Nữ già làng Ksor Blăm – Cây đại thụ của buôn làng
Là nữ già làng hiếm hoi của Tây Nguyên, bà Ksor H’Blăm (làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con dân làng yêu mến và được chính quyền địa phương tín nhiệm bởi những cống hiến của bà đối với sự phát triển vùng biên nắng gió.
Nữ già làng Ksor H’Blăm – già làng làng Krông, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Sinh năm 1945, nguyên là cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, cả cuộc đời bà H’Blăm cống hiến cho cách mạng, cho việc làng, không nghĩ đến hạnh phúc riêng. Bà được bầu là già làng từ những năm 1998. Phải rất mẫu mực, uy tín, bà H’Blăm mới được trao giữ chức già làng. Bởi theo lệ làng xưa ở Tây Nguyên, phụ nữ còn không được bước lên nhà Rông – nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của những người uy tín trong làng. Bà được lòng tin yêu của nhân dân vì khi thấy gia đình nghèo khó, bà H’Blăm cho mượn bò, mượn tiền, mượn gạo. Lâu dần bà là chỗ dựa của họ, là niềm tin của những phận nghèo.
Kinh tế của gia đình chị Siu Kéo, làng Krông trước đây rất khó khăn. Thấy nhiều người đến nhà già Ksor H’Blăm mượn tiền để làm ăn nên năm 2019 chị mạnh dạn qua mượn con bò cái của già để về gây dựng đàn bò. Già cho gia đình chị mượn 1 con bò cái sinh sản và một số tiền để mua cây giống trồng trọt. Hiện con bò này đã đẻ được 2 con, gia đình chị cũng đã có vốn để phát triển sản xuất. Gia đình có việc gì chị cũng đến tâm sự và xin ý kiến của già để giải quyết thấu đáo hơn.
Già làng Ksor H’Blăm cùng lực lượng công an, biên phòng, Mặt trận xã Ia Mơr tuyên truyền các chính sách, chủ trương của nhà nước đến dân làng Krông, xã a Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai.
Già H’Blăm không nhớ đã cho bao nhiêu người trong làng mượn tiền, mượn bò vì số lượng quá nhiều và diễn ra trong thời gian quá dài. Có người mượn trả đúng hẹn, có người chậm trả, xin khất năm này đến năm khác, đến nay vẫn chưa thanh toán. Già H’Blăm xua tay, cười đôn hậu “Không phải già cho mượn là già giàu đâu. Chẳng qua có ít tiền tích góp. Thấy người ta nghèo hơn thì già thương, giúp họ thôi”.
Với chức trách, nhiệm vụ của mình già H’Bălm còn là cầu nối giữa chính quyền địa phương và nhân dân trong làng, hỗ trợ việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Thiếu tá Lê Minh Hải, Chính trị viên Đồn biên phòng Ia Mơ, huyện Chư Prông cho biết, già làng Ksor H’Blăm đã phối hợp rất tốt với đồn trong công tác tuyên truyền để người dân vùng biên cùng đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn ổn định an ninh. Có nhiều việc cán bộ biên phòng chưa tiếp cận được với dân thì đã có già làng H’Blăm hỗ trợ tuyên truyền, vận động.
Già làng Ksor H’Blăm luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền người dân trên địa bàn.
Để tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là thời gian người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, già H’Blăm đã phối hợp cùng các ban ngành trong xã, thôn vận động người dân trong độ tuổi lao động đăng ký làm công nhân cao su tại các doanh nghiệp lân cận. Đã có hơn 30 người trong độ tuổi lao động vào làm công nhân tại các doanh nghiệp địa phương.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr đánh giá, với những cống hiến của mình, bà H’Blăm thực sự là cầu nối giữa các cấp chính quyền với nhân dân. Già H’Blăm có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng nông thôn mới, cũng là người đi đầu trong việc tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong làng. Với những thành tích và sự cống hiến cho dân làng, bà Ksor H’Blăm đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương.
Video đang HOT
Ngại cảnh ồn ã phố thị, du khách chọn cắm trại vùng ven dịp nghỉ lễ
Dịp lễ 30/4 và 1/5, thay vì tới nơi sầm suất, đông đúc, nhiều người ở Tây Nguyên chọn hình thức cắm trại tại các khu vực lân cận, thích thú hòa mình với thiên nhiên.
Cắm trại không phải là hình thức du lịch mới, nhưng gần đây nó đang "lên ngôi" khi mà trào lưu "bỏ phố về rừng" đang ngày càng được ưa chuộng. Với nhiều người, cắm trại chính là một trong những cách tuyệt vời nhất để được thư giãn, tận hưởng thiên nhiên.
Sống chậm, tự do giữa thiên nhiên
Cách đây 1 tuần, chị Nguyễn Thị Ngân (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) và gia đình lên kế hoạch đi cắm trại gần thành phố vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Gia đình chị muốn trải nghiệm các hoạt động gần gũi thiên nhiên, riêng tư và không phải mất công di chuyển xa, tốn thời gian.
"Theo dõi mạng xã hội, tôi thấy bạn bè chia sẻ nhiều hơn những hình ảnh đi cắm trại, dã ngoại cùng gia đình. Tại các nơi này sẽ không đông đúc bằng các trung tâm giải trí, sẽ giúp cả nhà có không gian riêng tư khi ở bên cạnh nhau", chị Ngân chia sẻ.
Người dân chọn cắm trại vùng ven dịp nghỉ lễ thay vì vui chơi ở những nơi trung tâm.
Với gia đình có con nhỏ, cắm trại lại càng trở nên thú vị hơn. Rời xa màn hình tivi, điện thoại, những đứa trẻ sẽ được tự do khám phá, có những bài học mới về thế giới tự nhiên xung quanh một cách thực tế nhất.
