôi và nhiều người bạn có liên lạc qua điện thoại để hỏi đáp án của môn thi chính trị. Việc tôi liên lạc không có mục đích gì. Bà Oanh đã nghi ngờ và liên tục xúc phạm đe dọa tôi mặc dù bà không hề có căn cứ”.
Liên tục bị “bom” tin nhắn dọa giết.
Cũng theo chị Ngọc: Bà Oanh có chồng là ông S là cán bộ của chi cục thi hành án huyện Cẩm Khê. Ông S công tác cách xa nhà nên thường xuyên ở lại cơ quan. Gần đây bà Oanh là vợ ông S luôn nghi ngờ Ngọc có quan hệ bất chính với chồng mình nên có rất nhiều việc làm xúc phạm đến uy tín, danh dự của chị Ngọc. “Đáng sợ hơn gần đây chị ấy có nhiều tin nhắn từ nhiều số điện thoại khác nhau có nội dung lăng nhục, thậm chí dọa giết và làm hại những người thân trong gia đình nên tôi hết sức lo sợ“.
Chị Ngọc thường xuyên bị những tin nhắn như thế này đe dọa…
Đơn tố cáo của chị Ngọc thể hiện rõ: “ Vào hồi 9h15 ngày 8/10/2012 bà Nguyễn Thị Oanh GĐ bưu điện huyện Yên Lập có tới trường tôi đề đơn tố cáo việc tôi có quan hệ không lành mạnh, ông Hà Xuân S là cục trưởng cục thi hành án huyện Cẩm Khê. Không dừng lại ở đó bà còn dùng điện thoại nhắn tin đến số máy của tôi với nội dung đe dọa, xúc phạm lớn đến danh dự của tôi.
Không những vậy tôi còn thấy bà đã đi xe của bưu điện Yên Lập tới trường THCS Sơn Tình vào hồi 9h15 thứ hai ngày 08/10/2012, từ 9h15 đến 11h00). Việc trên đã vi phạm quy định về việc sử dụng xe công của nhà nước đi giải quyết việc cá nhân”
Chúng tôi nhận thấy có hàng trăm tin nhắn từ nhiều số điện thoại khác nhau đã “dội” xuống số thuê bao của chị Ngọc. Bên cạnh những tin nhắn dọa chém giết…Có rất nhiều tin nhắn tục tĩu, thiếu văn hóa mà không ai nghĩ rằng đó là của một vị lãnh đạo, một cán bộ đảng viên thực hiện.
Với nội dung này, chúng tôi đã đến làm việc với bà Nguyễn Thị Oanh tại Bưu điện huyện Yên Lập, nơi làm việc của bà. Khi được hỏi số thuê bao có tin nhắn tới số thuê bao của cô Ngọc đó có phải là thuê bao chính chủ của bà? Bà Oanh khẳng định: “ Đó là số thuê bao của tôi tuy nhiên tất cả những tin nhắn đó không hoàn toàn là của tôi. Một số tin nhắn là do con tôi vì bức xúc chuyện quan hệ bất chính của Ngọc với bố mình nên gửi cho Ngọc”
Sau hàng loạt lời lẽ thanh minh phân trần bà Oanh có vẻ “hạ giọng” hơn và nói: “Quả tình là chị có nhắn như vậy nhưng vì nóng giận mất khôn. Mong các em thông cảm. Chị làm vậy cũng chẳng qua là để giữ gìn hạnh phúc”. Khi được hỏi: Bà nghi Ngọc có quan hệ bất chính với chồng bà liệu bà có căn cứ gì không? Bà trả lời: “ Tôi cũng chỉ nghi ngờ và nghe nói. Việc tôi đơn thư tới cơ quan chị Ngọc cũng chỉ vì tôi có quen biết với hiệu trưởng trường Ngọc nên làm như vậy theo kiểu “vỗ vai”. Còn việc tôi đi xe của cơ quan tới, đây chỉ là tôi có việc thì nhân tiện qua đây thôi”.
Trước tình trạng đó, chị Ngọc rất lo sợ cho sự bình yên của chính bản thân mình và và cô con gái đang học tiểu học. Cần có sự vào cuộc của các cơ quan liên quan để sụ việc trên không kéo dài gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Theo xahoi
Người Hà Nội sẵn sàng "ra tay" khi va chạm giao thông
Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu và hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Sáng 8/12, UBND TP. Hà Nội, Sở VH TT&DL Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Góp ý xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
PGS. TS. Phạm Quang Long - Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội khẳng định, mục tiêu của Hội thảo này là muốn đúc kết các ý kiến, xây dựng những quy định cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại cơ bản, thiết thực, vừa đảm bảo được quyền của mỗi công dân nhưng cũng làm rõ được nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước cộng đồng, xã hội.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến cho rằng, hiện nay, những khía cạnh tiêu cực của văn hóa ứng xử đang làm phiền lòng nhiều người, thậm chí làm tổn hại đến hình ảnh của một cộng đồng dân cư, một địa phương, thậm chí là của một dân tộc.
Để đạt được mục tiêu, tạo sự chuyển biến đặc biệt trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, cần phấn đấu mỗi người dân trên Thủ đô trở thành công dân tiêu biểu, đòi hỏi mỗi người, mỗi tổ chức mỗi cá nhân với tình yêu Hà Nội có những đóng góp tham gia.
Hình ảnh thiếu kiềm chế khi va chạm giao thông trên đường. (Ảnh: internet)
Trong khi đó, TS. Lê Thị Bích Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa -Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: "Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Những điều trông thấy, hiện hữu trước mắt cứ khiến tôi buồn và không khỏi đau lòng".
Theo TS. Bích Hồng, hiện nay, lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói lệch chuẩn, nhất là ở giới trẻ.
Bàn luận về văn hóa giao thông ở Hà Nội, ông Lưu Xuân Bình, Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông Hà Nội cho rằng, văn hóa giao thông không đứng ngoài cuộc sự vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
"Giao thông là tấm gương phản ánh trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở mỗi nước. Trong 20 năm trở lại đây, kinh tế không ngừng phát triển, hạ tầng giao thông tuy đã mở rộng như: xây dựng mới nhiều tuyến đường nội đô, mở rộng các tuyến đường vành đai, cầu vượt...song cũng không đáp ứng được nhu cầu phát triển ồ ạt của các loại phương tiện và việc tăng dân số.
Điều đó khiến thủ đô quá tải về giao thông, đường xá chật chội, cảnh ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân còn hạn chế. Một số người còn thiếu sự kiềm chế và nhường nhịn mỗi khi chẳng may bị va chạm...
Hình ảnh giao thông thủ đô thực sự chưa đẹp trong con mắt của bạn bè thế giới và là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi tham gia giao thông.
Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng văn hóa giao thông và đưa quy tắc ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông để làm nền cho sự phát triển văn hóa giao thông sau này", ông Bình đánh giá.
Bên cạnh văn hóa giao thông, đa phần các đại biểu đều đồng tình với ý kiến nên "Xây dựng hệ quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơi công cộng thành phố Hà Nội".
Theo Dantri
Lại thêm học sinh chửi cô giáo trên mạng Một nữ sinh Hà Nội có tên Trannie đã dùng những từ viết tắt tục tĩu viết về cô giáo của mình. Nữ sinh này bị cô giáo mắng vì trong giờ không chú ý đến bài giảng. Sau khi cô giáo mắng nữ sinh này đã viết lên tường trang cá nhân của mình. Cô gái với lời lẽ không hay đã...