“Nữ đồ tể” giết cả chồng và tình nhân, giấu xác dưới bê tông
Một phụ nữ được mệnh danh là “sát thủ máu lạnh” sau khi bị buộc tội giết chồng và tình nhân của cô, sau đó chặt nhỏ những cái xác và chôn dưới tầng hầm.
Quán cà phê Schlekeria, nơi nữ sát thủ đã chôn thi thể hai người đàn ông xuống dưới nền nhà
Vụ án mà cảnh sát gọi là do “nữ sát thủ bán kem” gây ra đã làm rúng động người dân thủ đô Vien (Áo) khi được đưa ra xét xử ngày hôm qua. Các công tố viên tại thành phố này đã mô tả hành vi dã man của hung thủ Carranza Zabala là tàn bạo chưa từng thấy; sau khi chồng và người bạn trai mới đã bị ả sát hại. Thi thể của hai người đàn ông sau đó bị cắt ra bằng một chiếc cưa máy, được đóng gói vào bao tải rác bằng nhựa rồi giấu dưới lớp bê tông tầng hầm của một quán cà phê.
Bị cáo Carranza Zabala
Bị cáo Carranza là một phụ nữ mang hai quốc tịch Tây Ban Nha và Mexico đã phải ra hầu tòa với hai tội danh giết người bằng súng. Ả đã bắn chết chồng, Holger Holz vào năm 2008 và bạn trai mới của ả, Manfred Hinterberger vào năm 2010. Trong khi tiến hành “làm thịt” những cái xác, cô ả đã cho vận hành máy làm đá để át tiếng ồn do chiếc cưa máy gây ra.
Sau khi gây án, Carranza đã bỏ trốn sang Ý, tại đó cô ả bị bắt giữ và dẫn độ về Áo để xét xử. Trong quá trình điều tra, tòa án đã yêu cầu giám định tâm thần dành cho bị cáo bởi tòa cho rằng, tội ác cô ả gây ra là quá khủng khiếp và nguy hiểm. Tòa án nghi ngờ rằng Carranza có thể bị tâm thần.
Hai nạn nhân Holger Holz (trái) và Manfred Hinterberger
Video đang HOT
Xuất hiện tại phiên tòa xét xử, bị cáo Carranza mặc một chiếc váy màu xám và đeo kính đen, dư luận cho rằng cô ả không hề biểu lộ cảm xúc gì sau khi nghe công tố viên đọc bản cáo trạng những tội ác mà ả gây ra.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều ngày với khoảng 50 nhân chứng và 7 chuyên gia để làm rõ hành vi của Carranza. Nữ sát thủ này cho rằng, hai người đàn ông mà cô sát hại đã lạm dụng cô cả về thế chất lẫn tâm lý.
Dự kiến trong tuần tới, tòa sẽ tuyên án.
Theo xahoi
Giải mã bí ẩn về bức tranh ma quái 'Cậu bé khóc'
Câu chuyện bí ẩn về lời nguyền ở bức tranh "Cậu bé khóc" xuất hiện khi hàng loạt vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng. Mọi vật trong nhà đều cháy rụi, trừ bức tranh.
Bức tranh "Cậu bé khóc" bí ẩn.
Bức chân dung kỳ lạ "Cậu bé khóc" do họa sĩ Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và trở nên nổi tiếng trong những năm 80 của thế kỷ trước. Đây cũng là bức chân dung được nhiều người Anh mua nhất trong thời gian đó. Thảm kịch và bất hạnh vẫn tiếp tục bao quanh một bức chân dung kỳ lạ xuất hiện trên khắp nước Anh và trên thế giới.
Đồn đoán về một "lời nguyền"
Họa sĩ Bruno Amadio (1911-1981) là người Scotland chuyển tới Seville (Tây Ban Nha) trong thời kỳ phát xít. Bruno là tác giả của 28 bức tranh chủ đề trẻ em khóc. Các bức tranh thể hiện mọi sắc thái về hình ảnh trẻ em đang khóc với ánh mắt u buồn, đôi khi là sự oán giận. Bức tranh trở nên rất phổ biến và được nhiều người mua ở Anh.
Với người xem tranh, đây là một bức tranh khá bình thường, dù có gì đó phảng phất buồn và u ám. Tuy nhiên những người sở hữu bản copy của nó cho biết khi nhìn vào khuôn mặt của Cậu bé khóc, họ luôn có cảm giác sợ hãi và đau ốm.
