“Nữ gia sư hot nhất Malaysia” bị chê mặc kém duyên đến trại trẻ mồ côi
“Cô gia sư nổi tiếng nhất Malaysia” mặc quần ngắn, áo 2 dây đi trao quà từ thiện ở trại trẻ mồ côi.
Amber Na sinh ngày 5/11/1997, Malaysia, được biết đến với vai trò là nữ DJ, người mẫu và streamer. Không chỉ nổi tiếng tại quê nhà, Amber Na còn được nhiều khán giả ở Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc quan tâm. Ngoài ra, cô còn được một fanpage lớn ở Singapore đăng tải loạt ảnh đang dạy học cho các bé ở một trại trẻ mồ côi trong một chuyến đi làm từ thiện với dòng chú thích: “Cô gia sư gợi cảm nhất hành tinh”.
Mới đây, cô nàng gây chú ý trên mạng xã hội khi đăng tải những hình ảnh đi làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi. Dưới phần bình luận, nhiều người dành lời khen ngợi cho Amber Na. Tuy nhiên cũng có không ít người góp ý vì trang phục cô mặc không phù hợp. Cụ thể, Amber Na diện áo 2 dây cùng chiếc quần ngắn, khi giao lưu, chơi đùa cùng các em nhỏ, dễ để lộ nhiều khoảnh khắc “kém duyên”.
Nữ DJ nổi tiếng người Malaysia gây tranh cãi với bộ trang phục ngắn, hở đi làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi.
Bộ trang phục không chỉ không phù hợp mà còn gây bất tiện khi cô nàng giao lưu, dạy học cho các em nhỏ.
Video đang HOT
Trước đó, Amber Na gây chú ý khi đi dạy học cho trẻ ở trại trẻ mồ côi nhưng trang phục được đánh giá là kín đáo, lịch sự hơn.
Trên các diễn đàn mạng xã hội, chuyện người nổi tiếng nên “mặc gì khi đi làm từ thiện” vẫn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Dưới một bài viết đăng tải về lối ăn vận của các người đẹp, hot girl khi đi làm từ thiện, có người mặc áo 2 dây, váy ngắn, nếu mặc quần jean, áo sơ mi trắng thì cũng mang thêm giày cao gót, sơn móng tay cùng những phụ kiện đắt đỏ như nhẫn kim cương, túi xách hàng hiệu, rất dễ gây phản cảm khi những hình ảnh này được đưa lên mạng xã hội.
Đối lập lại với những ý kiến trên, một số cư dân mạng lại cho rằng, không nên quá khắt khe với các người đẹp, hot girl trong chuyện làm từ thiện vì có những trường hợp, người được chọn đi trao quà là hình ảnh mang tính chất ẩn dụ, tượng trưng cho những tấm lòng hảo tâm, thực tế nhất là khoảnh khắc trao quà cận cảnh. Thậm chí, cũng có ý kiến nhận định, có lẽ việc ăn mặc của các người đẹp một phần là do sơ ý và những người nhận quà đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, nên cũng có thể, họ không đến nỗi cảm thấy tủi thân, càng đừng nói đến những em bé mồ côi vì không phải ai cũng có thể phân biệt được hàng hiệu, hàng nhái, hoặc logo của thương hiệu cao cấp.
Người đẹp Trà Vinh từng nhận nhiều ý kiến trái chiều vì mặc váy điệu đà đi trao quà từ thiện.
Tuy vậy, đối với những người nổi tiếng có nhiều lượt theo dõi trên trang cá nhân, được coi là có sự ảnh hưởng nhất định vì việc giữ gìn hình ảnh chỉn chu mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đi làm từ thiện cũng là điều cần thiết. Trong khuôn khổ những hoạt động gây quỹ giúp nạn nhân động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), cả Chương Tử Di và Phạm Băng Băng đều nhận được vô số lời khen vì cách lựa chọn trang phục tinh tế.
Chương Tử Di tận dụng sự nổi bật của cô tại LHP Cannes để gây quỹ cho đồng bào của mình. Xuất hiện ở sự kiện lớn, Chương Tử Di không thể mặc quá giản dị như áo phông, quần jean. Cô lựa chọn cho mình chiếc váy màu đen, tay bồng, đính một bông hoa cúc trắng bên vai áo – bộ trang phục được đánh giá là đẹp, thanh lịch, sang trọng nhưng cũng đủ nghiêm ngắn, thành kính trước sự tang thương, mất mát của người dân Tứ Xuyên.
Chương Tử Di diện trang phục màu đen, cài hoa cúc trắng trước ngực ở LHP Cannes 2008.