"Tôi thích việc cả gia đình cùng nhau chuẩn bị, chế biến thức ăn cho bữa tiệc nướng, có thể không đầy đủ nhưng luôn rất ngon miệng. Chưa kể, bên ánh lửa trại bập bùng, mọi người cùng nhau kể chuyện, chơi ghi-ta. Tình cảm, sự gắn kết gia đình, bạn bè cũng là một lợi ích mà cắm trại mang lại", chị Ngân nói.
Giống như gia đình chị Ngân, dịp lễ này, nhiều du khách khi tới với TP Đà Lạt mộng mơ cũng lựa chọn trải nghiệm du lịch ở vùng ven ngoại ô thay vì chen chân vào các khu vực trung tâm như Chợ đêm Đà Lạt, Quảng trường Lâm Viên, bởi sự mới lạ trong trải nghiệm các hoạt động tại đây.
Cắm trại vùng ven được nhiều người ưa chuộng trong các dịp lễ.
Trước khi kỳ nghỉ lễ diễn ra, anh Nguyễn Minh (tỉnh Gia Lai) đã tìm các địa điểm du lịch cho kỳ nghỉ lễ song anh cảm thấy nơi nào cũng sẽ đông đúc, ngột ngạt.
Sau khi được một người bạn ở Lâm Đồng giới thiệu một khu cắm trại ngoài trời tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm Đà Lạt khoảng 24km, anh và gia đình quyết tâm lên đường.
Anh Minh cho biết: "Trong khi mọi người phải chờ đợi sử dụng các dịch vụ trong thành phố thì gia đình tôi lựa chọn khu dã ngoại ngoài trung tâm. Khi ở đây, trẻ con có thể nô đùa thoải mái còn người lớn thì được thư giãn sau những bù đầu vào công việc. Vì đối với gia đình tôi, thời điểm này là lúc cả nhà quây quần bên nhau sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng".
Dịch vụ cho thuê đồ cắm trại "hốt bạc"
Với xu hướng người dân đổ xô đi cắm trại gia tăng, kéo theo hàng loạt các khách sạn, nhà nghỉ khu vực trung tâm như TP Đà Lạt phải treo biển "còn phòng".
Chủ khách sạn T.T nằm trên đường Bùi Thị Xuân (phường 2, TP Đà Lạt) cho biết, mặc dù cho thuê phòng với giá như ngày thường song lượng khách đặt cọc thuê phòng tới hiện tại chỉ hơn 50% công suất.
"Lượng khách cọc phòng thậm chí còn thấp hơn một tuần trước. Trong tuần trước, Đà Lạt diễn ra tuần lễ du lịch, khách sạn của tôi đạt công suất 85% chứ không tới nỗi như bây giờ", chủ khách sạn T.T chia sẻ.
Hàng loạt khách sạn trung tâm TP Đà Lạt treo biển "còn phòng".
Thành phố Đà Lạt có khoảng 35.000 phòng lưu trú, có thể đón cùng lúc trên 100.000 du khách song theo số liệu thống kê đến chiều 30/4, số lượng phòng được du khách đặt cọc để thuê trong dịp lễ 30/4 mới đạt khoảng 65% công suất.
Trái ngược với những hộ làm dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, các cửa hàng dịch vụ cho thuê đồ cắm trại, các vật dụng như lều, ghế, đồ đun nấu lại hốt bạc. So với những năm trước, dịch vụ cho thuê đồ cắm trại năm nay trở nên tấp nập, lượng khách thuê lều, trại tăng một cách chóng mặt.
Chị Hoàng Thị Yến, chủ cửa hàng cho thuê lều trại trên đường Nguyễn Công Trứ (TP Đà Lạt) cho biết, khách liên tục gọi điện, đặt lịch thuê đồ trước từ mấy ngày nay.
"Khách thường gọi trước cả tuần, lịch đặt thuê đồ bên cửa hàng tôi cũng gần kín lịch. Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, cửa hàng tôi đã cho nhập về thêm nhiều vật dụng như bếp nướng, vỉ than để phục vụ cho khách", chị Yến chia sẻ.
Tương tự, anh Tiêu Minh, chủ cửa hàng dịch vụ camping tại TP Pleiku cũng cảm thấy phấn khởi vì đây là mùa cửa hàng anh "hốt bạc".
"Dịp tết, lễ 10/3 vừa qua cũng có nhiều khách thuê lều camping nhưng mà đợt này lượng khách thuê tăng hơn nhiều. Có nhiều khách còn đặt trước cả nửa tháng vì sợ hết lều để thuê", anh Minh nói.
Ghi nhận tại một số cửa hàng dịch vụ cho thuê đồ cắm trại khác, khách hàng chủ yếu lựa chọn thuê các vật dụng như lều, ghế, đèn và dụng cụ nấu nướng. Mức giá cho thuê sẽ tùy vào từng vật dụng. Một số nhóm du khách sẽ chọn thuê đồ trọn gói, có gói giá lên tới 1,5 - 2 triệu đồng.
Giá cà phê hôm nay: Tại Buôn Ma Thuột giá tăng nhẹ, rồi giảm sâu, đây là cách tưới tiết kiệm vườn cà phê Giá cà phê hôm nay ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg sau khi tăng giá nhẹ vào sáng 16/3. Hiện, giá cà phê nhân tại Đắk Lắk chỉ còn ở mức 40.500 đồng/kg. Nắng hạn bắt đầu đe dọa cây trồng ở Tây Nguyên, xăng dầu tăng giá, cách nào để nông dân tưới tiết kiệm nước cho vườn...