Nữ điệp viên xinh đẹp và vụ nổ máy bay kinh hoàng
Ngày 9/4/2013, lần đầu tiên kể từ sau khi bị tòa án Hàn Quốc tuyên án tử hình vì tội khủng bố, nữ điệp viên lừng danh có xuất thân từ CHDCND Triều Tiên là Kim Hyun-hee đã xuất hiện trên truyền hình qua phỏng vấn độc quyền của Đài ABC, Mỹ.
Ở tuổi ngoài 50, Kim Hyun-hee vẫn còn nét xuân sắc của một mỹ nữ – điệp viên nổi tiếng một thời làm chấn động thế giới.
Ngày 28/11/1987, chuyến bay KAL 858 của Hãng Hàng không Hàn Quốc vận chuyển hành khách quốc tế từ thủ đô Baghdad, Iraq đến Seoul, Hàn Quốc. Trên chặng thứ hai của chuyến bay từ Abu Dhabi tới Thái Lan, vào lúc 2 giờ 5 phút chiều, chiếc Boeing 707 này đã nổ tung ngay trên bầu trời. Xác máy bay rơi xuống khu rừng gần biên giới Thái Lan-Myanmar, hộp đen không tìm thấy. Toàn bộ 104 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Kim Hyun-Hee bị thẩm vấn.
Vụ nổ máy bay làm chết 115 người đã gây chấn động thế giới. 113 người trong số đó là công dân Hàn Quốc, một người Ấn Độ và một người Liban. Vụ nổ xảy ra giữa lúc, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và Olympic Seoul 1988.
Nhận thấy có nhiều nghi vấn về vụ nổ máy bay, lực lượng an ninh Hàn Quốc phối hợp với lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol nhanh chóng vào cuộc. Tín hiệu điện đàm cuối cùng nhận được từ phi công ngay trước vụ nổ chỉ 4 phút là: “Chúng tôi mong rằng sẽ đến được Bangkok đúng giờ. Thời gian và vị trí ổn định”. Điều này cho thấy cho đến lúc gần hạ cánh, không có điều gì bất thường xảy ra.
Điều tra toàn bộ hành trình chuyến bay bị nạn, các điều tra viên xác định mấu chốt là lúc máy bay dừng lại tại Sân bay quốc tế Abu Dhabi để tiếp tục chặng hai bay tới Thái Lan.
Kim Hyun-Hee (khoanh tròn) tại trung tâm huấn luyện phản gián.
Rà soát danh sách hành khách bay chặng đầu tiên từ Baghdad, các điều tra viên phát hiện hai hành khách mang quốc tịch Nhật ngồi ở ghế 7B và 7C đã xuống sân bay Abu Dhabi là đáng ngờ nhất. Đó là hai cha con Shinichi Hachiya và Mayumi Hachiya. Lực lượng cảnh sát quốc tế lập tức phong tỏa các hướng bay.
Ngay lúc ấy, nguồn tin quan trọng báo rằng, hai cha con người Nhật đã bay tới Bahrain và dự định tiếp tục bay tới Rome. Nhưng Đại sứ quán Nhật tại Bahrain xác nhận hộ chiếu của họ là giả. Khi lực lượng an ninh ập đến bắt giữ, hai cha con người Nhật lập tức tìm cách hút thuốc lá tẩm kali xyanua để tự tử. Người “cha” được đưa đến bệnh viện và chết tại đó, còn “cô con gái” còn sống sau khi cảnh sát lấy được điếu thuốc lá từ miệng.
Chân dung nữ điệp viên
Ngày 15/12/1987, sau khi được chuyển về Seoul, suốt nhiều ngày thẩm vấn, cô gái với cái tên Mayumi Hachiya luôn khẳng định mình vô tội. Cô ta sử dụng tiếng Nhật một cách chuẩn xác cùng với dáng điệu, cách thức đi đứng, ăn uống đều y hệt người Nhật khiến các điều tra viên không khai thác được gì.
Nhưng có một lần, Mayumi vô tình phát âm ra một từ là nhãn hiệu tivi chỉ có ở Triều Tiên nên các điều tra viên Hàn Quốc xác định đây chính là nữ điệp viên của CHDCND Triều Tiên. Chiến thuật điều tra được thay đổi. Hàng ngày Mayumi được xem truyền hình để hiểu về cuộc sống của người dân Hàn Quốc.
