Nữ điệp viên người Việt từng đăng quang Hoa hậu Đông Dương
Câu chuyện về người nữ điệp viên Việt xinh đẹp đã trở thành cảm hứng cho một bộ phim thành công về ngành tình báo.
LTS: Giai thoại kể rằng, những cuộc thi sắc đẹp đã xuất hiện từ khi nước ta còn trong thời thuộc địa nửa phong kiến. Bấy giờ, người đẹp khắp ba miền Bắc – Trung – Nam được ca tụng là “Hoa hậu Đông Dương”.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà sử học, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì thời đó chưa có một cuộc thi sắc đẹp được tổ chức quy củ.
“Ngôi hậu này chỉ là danh vị gắn với người đẹp. Chẳng hạn, người ta thấy cô gái nào đẹp nhất vùng thì gọi là hoa hậu, như ta vẫn nghe “hoa hậu phường”, “người đẹp Bình Dương”… chữ hoa hậu đôi khi được dùng thay cho từ người phụ nữ đẹp” – ông giải thích.
Không có tài liệu lịch sử nào ghi lại, song câu chuyện về những nàng Hoa hậu ngày ấy vẫn tồn tại trong nhiều giai thoại xưa và được người đời truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác qua các câu chuyện trà dư tửu hậu.
Chuyện về nữ điệp viên đẹp nhất ba nước Đông Dương
Câu chuyện về nữ điệp viên Nguyễn Thị Hồng được chính nhà báo Trường Thanh – người viết kịch bản cho bộ phim “Điệp vụ thứ nhất” chia sẻ lại trên báo Công an nhân dân vào năm 2005.
Nhà báo Trường Thanh cho biết, câu chuyện về nữ điệp viên Hồng được lưu giữ trong Phòng Truyền thống của Công an tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), nơi ghi lại chiến công của tổ điệp báo Sơn Tây giai đoạn 1947 – 1948.
Hình ảnh hiếm hoi về bà Nguyễn Thị Hồng.
Những người cùng thời với điệp viên Hồng nay người còn người mất, nhưng câu chuyện về bà vẫn ghi dấu trong ký ức
Chia sẻ với nhà báo Trường Thanh, ông Nguyễn Đức Tường – nguyên Trưởng ty Công an Sơn Tây kể lại rằng từ hồi là thiếu nữ, Nguyễn Thị Hồng đã khiến nhiều nam sinh ngày ấy say đắm và theo đuổi.
Bà vốn là con gái của một nhà tư sản tại ở phố Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo). Hồi đi học, bà đã vô cùng nổi tiếng vì xinh đẹp. Nhiều lời đồn đại lại kể rằng Nguyễn Thị Hồng từng đăng quang ngôi vị Hoa hậu tại cuộc thi Hoa hậu Đông Dương – một cuộc thi người đẹp do Pháp tổ chức tại Campuchia.
Ông Tường còn chia sẻ rằng hồi ấy ông cũng là một trong những nam sinh thầm thương trộm nhớ nàng nữ sinh tên Hồng xinh đẹp.
Nhưng cái duyên của ông Tường với Nguyễn Thị Hồng không dừng lại tại đó. Năm 1947, ông vô tình gặp lại “người trong mộng” năm xưa trong đoàn người tản cư.
Ông bàng hoàng vì nhìn thấy người quen cũ, lại càng sốc hơn khi cô tiểu thư lá ngọc cành vàng, nhan sắc rực rỡ một thời nay đã trở thành một thai phụ tiều tụy, xanh xao, gầy guộc, gương mặt lộ rõ vẻ khắc khổ, đau đớn.
Video đang HOT
Xót xa khi chứng kiến “người trong mộng” ngày xưa, người bạn cũ ở hiện tại, ông Tường quyết định cùng với đồng đội mình là đồng chí Công Binh cưu mang, giúp đỡ để cô vượt qua giai đoạn thai kỳ và sinh nở thành công.
Trong thời gian đó, ông Tường và những cán bộ Ty Công an Sơn Tây đã giác ngộ cô, truyền cho cô tinh thần yêu nước của những người chiến sĩ cách mạng.
