Nữ doanh nhân Trung Quốc từng bị nghi “chống lưng” cho chương trình hạt nhân Triều Tiên
Bà Ma Xiaohong, nữ doanh nhân sở hữu công ty từng giao thương với Triều Tiên, bị cáo buộc là đã âm thầm hỗ trợ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Sau khi Mỹ ban hành lệnh trừng phạt công ty của bà, tương lai của bà Ma hiện vẫn chưa thể đoán định.
Bà Ma Xiaohong (Ảnh: Hongxiang Group)
Không lâu trước đây, bà Ma Xiaohong được coi là gương mặt đại diện cho quan hệ thương mại Trung Quốc – Triều Tiên. Ở tuổi 44, bà đã xây dựng một đế chế với doanh thu chiếm tới 20% tổng kim ngạch thương mại giữa 2 quốc gia. Bà từng được đề cử vào Hội đồng Nhân dân tỉnh, được trao đặc quyền xuất khẩu chế phẩm xăng dầu sang Triều Tiên và được ưu ái gọi với cái tên “người phụ nữ phi thường”.
Hiện tại, số phận của người phụ nữ này đang trở thành “phép thử” cho việc liệu Trung Quốc có sẵn lòng hợp tác cùng Mỹ nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân Triều Tiên hay không.
Năm 2016, các công tố viên Mỹ cáo buộc bà Ma và công ty của bà hỗ trợ Triều Tiên lách các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Sau cuộc họp với các nhà ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố mở cuộc điều tra về người phụ nữ này.
15 tháng sau, thông tin về số phận của bà Ma vẫn chưa được công bố. Trung Quốc cho biết họ không có đủ bằng chứng để kết luận bà Ma phạm tội như cáo buộc từ phía Mỹ rằng bà hoặc các đối tác của bà hỗ trợ chương trình vũ khí Bình Nhưỡng. Mặc dù, bà vẫn đang bị điều tra như “tội phạm kinh tế”, nhưng bà đã bị bắt hay chưa hay bà đang ở đâu vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải.
Video đang HOT
Các nhà quan sát nhận định, Trung Quốc dường như thể hiện quan điểm mơ hồ, không rõ ràng khi bàn về việc gia tăng lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực lên Triều Tiên. Một mặt, Trung Quốc bày tỏ sự phản đối với chương trình hạt nhân Triều Tiên, nhưng mặt khác, Bắc Kinh vẫn tỏ ra thận trọng khi áp lệnh trừng phạt lên đối tác, đồng minh lâu năm, cũng như trừng phạt công dân của nước họ.
Trung Quốc dường như miễn cưỡng thi hành các sắc lệnh chống lại Triều Tiên trong năm qua. Ngoài các yếu tố về quan hệ ngoại giao và lịch sử, các chuyên gia cho rằng yếu tố chiến lược và kinh tế cũng đóng góp một phần quan trọng.
Chuyên gia Ken E. Gause từ tổ chức CAN có trụ sở tại Mỹ nhận định Trung Quốc dường như cũng thu về những nguồn lợi hấp dẫn ở khu vực biên giới và dường như cũng tồn tại rất nhiều các mối liên hệ giữa những người tiến hành hoạt động giao thương giữa 2 nước với những người bảo trợ của họ ở Bắc Kinh.
Một nhà máy ở Đan Đông, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Số phận của bà Ma cho tới nay vẫn chưa có lời giải. Trung Quốc đã đóng cửa một số đế chế thương mại của người phụ nữ quyền lực. Họ tiến hành đóng băng cổ phần của bà tại công ty TNHH Phát triển Công nghiệp Đan Đông Hongxiang, công ty được coi là “trái tim và khối óc” của đế chế này.
Tuy vậy, các công ty vệ tinh của Đan Đông Hongxiang vẫn hoạt động bình thường và được cho là vẫn đang tiếp tục mang lại nguồn lợi cho Bình Nhưỡng. Bà Ma vẫn được liệt kê trong danh sách với chức vị phó chủ tịch hiệp hội hợp tác giữa công ty Đan Đông Hongxiang và Tập đoàn Kinh tế Triều Tiên Liujing.
Theo New York Times, hiện một số cơ sở kinh doanh và công ty con thuộc đế chế của bà Ma đã bị đóng cửa như khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch. Đây được coi là động thái nhằm tuân thủ theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái.
Giao thương biên giới liên Triều dường như đã tạo lực đẩy cho sự “tỏa sáng” của bà Ma, song chính nó được cho là nguyên nhân góp phần vào sự đi xuống của nữ doanh nhân này.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc từ chối dự họp về Triều Tiên do Mỹ, Canada chủ trì
Trung Quốc tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị quốc tế bàn về vấn đề Triều Tiên tại Vancouver do Mỹ và Canada chủ trì vào tuần tới, Sputnik cho biết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Ảnh: Reuters)
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 10/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết: "Trung Quốc sẽ không tham dự một cuộc họp như vậy. Thứ nhất, lối tư duy kiểu Chiến tranh Lạnh có thể chỉ kéo theo bất đồng giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế và hủy hoại nỗ lực chung nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình".
Cuộc họp về Triều Tiên do Mỹ và Canada chủ trì dự kiến diễn ra vào ngày 16/1 tới với sự tham gia của đại diện nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện danh sách các nước tham dự hội nghị này chưa được công bố.
Trong khi đó, Trung Quốc hoan nghênh kết quả tích cực của cuộc đàm phán cấp cao hôm 9/1 giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và hy vọng hai bên có thể tận dụng cơ hội Thế vận hội mùa đông Pyeong vào tháng tới ở Seoul để hạ nhiệt căng thẳng.
Nga cũng lên tiếng ủng hộ cuộc hội đàm cấp cao giữa Seoul và Bình Nhưỡng và cho rằng cách duy nhất để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên là thông qua các biện pháp ngoại giao, chính trị và hòa bình.
Cuộc đàm phán hôm 9/1 là đàm phán cấp cao đầu tiên hơn 2 năm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Sau hội đàm, Triều Tiên nhất trí nối lại đường dây nóng quân sự, cử đoàn tham dự Thế vận hội tại Seoul. Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẵn sàng đàm phán quân sự để giảm căng thẳng.
Đổi lại, Hàn Quốc cho biết cân nhắc tạm dỡ lệnh trừng phạt với Triều Tiên, tạo cơ hội để phái đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội.
Minh Phương
Theo Dantri
Chuyên gia Nga: Triều Tiên sợ chiến tranh với Mỹ Một chuyên gia Nga đã tiết lộ nỗi lo lắng của giới chức Triều Tiên về nguy cơ xảy ra chiến tranh với Mỹ trong chuyến đi của ông tới Bình Nhưỡng vào giữa tháng 11 năm ngoái. Người dân Triều Tiên theo dõi vụ phóng tên lửa ngày 4/7/2017 qua màn hình lớn tại thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: KCNA) Trong câu...