Ngược lại, Phạm Băng Băng chọn váy xường xám màu trắng – trang phục truyền thống của Trung Hoa khi tham gia chương trình truyền hình trực tiếp gây quỹ ủng hộ nạn nhân động đất của Đài truyền hình Hồ Nam năm 2008. Không chỉ thế, cô còn từ chối công bố số tiền cá nhân mà cô đã đóng góp. Đây được xem là một hành động đẹp, văn minh của “nàng Kim Tỏa”.
Phạm Băng Băng trong bộ xường xám khi tham gia chương trình truyền hình trực tiếp gây quỹ ủng hộ nạn nhân động đất của Đài truyền hình Hồ Nam.
Phạm Băng Băng nhiều lần đi làm từ thiện trong hình ảnh vô cùng giản dị.
Ngoài ra, trường hợp Hoa hậu Hoàn vũ 2007 người Nhật Bản Riyo Mori từng đến Việt Nam trao quà từ thiện ở tỉnh Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) cũng chiếm được rất nhiều thiện cảm, với bộ trang phục là chiếc áo thể thao màu nâu tây pha vàng đất, kéo khóa kín cổ, mũ lưỡi trai và giày thể thao cùng băng rôn Hoa hậu Hoàn vũ vắt chéo. Cô trang điểm rất nhẹ, gần như để móng tay nguyên bản và khi trao quà đều nhún mình, hoặc ngồi thụp xuống thấp hơn vị trí của người nhận là các em bé.
Hoa hậu Riyo Mori đến trao quà từ thiện ở Việt Nam.
Có câu “của cho không bằng cách cho”, văn hóa mặc trong chuyện đi làm từ thiện cũng phần nào thể hiện được điều đó. Cũng có thể thấy, sự ảnh hưởng của người nổi tiếng là rất lớn, kể cả văn hóa ăn mặc và gu thẩm mỹ. Ngôi sao Hollywood Harison Ford từng nói: “Khi tôi nói tôi thích một đôi giày, tôi cá cũng sẽ có hàng trăm người thích nó”. Cho nên, không thể nói rằng, những người nhận quà từ thiện không phân biệt được trang phục đẹp – xấu, hàng hiệu – hàng nhái mà người đi trao quà muốn mặc như thế nào cũng được.
Trung Quốc 'siết' hoạt động dạy thêm sau giờ học
Bộ Giáo dục Trung Quốc sẽ thiết lập cơ chế dài hạn để loại bỏ hoàn toàn việc dạy thêm học thêm và các hình thức học 'chui' vào tháng 6/2024.
Học sinh làm bài tập về nhà tại một trung tâm chăm sóc sau giờ học ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Cụ thể, Bộ Giáo dục sẽ phối hợp cùng 11 sở giáo dục địa phương xây dựng và ban hành hướng dẫn cấm mọi hình thức quảng cáo về dạy thêm, dạy gia sư cho học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học. Giáo viên bị cấm dạy kèm cho học sinh có thu phí.
Bộ Giáo dục sẽ xây dựng bộ phận giám sát các tổ chức dạy thêm sau giờ học; khuyến khích người dân tố giác, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng về các hoạt động liên quan đến sai phạm về dạy thêm. Những người cung cấp thông tin chính xác sẽ được khen thưởng.
Ngược lại, những hoạt động sai phạm sẽ được công khai 3 tháng một lần, đưa vào danh sách đen và nền tảng chia sẻ thông tin tín dụng quốc gia.
Theo một quan chức Bộ Giáo dục, cơ chế mới nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm "chui" trá hình dưới các hình thức như gia sư tại nhà, giúp việc nhà cao cấp... Việc xử lý học thêm "chui" sẽ được đưa vào quy định quản lý cấp cơ sở để các địa phương có khung pháp lý ngăn chặn tình trạng này.
Còn chuyên gia giáo dục Xue Eryong, Trường ĐH Sư phạm Bắc Kinh, cho rằng các trường học cần tận dụng tốt tài nguyên giáo dục kỹ thuật số, tăng cường trải nghiệm học tập cho học sinh. Đồng thời, các trường có thể cung cấp dịch vụ sau giờ học miễn phí cho học sinh nhằm hạn chế tình trạng các em học thêm với chi phí đắt đỏ.
Tuyển dụng giáo viên cần một cơ chế đột phá như khoán 10 Lớp đại học chúng tôi có một người đang làm gia sư Toán. Sau khi tốt nghiệp ĐH, anh có mong muốn xin vào dạy ở một trường phổ thông của Hà Nội nhưng không được nhận do biên chế nghề giáo rất khó khăn. Việc tuyển dụng phải theo chỉ tiêu đã được TP Hà Nội phê duyệt. Vì yêu trẻ và...