Sau khi sinh con, Nguyễn Thị Hồng quyết định đi theo cách mạng.
Với lý lịch “phù hợp” để sống trong lòng địch như: con gái Hà Nội gốc, nhan sắc xinh đẹp, con nhà tư sản theo đạo Thiên Chúa, giỏi đàn hát, từng giao du với nhiều quan chức cấp cao của địch…, Nguyễn Thị Hồng trở thành lựa chọn phù hợp với vai trò điệp báo trong lòng địch.
Và những đóng góp của nữ điệp viên xinh đẹp ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào chiến công của Công an Sơn Tây.
Ông Tường cho biết, sau này tổ điệp báo và cô Nguyễn Thị Hồng mất liên lạc với nhau nhưng hình ảnh về nữ điệp viên xinh đẹp năm xưa vẫn vẹn nguyên trong hồi ức.
Bộ phim trên câu chuyện có thật về nữ điệp viên Nguyễn Thị Hồng
Sau cơ duyên gặp được ông Nguyễn Đức Tường, nhà báo Trường Thanh quyết định đưa câu chuyện xưa trở thành một bộ phim truyền hình, lấy cảm hứng từ câu chuyện của nữ điệp viên Nguyễn Thị Hồng, và được mang tên “Điệp vụ thứ nhất”.
Bộ phim kể về Kiều Mai – một nữ điệp báo xinh đẹp có công lấy được Bản chỉ thị của Tư lệnh Quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Đông Dương góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Thu Đông 1947.
Cũng giống xuất thân của Nguyễn Thị Hồng, Kiều Mai là con gái độc nhất của một gia đình tư sản. Trong phim nhân vật Kiều Mai cũng được nhắc đến với vẻ đẹp nổi bật và từng đăng quang ngôi vị Hoa hậu Đông Dương.
Trong phim, nhân vật Kiều Mai phải trải qua những khoảng thời gian đau đớn vì bị bắt cóc, đánh đập, thậm chí bán cho nhà thổ.
Khi Kiều Mai trốn được khỏi nhà thổ trở về Hà Nội thì gia đình cô đã di tản hết, cô đành nương theo đoàn người tản cư rồi ngất bên vệ đường khi đang bụng mang dạ chửa.
May mắn, Kiều Mai gặp được bạn cũ năm xưa, cũng là chàng trai từng “trồng cây si”, nay trở thành Trưởng ty Điệp báo Sơn Tây. Anh cùng đồng đội đã cứu sống và cưu mang cô trong suốt thời gian sinh nở.
Sau này, Kiều Mai được giác ngộ lý tưởng cách mạng, cô nhận nhiệm vụ vào nội thành để tìm kiếm các thông tin của quân địch.
Mặc dù bộ phim khi lên sóng còn có những yếu tố được thêm bớt để tăng sức hấp dẫn cho kịch bản, song nội dung phim đa phần phản ánh câu chuyện có thật về cuộc đời của nữ điệp viên này.
(Bài viết có sử dụng các thông tin đăng tải trên báo Công An Nhân Dân số ra ngày 10/05/2005)
Theo TTT
Nam Định phá bỏ Nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương một thời
Những ngày qua, nhiều người dân Nam Định không khỏi tiếc nuối khi nhà máy liên hợp dệt Nam Định được phá đi để phục vụ cho việc xây dựng một khu đô thị dệt may ngay tại vị trí này.
Việc tồn tại của khu liên hợp dệt ở giữa lòng thành phố Nam Định đã không còn thích hợp bởi bao quanh là dân cư đông đúc việc sản xuất công nghiệp cần được di dời ra địa điểm khác cách xa khu dân cư để đảm bảo độ an toàn và sự ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh .
Tuy nhiên, với nhiều người, nhất là với những người, những gia đình có truyền thống gắn bó với Nhà máy này không khỏi nuối tiếc khi nhớ về quá khứ vàng son của nhà máy từng một thời lừng lẫy cả xứ Đông Dương...
