Nữ điều dưỡng sốt nhẹ sau khi tiêm vacine Covid-19
Điều dưỡng Vũ Thị Thanh Thư, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt 37,5 độ C vào đêm sau khi tiêm vaccine, sau đó hồi phục.
Điều dưỡng Thư là một trong 9 người đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/3. 30 phút sau tiêm, chị không gặp bất thường về sức khỏe nên đã quay trở lại làm việc. Đến đêm, chị Thư bị sốt nhẹ, cảm thấy hơi lạnh, hơi mệt mỏi vào buổi sáng nay song vẫn tới bệnh viện để làm việc bình thường.
Chị Thư cho biết cảm thấy rất mừng khi là một trong những người đầu tiên tiêm vaccine, bởi chị tham gia trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19. Từ đây, chị Thư có thể vững tâm hơn khi tiếp tục làm việc và tham gia phòng, chống dịch.
Điều dưỡng Thư tiêm vaccine Covid-19 sáng 9/3. Ảnh: Quang Hùng.
Bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết cũng hơi mệt sau khi tiêm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, tương tự sau khi tiêm các vaccine phòng cúm khác. Phản ứng này giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus.
Video đang HOT
“Vì vậy, tôi không lo lắng”, bác sĩ Điền cho biết. Sức khỏe của bác sĩ Điền đã ổn định vào sáng 9/3, do đó anh vẫn đi làm như bình thường.
Hôm nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp tục tiêm vaccine cho các nhân viên y tế tại viện. Một số tỉnh, thành khác cũng bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19, như Hà Nội, Gia Lai.
Theo đại diện dự án Tiêm chủng mở rộng – đơn vị phụ trách theo dõi tình hình tiêm chủng, ngày đầu tiên đã tiêm chủng cho 377 nhân viên y tế. Quá trình theo dõi sau tiêm trong 3 ngày. Hiện các bên chưa có báo cáo, kết luận cụ thể về tình hình sức khỏe của người được tiêm và phản ứng sau tiêm chủng. Báo cáo mới nhất vào lúc 18h ngày 8/3, cho biết hoạt động tiêm ngày đầu tiên diễn ra an toàn, không ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, cho biết vaccine AstraZeneca được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và đã chứng minh hiệu quả. mũi tiêm đầu tiên sẽ đạt hiệu quả miễn dịch 61-67%, hai mũi đầy đủ là 81% trở lên, theo nhà sản xuất. Thời gian bảo vệ khoảng 7 tháng, tuy nhiên còn tùy thuộc từng người và phải đo lượng kháng thể để đánh giá.
Tuy nhiên, bất cứ một thứ thuốc, vaccine hay sinh phẩm gì đưa vào cơ thể, đều dẫn đến những tác dụng phụ nhất định. Tác dụng phụ ghi nhận nhiều nhất là đau ở chỗ tiêm, một số trường hợp áp xe nơi tiêm. Do đó các cơ sở y tế tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ để nhanh chóng xử trí phản ứng bất lợi của cơ thể sau tiêm nếu có.
Sức khoẻ các nhân viên y tế ổn định sau khi tiêm vaccine COVID-19
39 bác sĩ, nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang có sức khoẻ ổn định, không có phản ứng bất thường.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tính đến đầu giờ chiều, sức khoẻ của 39 nhân viên y tế được tiêm vaccine COVID-19 sáng nay (8/3) đều ổn định, không có phản ứng bất thường. Sau khi tiêm khoảng 30 phút, các nhân viên đã quay trở lại làm việc bình thường.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, để tiến hành chiến dịch tiêm chủng, bệnh viện đã triển khai kho bảo quản tiếp nhận vaccine, hoàn thiện cơ sở tiêm bảo đảm quy trình chống nhiễm khuẩn, bảo đảm về sàng lọc. Đặc biệt, với những trường hợp cao tuổi, bệnh viện sẽ khám sàng lọc kỹ lưỡng bằng điện tim, x-quang, xét nghiệm để bảo đảm tốt nhất sức khỏe người tiêm, an toàn tiêm chủng...
Sức khoẻ của các nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau khi tiêm đều ổn định.
Theo ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Astrazeneca được cấp phép tại Hàn Quốc và trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm cũng như sản xuất rất khắt khe. Đến nay, vaccine đã được WHO phê duyệt sử dụng trong những tình huống phòng chống dịch bệnh khẩn cấp.
Vaccine cũng có hiệu quả bảo vệ đối với các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Ngoài Việt Nam, hiện trên thế giới cũng đang triển khai tiêm loại vaccine này.
Tuy nhiên, ông Park cũng cho rằng, dù đã trải qua quy trình phát triển rất nghiêm ngặt, nhưng đây là lần đầu tiên thế giới sản xuất một loại vaccine trong thời gian ngắn 1 năm. Do vậy, người được tiêm chủng phải được theo dõi, kiểm tra liên tục sau tiêm 48 giờ. Ngoài ra, những người này cũng cần tiếp tục theo dõi tại nhà để quá trình tiêm được đảm bảo an toàn.
Hoàn thiện quy trình tiêm chủng
Phát biểu tại cuộc họp rút kinh nghiệm sau tiêm chủng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc. Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.
Bộ Y tế đề nghị Chương trình Tiêm chủng Mở rộng và các đơn vị thực hiện tiêm chủng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Chính phủ và Bộ Y tế về sử dụng vaccine phòng COVID-19, giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vaccine để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
Bên cạnh đó Chương trình tiêm chủng cũng cần đẩy mạnh giám sát để phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai tiêm chủng, kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình chuẩn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế mong muốn các cơ quan báo chí truyền thông tích cực phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông về tính an toàn và lợi ích tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tới mỗi người dân và cộng đồng để vận động toàn thể người Việt Nam thực hiện biện pháp phòng bệnh tích cực này.
"Không có vaccine nào an toàn 100% và không có vaccine nào có tác dụng phòng bệnh 100%. Do vậy muốn bảo vệ xã hội khỏi nguy cơ mắc COVID-19, đồng thời với tiêm chủng chúng ta cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế). Tôi tin tưởng rằng, thực hiện tốt những điều này chúng ta nhất định sẽ chặn đứng COVID-19", ông Thuấn nhấn mạnh.
Bộ Y tế kêu gọi người dân đến lượt hãy đi tiêm vaccine phòng COVID-19 Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi tại buổi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng nay (8/3). "Bộ Y tế kêu gọi người dân trên cả nước đến lượt mình hãy đi tiêm phòng COVID-19 để bảo vệ cho cá nhân, người thân vì một cộng đồng khỏe mạnh, để...