Nữ điều dưỡng ở TP.HCM không thể về nhà chịu tang cha
Đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP.HCM), chị Hoàng Thị Mỹ Tuyết nhận được điện thoại của người nhà thông báo cha đã qua đời.
TS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 vừa cho biết điều dưỡng Hoàng Thị Mỹ Tuyết do đang làm nhiệm vụ chi viện cho đơn vị điều trị Covid-19 và tình hình dịch phức tạp, chị không thể về nhà để chịu tang cha.
“Trước nỗi mất mát to lớn đến quá đột ngột với chị Tuyết, Ban Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã trực tiếp dành những lời động viên, chia sẻ sự mất mát này với chị, bằng tất cả sự trân trọng và tiếc thương”, TS Thức chia sẻ.
Chị Tuyết lập bàn thờ vọng chịu tang cha ngay tại bệnh viện. Ảnh: BVCC .
Chị Hoàng Thị Mỹ Tuyết là một trong những thành viên được Bệnh viện Chợ Rẫy điều động đến hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid tại Bệnh viện Hồi sức Covid -19 (phường Tân Phú, TP Thủ Đức).
Đêm 24/7, điều dưỡng Tuyết bàng hoàng khi nhận được tin báo cha ruột của mình đã qua đời sau khi trải qua cơn đột quỵ. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chị Tuyết đã nén đau thương ở lại bệnh viện để tiếp tục cùng các đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đồng cảm với nỗi đau mất người thân của điều dưỡng Tuyết, lãnh đạo Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã lập bàn thờ vọng ngay trong bệnh viện để nữ điều dưỡng có thể chịu tang cha.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM: Giám sát chặt các ca F0, F1 cách ly tại nhà
Trong số nhiều nội dung chỉ đạo, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà.
Bệnh nhân dương tính Covid-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản khẩn gửi các sở, ban ngành, TP.Thủ Đức, quận huyện về việc tiếp tục tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo UBND TP, trước tình hình Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường, để ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân; UBND TP chỉ đạo tập trung thực hiện một số biện pháp.
Theo đó, thời gian thực hiện các nội dung này từ 24.7 đến hết ngày 1.8, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra trường hợp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Kiểm soát chặt chẽ tại nhà với F0, F1
Cụ thể, về nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin, cần truy vết, xét nghiệm nhanh, tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng; phát huy thế mạnh của xét nghiệm test kháng nguyên nhanh tại các vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, điểm nóng để quét nhanh, bóc tách trường hợp nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, tổ chức chặt chẽ đội nhóm trực 24/24 để tiếp nhận thông tin tại từng khu phố, ấp và đáp ứng kịp thời xét nghiệm cho người có triệu chứng, người có yếu tố dịch tễ (kể cả trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ hay khu vực cộng đồng ít nguy cơ).
Thực hiện tốt công tác theo dõi F0 tại các cơ sở cách ly tập trung tại TP.Thủ Đức và các quận huyện, bệnh viện dã chiến tiếp nhận điều trị Covid-19 và phát huy Đội phản ứng nhanh của các quận, huyện và TP.Thủ Đức để kịp thời xử lý ngay khi người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.
Công tác tiêm vắc xin đợt 5 đang triển khai. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, bệnh viện thu dung, điều trị và các quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, cách ly, điều trị Covid-19 để Trung tâm cấp cứu 115 TP có số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm giúp điều hành tốt công tác chuyển viện, cấp cứu bệnh nhân trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu tử vong.
Về công tác tổ chức tiêm vắc xin, UBND TP.HCM nhấn mạnh cần tập trung thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin đợt 5 đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Trong đó, cần ưu tiên cho người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền; với mục tiêu là tiêm an toàn, không chạy theo tiến độ, thực hiện đúng tinh thần giãn cách. Đồng thời đẩy nhanh công tác đàm phán và mua vắc xin, phấn đấu đến quý 1/2022 sẽ có 2/3 dân số TP được tiêm vắc xin Covid-19.
Hỗ trợ người lao động kịp thời
Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, tổ chức thực hiện phương án cung ứng hàng hóa phù hợp trên cơ sở tình hình, diễn biến dịch bệnh hiện nay; hỗ trợ nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho các quận, huyện, TP.Thủ Đức để kịp thời phân phối đến người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện dã chiến.
Đối với công tác hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, UBND TP giao Sở LĐ-TB-XH TP tiếp tục đẩy nhanh thực hiện giải ngân gói an sinh xã hội cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Khẩn trương rà soát, đề xuất, tiến hành hỗ trợ đối với các lao động tự do không đủ điều kiện được hỗ trợ.
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về phòng chống dịch
Về công tác đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn TP, UBND TP.HCM giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp TP, trong đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống dịch và an toàn giao thông. Không thực hiện kiểm tra phòng, chống dịch tại chốt kiểm soát dịch trên tất cả các tuyến giao thông đối với phương tiện vận tải hàng hoá có giấy nhận diện phương tiện (QR code) do Sở GTVT tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cấp nhằm tạo điều kiện lưu thông hàng hoá.
Đồng thời, chỉ đạo công an địa phương tham mưu tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp quận, huyện, TP.Thủ Đức và tổ tuần tra xử lý đảm bảo khép kín địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động phạm tội hoặc xuyên tạc, kích động, chống phá trên địa TP.
UBND TP cũng giao cho UBND TP.Thủ Đức, các quận huyện xử lý các vấn đề nhân đạo tại địa bàn, khu điều trị. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát vai trò người đứng đầu UBND phường, xã, thị trấn trong xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, bảo đảm các chỉ đạo của các cấp phải được tổ chức triển khai kịp thời đến từng khu phố, ấp và hộ dân.
Ngoài ra, củng cố phát huy vai trò của tổ giám sát và tuyên truyền Covid-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định trong khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung trên địa bàn quản lý, nhất là giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà và thực hiện cưỡng chế, xử phạt thật nghiêm đối với người vi phạm theo quy định.
TP.HCM vượt ngưỡng hơn 50.000 người mắc COVID-19 TP.HCM ghi nhận hơn 52.500 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4, tính từ ngày 27/4 đến nay. Sáng 24/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, từ 9h ngày 23/7 đến 6h ngày 24/7, thành phố ghi nhận thêm 2.070 ca mới, đã được Bộ Y tế công bố. Như vậy, đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4...