Câu chuyện bí ẩn về "lời nguyền" ở bức tranh "Cậu bé khóc" bắt đầu xuất hiện năm 1985, khi hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn lan rộng tại Anh. Nhưng điều làm những người lính cứu hỏa ngạc nhiên hơn cả là trong tất cả các vụ cháy, mọi vật trong nhà đều cháy rụi chỉ có bức "Cậu bé khóc" vẫn không hề bị ngọn lửa tác động. Rất nhiều người đã gọi cho các tờ báo để khẳng định rằng hỏa hoạn xảy ra sau khi họ mua Cậu bé khóc về. Một câu chuyện điển hình được lan truyền khiến lời đồn càng có cở sở và gây hoang mang cho những người sở hữu "Cậu bé khóc".
Dora Mann đến từ Mitcham, Surrey là một người đam mê sưu tập tranh. Cô đã mua bức chân dung "Cậu bé khóc" về treo trong phòng tranh của mình. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, các bức tranh khác đều bị phá huỷ, trừ bức "Cậu bé khóc". Thậm chí, cô và chị dâu mình cũng suýt thiệt mạng trong một vụ cháy mà "Cậu bé khóc" là vật duy nhất không bị lửa "hỏi thăm".
Ngày 7/5/1985, cảnh sát nhận được một cú điện thoại báo cháy của anh Steward khi cảnh sát đến nơi thì ngôi nhà trước mắt họ chỉ còn là một đống đổ nát, thứ duy nhất còn sót lại nguyên vẹn là bức tranh "Cậu bé khóc".
Anh Steward cho biết thêm, khoảng 1 tuần trước khi đám cháy diễn ra, mỗi lần nhìn về phía bức tranh, anh cảm nhận thấy cậu bé trong tranh muốn giãi bày chuyện gì đó, nhưng không thành tiếng, chỉ có những giọt nước mắt cứ mãi lăn dài trên má... " Tôi không nghĩ đó là lời cảnh báo của cậu bé! Tôi không biết liệu có phải bức tranh đã mang đến điềm gở cho tôi (bị cháy nhà) hay giúp tôi thoát chết (anh Steward may mắn thoát ra khỏi nhà khi ngọn lửa bắt đầu bùng lên)" hay không? - anh Steward chia sẻ.
Sự kỳ bí bất tận
Không biết có phải chính những sự kỳ bí đã tạo ra sức hút cho bức tranh "Cậu bé khóc" hay không, nhưng chỉ biết rằng đã có những vụ chết người liên quan tới bức tranh này mà chưa ai có thể đưa ra được một lời giải thích thật thỏa đáng. Trước đây, có một người phụ nữ giàu có mua bức tranh này về, rất thích bức tranh, luôn ngắm nhìn nó. Bỗng một ngày kia người ta thấy bà ta, đập phá đồ đạc trong nhà và la hét kinh hoàng: "Thằng bé đã về rồi, thằng bé đã về rồi...".
Ngay sau đó, người ta đã đưa bà vào nhà thương điên. Và rồi bức tranh đó của người phụ nữ này lại tiếp tục được lưu truyền qua nhiều người: 1 họa sỹ, 1 người thợ may, 1 tỷ phú, 1 nhân viên lập trình,... và tất cả họ đều có tình trạng chung như người đàn bà trên, đều phát cuồng sau khi xem tranh và chỉ sau đó vài ngày là chết.
Kể từ đó bức tranh đã bị người ta vứt đi một nơi nào đó không biết đến. Cách đây 10 năm, bức tranh được cho là bị thất lạc đó lại xuất hiện trở lại. Người ta thậm chí còn tìm cách tiếp tục sao chép nó để bán kiếm lời. Và khi bức tranh "quay trở lại" thì tình trạng như trên lại diễn ra, đã khiến cho nhiều người bị rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Trước tình hình trên, thành London đã dành hẳn một ngày để đốt tất cả các bản sao "Cậu bé khóc". Hàng nghìn bức tranh bị tiêu huỷ dưới sự giám sát của Cục cứu hỏa. Mặc dù vậy, nhiều bản sao khác của bức tranh vẫn còn tồn tại và tin tức về các vụ cháy vẫn tiếp tục xuất hiện, các vụ chết người không rõ nguyên nhân vẫn xôn xao dư luận và lan truyền lời đồn về bức chân dung kỳ lạ bị nguyền rủa.
Các phương tiện truyền thông đã phải trấn tĩnh người dân rằng, trường hợp các bức "Cậu bé khóc" thoát khỏi hỏa hoạn chỉ là hy hữu và việc bức tranh có mặt trong các vụ hỏa hoạn chỉ là trùng hợp mà thôi. Một người phụ nữ cho biết cô đã cố đốt bức tranh của mình nhưng mọi nỗ lực đều thất bại.
Có một số quan điểm lại cho rằng bức tranh chẳng hề đem điềm gở nào. Nó đem lại may mắn cho người xứng đáng. Một người đàn ông kể rằng ông bất ngờ thắng bạc sau khi phục chế được bức tranh đang xuống cấp.
