Nữ du học sinh 10X đăng ký thi Hoa hậu Việt Nam
Đỗ Phương Anh là du học sinh tại Trung Quốc, chuyên ngành Thiết kế sản phẩm. 10X học giỏi, giành học bổng, tham gia nhiều cuộc thi, hoạt động xã hội.
Đỗ Phương Anh, 19 tuổi, du học sinh tại Trung Quốc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc học tập của nữ sinh ở nước ngoài bị trì hoãn. Phương Anh đã về Việt Nam, nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học tại Hà Nội. Mới đây, nữ sinh đăng ký tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020.
Chia sẻ với Zing, Phương Anh cho biết từ nhỏ, cô đam mê những cuộc thi sắc đẹp và mơ ước có cơ hội tham gia. “Cách 2 năm, Hoa Hậu Việt Nam được tổ chức một lần. Những năm trước, độ tuổi của mình chưa phù hợp để dự thi. Lần tham gia này là bước ngoặt của tuổi 19 để mình có thể học hỏi, mở mang thêm nhiều điều”, 10X nói.
Đứng trước cuộc thi sắc đẹp lớn, Phương Anh cảm thấy áp lực và lo lắng. Trước đó, 10X tự ti với cân nặng 56 kg. Cô quyết tâm giảm cân, tự tập đi catwalk ở nhà trên đôi giày cao gót. Hiện tại, nữ sinh duy trì cân nặng 50 kg và hài lòng với hình thể của mình.
Video đang HOT
Khi là du học sinh, Phương Anh tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá của trường. Nữ sinh nhận học bổng nghệ thuật Asean, giải ba cuộc thi viết “Thư pháp”, đại diện cho sinh viên Việt Nam tham gia sự kiện “Chào mừng năm mới”, quán quân cuộc thi “Truy tìm Soái ca – Soái tỷ 2018″, quán quân cuộc thi “Học sinh thanh lịch 2019″.
Phương Anh chia sẻ lý do du học bắt nguồn từ đam mê ngành du lịch. Cô mong muốn, sau khi tốt nghiệp, sẽ về góp phần xây dựng quê hương Quảng Ninh phát triển.
“Vốn tiếng Trung sẽ rất cần thiết và hữu ích. Hàng ngày, mình gặp gỡ nhiều bạn bè quốc tế, học hỏi thêm về văn hoá. Đồng thời, họ cũng giúp mình cải thiện vốn tiếng Anh”, Phương Anh nói.
Thời gian đầu du học, nữ sinh gặp nhiều khó khăn khi phải thích nghi cuộc sống một mình nơi xa xứ. 10X đã khóc vì nhớ nhà, khi phải bắt đầu cuộc sống tự lập xa cha mẹ. Phương Anh thừa nhận bản thân thuộc tuýp người thẳng thắn, năng động, ít khi bộc lộ cảm xúc.
10X mới nộp hồ sơ vào Đại học Điện Lực để tiếp tục hành trình học tập. Phương Anh định hướng nghề nghiệp liên quan lĩnh vực kinh tế. Trong tương lai, cô mong mở cửa hàng thời trang hoặc làm đẹp, thỏa mãn đam mê bản thân.
Dụng cụ nhà bếp kỳ lạ khiến dân mạng ngẩn ngơ không biết gọi tên là gì
Trên mạng xã hội, chị em nội trợ hỏi nhau về tên gọi của dụng cụ nhà bếp kỳ lạ, lai giữa thìa và nĩa.
Trên một diễn đàn Facebook nhiều thành viên, bức ảnh loại đồ dùng nhà bếp có hình dáng giống chiếc thìa nhưng lại có "răng" như nĩa đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Cùng bức hình, chàng du học sinh tại Nhật Bản có tên tài khoản Haro Nguyen đặt câu hỏi: "Rồi cái này gọi là cái gì?".
Hình ảnh cùng thắc mắc về dụng cụ này sau đó được đăng tải trên nhiều diễn đàn và trang cá nhân khác. Nhiều bà nội trợ cũng thừa nhận họ lần đầu biết đến nó. "Thứ lạ hoắc này là gì thế chị em?", họ hỏi nhau.
Bình luận dưới bài đăng, dân mạng rần rần đưa ra đáp án, nhiều câu trả lời đầy hài hước. Điều mọi người dễ dàng nhìn thấy là dụng cụ này kết hợp giữa thìa và nĩa. Một số người cho rằng, sự ra đời của món đồ bếp này liên quan đến thói quen nấu nướng, ăn uống ở đất nước tạo ra nó.
Nguyễn Thanh Nhường: Thìa nĩa nha. Lúc nào cần múc ăn hay uống súp gì đấy thì ăn bằng bên trái, còn muốn xiên gắp cái gì thì dùng đầu bên phải. Tiện dụng thế còn gì, một công đôi việc.
Nguyễn Huy: Thìa đa chức năng cho người thuận tay phải!
Minh Trúc: Cái này là kết hợp giữa cái muỗng và cái nĩa, người ta gọi là cái... "nuỗng" nha!
Bảo Vy: Ở Nhật nó có nhiều thứ như thế sản xuất ra mà không tưởng tượng được đâu. Nhưng cái nào cũng tiện và hay ho!
Konami Ruji: Nói chung thay vì phải lấy 2 tay để ăn, người Nhật sáng chế ra cái này để cho tiện. Vừa ăn mì vừa húp nước đảm bảo đủ yêu cầu!
Chiếc "spork" được anh chàng du học sinh Nhật Bản chia sẻ thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Trong tiếng Việt cho đến nay chưa có từ chính xác để gọi tên đồ vật này. Sau khi tìm hiểu, nhiều bạn trẻ khẳng định đồ dùng này trong tiếng Anh gọi là "spork" - kết hợp giữa "spoon" (thìa) và "fork" (nĩa). Tuy nhiều người đoán đây là một đồ vật có nguồn gốc từ nước Nhật nhưng thực chất nó lại là sản phẩm được đăng ký bản quyền sáng chế ở Anh và Mỹ.
Spork được sản xuất từ cuối thế kỷ 19. Bằng sáng chế cho các thiết kế của nó xuất hiện ít nhất từ năm 1874. Dụng cụ này thường được sử dụng trong các nhà hàng thức ăn nhanh, trường học, nhà tù, quân đội. Nó cũng được du khách ba lô ưa chuộng, được sử dụng trong các bữa ăn trên máy bay.
Danh từ "spork" được bổ sung vào Từ điển thế kỷ năm 1909.
Nữ sinh Phan Đình Phùng nổi bật trong lễ bế giảng năm 2018 giờ ra sao? Nguyễn Mỹ Anh - nữ sinh được nhiều người biết đến trong mùa bế giảng năm 2018 đang là du học sinh tại Canada. Nguyễn Mỹ Anh, 19 tuổi, là du học sinh chuyên ngành Economics tại trường Fraser International College, Vancouver, Canada. Hai năm trước, nữ sinh nổi bật trong lễ bế giảng, được kìm kiếm sau khi hình ảnh mặc áo...