Cho đến một hôm, Mayumi nói với nữ điều tra viên bằng tiếng Hàn: “Hãy tha thứ cho tôi. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ khai toàn bộ”.
Video đang HOT
Kim Hyun-hee lúc bị bắt.
Vào tháng 1/1988, tại một cuộc họp báo do Cơ quan An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NIS) tổ chức, Mayumi thừa nhận rằng cô ta và đồng phạm của mình là đặc vụ của CHDCND Triều Tiên.
Cô ta khai tên thật là Kim Hyun-hee và rằng mình đã bị “khai thác như một công cụ”. Kim nhận ra rằng cuộc sống trên các đường phố của thủ đô Seoul là hoàn toàn khác với những gì cô đã tiếp thu được tại quê nhà.
Kim Hyun-hee sinh ngày 27/1/1962 tại Bình Nhưỡng. Cha là quan chức ngoại giao của Triều Tiên tại Cuba, hai em của Kim đều sinh ra ở La Habana.
Từ nhỏ Kim Hyun-hee đã nổi tiếng thông minh, xinh xắn, học giỏi, thường biểu diễn trên truyền hình và được chọn là học sinh dâng hoa cho Tổng thống Hàn Quốc khi Hòa đàm đình chiến giữa Bắc và Nam Hàn diễn ra ngày 2/11/1972.
Kim Hyun-hee theo học khoa Nhật ngữ của Đại học Ngoại ngữ Bình Nhưỡng và khoa Sinh vật của Đại học Tổng hợp Kim Nhật Thành. Ngoại hình xinh đẹp, thông tuệ hơn người, Kim Hyun-hee không biết rằng cô đã lọt vào vòng ngắm của mạng lưới tình báo sở tại.
“Một hôm có chiếc xe hơi màu đen chạy vào trường tôi, những người trên xe đến từ một cơ quan đặc biệt cùng với thông báo cho biết tôi đã được trúng tuyển và phải đi huấn luyện ngay. Tôi thậm chí không có thời gian từ giã bạn bè. Họ bảo tôi chuẩn bị hành lý, chỉ được gặp mặt người nhà một đêm cuối cùng”.
Thế là từ tháng 3/1980, Kim Hyun-hee được đưa đến một nơi bí mật để học nghiệp vụ tình báo với một chương trình đào tạo cực kỳ căng thẳng. Ngoài việc thuần thục võ thuật tự vệ, sử dụng các loại vũ khí, hóa trang…, Kim phải chuyên tâm trau dồi tiếng nói, phong cách, văn hóa… với một thiếu phụ người Nhật bị bắt cóc về đây là Yaeko Taguchi để trở thành một người Nhật thực thụ.
Ngoài ra, cô còn phải học tiếng Hoa Quảng Đông, phổ thông với một người phụ nữ Macao cũng bị bắt cóc đến Triều Tiên. Từ tháng 7/1985 đến tháng 1/1987, Kim Hyun-hee cùng một người khác sử dụng hộ chiếu Nhật Bản giả qua Macao rồi về Quảng Châu, Trung Quốc để học Trung văn. Nhờ đó, Kim có thể hóa trang thành một người Nhật hay người Trung Quốc một cách hoàn hảo.
Kịch bản hoàn chỉnh
Tháng 11/1987, Kim Hyun-hee nhận một mật lệnh đặc biệt là đánh bom máy bay Hàn Quốc nhằm làm gián đoạn cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc năm 1988 và gây hoang mang cho các đoàn đại biểu tham gia Đại hội Thể dục thể thao thế giới Seoul 1988.
Theo kế hoạch, Kim cùng một nam điệp viên khác đóng giả làm hai cha con người Nhật. Họ bay từ Bình Nhưỡng đến Moscow, Nga, tiếp đó đến Budapest, Hungary và ở lại nhà một điệp viên CHDCND Triều Tiên khác trong vòng 6 ngày. Vào ngày 18/11/1987, cả hai tới thủ đô Vienna nước Áo bằng ôtô, sử dụng hộ chiếu giả mua vé máy bay của Austrian Airlines để bay từ Vienna trở lại Belgrade, Nam Tư, sau đó tới Baghdad, Abu Dhabi và Bahrain.