Thế nhưng nhiều bản copy của Cậu bé khóc đã xuất hiện bên ngoài nước Anh và người ta không rõ có bao nhiêu người vẫn đang sở hữu bức tranh và những tai họa mà nó gây ra.
Đi tìm sự lý giải
Mặc dù đã có rất nhiều những câu chuyện xảy ra liên quan tới bức tranh bị nguyền này nhưng sự thật về nguồn gốc của bức tranh vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều giả thiết đặt ra để lý giải cho lời nguyền đeo bám bức chân dung này. Và còn rất nhiều lời đồn mê tín xung quanh bức tranh. Một số nguồn tin cho hay người họa sĩ khi vẽ bức tranh này đã thuê một cậu bé mồ côi về làm mẫu và ngược đãi cậu bé đó, chính vì thế trên khuôn mặt của cậu bé luôn hằn chứa một sự thù hận.
Một số người khác lại cho rằng, cha mẹ cậu bé chết trong một trận hỏa hoạn. Cậu bé trở thành kẻ mồ côi và giờ muốn gây ra các vụ hỏa hoạn để trả thù những người khác. Nhưng một số nhà tâm linh học lại lý giải rằng linh hồn của cậu bé bị mắc kẹt bên trong bức tranh, chính vì thế mà nó phải giải phóng năng lượng qua việc phóng hỏa để được... tự do.
Kelvin MacKenzie, biên tập viên tờ The Sun của Anh là người quyết tìm ra sự thật, lý giải cho những sự việc kỳ lạ xung quanh bức tranh. Về nguồn gốc bức tranh, MacKenzie tìm thấy một tài liệu ghi chép lại về thời gian "Cậu bé khóc" xuất hiện. Theo tài liệu đó, bức tranh này do họa sĩ Bruno Amadio vẽ dựa theo ký ức trong lúc cùng gia đình cắm trại ở Tây Ban Nha, tình cờ trông thấy một bé trai đứng khóc nức nở vì không tìm thấy cha mẹ. Với hình ảnh buồn bã trong thất vọng của bé trai này, ông quyết định vẽ một bức tranh với đề tài "Cậu bé khóc".
Sau đó mặc dù đứa bé đã gặp lại cha mẹ, ông có hứa là sẽ ghé lại lần nữa...Nhưng rồi ông quên mất, lúc chợt nhớ lại lời hẹn ông ta ghé qua thì thấy chiếc xe cắm trại của gia đình đứa bé đã bị cháy rụi. Hỏi thăm thì ông được biết trước đó một ngày chiếc xe bỗng nhiên phát cháy khiến cha mẹ và đứa bé bị thiêu cháy theo.
Một năm sau, lúc vẽ xong bức tranh, họa sĩ treo trong nhà, căn nhà bị cháy trụi với nguyên do rất khó hiểu. Lính cứu hỏa đã rất ngạc nhiên khi dập tắt ngọn lửa, họ phát hiện ra bức tranh nằm trên nền nhà không hề hấn gì. Ngoài ra, từ lúc bắt đầu vẽ bức tranh, gia đình họa sĩ xảy ra nhiều rủi ro và lâm vào hoàn cảnh túng quẫn.
Tuy nhiên, các bức tranh không thể tự phát lửa được. MacKenzie đã tới một phòng thí nghiệm gần Watford, nơi chuyên nghiên cứu các vật cháy và phát cháy. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã thử đốt cháy bức tranh "Cậu bé khóc" và kết quả có chút ngạc nhiên.
Chỉ có viền khung tranh bị bắt lửa và cháy sém một góc còn bức tranh vẫn nguyên vẹn. Nhưng kết quả xét nghiệm chỉ ra nguyên nhân của việc các bức tranh luôn tồn tại trong các vụ hỏa hoạn do được làm bằng chất liệu khó bắt lửa, bảo vệ "Cậu bé khóc" không bị phá hủy bởi khói và nhiệt.
Việc xuất hiện "Cậu bé khóc" trong các đám cháy là do ngẫu nhiên bởi bức tranh được in rất nhiều, hầu như các gia đình trong thời gian đó đều sở hữu một bức "Cậu bé khóc". Còn vấn đề bức tranh không bị phá hủy là vì bức tranh được in trên chất liệu khó bắt lửa nên không thể bị phá hủy.
Theo xahoi
Giết vợ, em vợ và cháu gái rồi tự sát vì mâu thuẫn gia đình Hung thủ Michael Atherton đã giết 3 mạng người bằng một khẩu súng sau khi xảy ra những xích mích trong cuộc sống vợ chồng của y. Cảnh sát khám nghiệm tử thi tại hiện trường Atherton (42 tuổi) là một tài xế taxi. Hắn đã bắn chết người bạn đời hơn tuổi, Susan McGoldrick (47 tuổi), em họ vợ Alison Turnbull (44...