Ngày 27/11, hai điệp viên hướng dẫn khác từ Vienna tới Nam Tư bằng tàu hỏa đưa cho nhóm Kim một quả bom hẹn giờ, một đài bán dẫn hiệu Panasonic trong có chứa 350gr thuốc nổ C-4, kíp nổ và một chai đựng 700 ml thuốc nổ dạng lỏng PLX để tăng sức công phá, được ngụy trang như một chai nước. Ngày hôm sau, nhóm Kim đáp chuyến bay của Hãng Iraqi Airways bay từ Belgrade tới sân bay quốc tế Saddam, Baghdad, Iraq. Họ đợi ở sân bay trong vòng 3 giờ 30 phút để chờ chuyến bay KAL 858 – mục tiêu chính của họ – cất cánh vào lúc 11 giờ 30. Tại ghế ngồi 7B và 7C, hai điệp viên đã cài đặt thiết bị nổ, sau đó xuống máy bay ở Sân bay quốc tế Abu Dhabi.
Kim Hyun-hee, năm 2013.
Đúng như kế hoạch, chiếc máy bay Boeing 707 đã bị nổ tan tành cùng với toàn bộ hành khách và phi hành đoàn. Các mảnh vỡ của chiếc máy bay sau đó trôi dạt vào một bờ biển của Thái Lan. Nhiều người trong số 113 công dân Hàn Quốc là công nhân trẻ tuổi về nước sau khi làm việc nhiều năm trong ngành xây dựng ở Trung Đông.
Theo tiết lộ của Kim Hyun-hee, mục tiêu chính của vụ tấn công trên chuyến bay này là hai vợ chồng một nhà ngoại giao người Hàn Quốc làm việc tại Đại sứ quán ở Baghdad.
Sống trong sợ hãi
Kim Hyun-hee bày tỏ sự hối hận về hành động của mình và cầu xin sự tha thứ từ gia đình của những người thiệt mạng trên chuyến bay KHL858. Cô nói: “Tôi sẽ bị trừng phạt, sẽ phải chết hàng trăm lần vì tội lỗi của chính bản thân tôi”.
Tác phẩm của Kim Hyun-hee.
Kết thúc điều tra, ngày 27/3/1990, Kim Hyun-hee bị kết án tử hình đối với vụ đánh bom chuyến bay KAL 858, nhưng sau đó cô được Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo ân xá khi ông cho rằng “cô gái này cũng là một nạn nhân như các hành khách trên chuyến bay KAL 858!” Theo Kim Hyun-hee thì cô được sống vì là nhân chứng cụ thể nhất của hành động cực đoan đó.
Kim Hyun-hee đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Nước mắt của tâm hồn tôi” (The Tears of My Soul), trong đó cô đã hồi tưởng lại quá trình được đào tạo tại trại huấn luyện quân đội CHDCND Triều Tiên.
Năm 1997, Kim Hyun-hee kết hôn với một sĩ quan tình báo Hàn Quốc và có hai con. Dù được sự giám sát an ninh chặt chẽ, cô vẫn lo sợ cho sự trả thù từ cả hai phía.
Với CHDCND Triều Tiên, Kim Hyun-hee bị coi là một kẻ phản bội, không hoàn thành nhiệm vụ và không tự sát khi bị bắt. Vì thế có thể cô bị sát hại vào bất cứ lúc nào. Mặt khác, cô cũng lo lắng sự trả thù từ thân nhân các nạn nhân của vụ đánh bom mà cô là thủ phạm. “Tôi vẫn là một tù nhân, hoặc một người bị giam cầm bởi cảm giác tội lỗi”. Cũng như điệp viên Kim Dong-sik, Kim Hyun-hee chỉ mong được sống cuộc đời còn lại và chết trong yên lặng.
Theo Thiên Tường/Chosun, Xinhua
An ninh Thế giới
Bốn vụ hành quyết nhà báo gây chấn động thế giới
Hình ảnh những nhà báo bị chặt đầu và những đoạn video quay cảnh hành quyết được tung lên internet là nỗi ám ảnh đối với công chúng cũng như những người làm báo nói riêng, và bị dư luận thế giới lên án dữ dội.
Daniel Pearl (năm 2002)
Cả thế giới bàng hoàng trước việc ông Daniel Pearl chết trong tay al-Qaeda - Ảnh: Reuters
Ông Daniel Pearl sinh ngày 10.10.1963, là một nhà báo người Mỹ gốc Israel. Ông bị tổ chức khủng bố al-Qaeda bắt và chặt đầu trong lúc đang làm việc cho báo The Wall Street Journal (Mỹ) năm 2002.
Ngày 21.2.2002, một cuốn băng ghi lại cảnh giết ông Pearl được phát tán với tựa đề: Vụ hành quyết kẻ gián điệp trong vai nhà báo, tên Do Thái Daniel Pearl. Đoạn băng giết người man rợ này nhanh chóng gây sốc dư luận toàn cầu và được xem là phát súng đầu tiên cho hàng loạt thủ đoạn hành quyết sau đó của các tổ chức cực đoan nhằm vào nhà báo.
James Foley (2014)
IS bắt đầu chiến dịch bắt giữ và hành quyết nhà báo từ vụ chặt đầu ông James Foley - Ảnh: Reuters
Nhiều năm sau vụ Daniel Pearl, thế giới lại một lần sửng sốt vì đoạn video chặt đầu một nhà báo Mỹ khác, ông James Foley, vào ngày 19.8.2014.
Đoạn video chặt đầu ông James Foley do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên Youtube với tựa đề: Một thông điệp gửi nước Mỹ. Trước đó, IS đã đòi tiền chuộc hàng triệu USD để thả ông Foley, tuy nhiên phía Mỹ đã không có động thái đáp trả.
IS là một nhánh của tổ chức al-Qaeda, tách ra vào khoảng đầu năm 2013. Vụ chặt đầu ông Foley được xem là cú tấn công trả đũa Tổng thống Mỹ Barack Obama vì nó đến không lâu sau khi Mỹ bắt đầu không kích nhắm vào các mục tiêu của IS tại Iraq.
Steven Sotloff (2014)
Nhà báo Sotloff chịu chung cảnh bị hành quyết như ông Foley - Ảnh: Reuters
Hình ảnh nhà báo Sotloff xuất hiện đầu tiên trong video hành quyết người đồng nghiệp James Foley kể trên. Khi ấy, IS cũng dọa sẽ giết luôn Sotloff nếu Mỹ không đưa tiền chuộc ông Foley. Rốt cục vào ngày 2.9.2014, ông Sotloff cũng bị hành quyết.
Steven Joel Sotloff sinh ngày 11.5.1983, cũng là một người Mỹ gốc Do Thái như Daniel Pearl. Trước lúc bị bắt, ông đã làm việc cho tạp chí Time (Mỹ), sống lâu năm ở Yemen và nói thông thạo tiếng Ả Rập.
"Ngươi, Obama, một lần nữa, qua hành động của mình, đã giết thêm một công dân Mỹ khác. Vì thế khi tên lửa của ngươi tiếp tục bắn vào người của chúng ta, con dao của chúng ta sẽ tiếp tục cứa vào cổ dân của ngươi", sát thủ che mặt mặc đồ đen tuyên bố trong đoạn video hành quyết ông Sotloff.
Kenji Goto (2015)
Ông Goto trước lúc bị hành quyết - Ảnh: Reuters
Tháng 1.2015, IS tiếp tục gây choáng váng trên thế giới khi ra tay hành quyết nhà báo người Nhật Bản Kenji Goto, một phóng viên tự do tác nghiệp tại Syria.
Ông Goto được biết đã bất chấp nguy hiểm đi vào vùng đất do IS kiểm soát để điều tra và tìm tung tích người bạn Haruna Yukawa. Trước khi đi, ông có để lại lời nhắn với nội dung biết trước hiểm nguy rình rập.
Cũng như các trường hợp trước đó, IS đòi tiền chuộc từ chính phủ Nhật Bản, nhưng sau cùng đã hành quyết ông Goto do không nhận được hồi đáp.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hình ảnh các hành khách trên máy bay Airbus 320 rơi ở Pháp Những hình ảnh về nhiều hành khách trên chuyến bay định mệnh của hãng hàng không Đức Germanwings (Đức), số hiệu 4U9525 đã được đăng tải. Đội ngũ gồm 600 quân nhân, lính cứu hỏa, nhân viên y tế và các chuyên gia pháp y vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Ngày 24/3, tai nạn thảm khốc xảy...