Nhà máy liên hợp dệt Nam Định là biểu tượng tự hào một thời của thành phố Nam Định khiến nơi đây thậm chí từng còn được gọi là thành phố Dệt. Lịch sử xây dựng, phát triển của Nhà máy Dệt gắn với thời kỳ kháng chiến cứu nước của dân tộc và những trang sử của thành phố Nam Định. Những thăng trầm của Nhà máy Dệt từng làm ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
Tông công ty Cô phân Dêt May Nam Đinh tiên thân là Nhà máy Sơi Nam Đinh, đươc thành lâp năm 1889, tơi năm 1954 đươc Nhà nươc tiêp quan và đôi tên thành Nhà máy Liên hơp Dêt Nam Đinh.
Đên tháng 6/1995 đươc đôi tên thành Công ty Dêt Nam Đinh, tháng 7/2005 đươc đôi tên thành Công ty trách nhiêm hưu han Nhà nươc môt thành viên Dêt Nam Đinh, là doanh nghiêp hach toán đôc lâp trưc thuôc Tông công ty Dêt May Viêt Nam (VINATEX), nay là Tâp đoàn Dêt May Viêt Nam.
Đên ngày 1/1/2008, Công ty đã chính thưc chuyên sang hoat đông công ty cô phân, có tên là Tông công ty Cô Phân Dêt May Nam Đinh (Natexco)
Nhà máy này được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Vào năm 1924 số công nhân của nhà máy lên tới 6.000 người và lên tới gần 13.000 công nhân viên chức vào năm 1985. Vào thời điểm những năm 1985, người ta tính trung bình cứ mỗi gia đình ở thành Nam lại có một người là công nhân nhà máy này.
Theo quy hoạch chung phát triển Thành phố Nam Định, toàn bộ diện tích khu vực sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất ra khu công nghiệp sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định, thiết lập nên trung tâm hành chính mới của thành phố với khu trung tâm thương mại, dịch vụ, chung cư cao tầng tạo nên một khu đô thị "cốt lõi" hiện đại của thành phố trong tương lai. Tổng diện tích quy hoạch là 24,81ha do Cty CP Phát triển đô thị dệt may Nam Định (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 412 tỷ đồng.
Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Dệt may do Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng) lập, khu đô thị này sẽ có: khu trung tâm thương mại dịch vụ tại cửa ngõ phía đông về phía đường Trần Phú và Công viên 25-3 gồm khối công trình cao 5 tầng. Khu trung tâm thương mại tại cửa ngõ phía tây bao gồm tổ hợp các khối công trình cao trung bình 14 tầng với các chức năng hỗn hợp thương mại dịch vụ, chung cư cao tầng.
Ngoài ra, còn có các công trình xã hội phụ trợ khác như bệnh viện 5 tầng, khu trường học tập trung, các khu vực xây dựng nhà ở chia lô; khu vực nhà ở dạng biệt thự, nhà vườn với mặt tiền từ 10-15m, chiều sâu từ 20-27m, Công viên trung tâm 25-3, sân thể dục thể thao, hệ thống cây xanh được bố trí dọc các tuyến phố. Các khu vực còn lại được giữ nguyên trạng và tiến hành chỉnh trang bao gồm Bảo tàng Dệt may; nâng cấp khu dân cư hiện hữu, các công trình nhà xưởng sản xuất và khu nhà điều hành quản lý của Cty CP May 3...
Trên thực tế, từ năm 2016, Natexco đã hoàn toàn không còn nằm trong Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp bị ô nhiễm khi toàn bộ khu vực sản xuất nhuộm, dệt mới đã được hình thành ở KCN Hòa Xá. Lĩnh vực Dệt - May - Sợi vẫn được duy trì trong thành phố 3 - 4 năm nữa vừa để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và tích lũy tài chính cho Tổng Công ty trước khi chuyển ra khu vực mới một cách hoàn chỉnh cả về công nghệ và kỹ thuật.
Dưới đây là những hình ảnh gần như cuối cùng được ghi tại Nhà máy Dệt Nam Định trước khi bị phá bỏ hoàn toàn.
Phương Dung
Ảnh: Trần Vũ Long
Theo Dantri
Khách du lịch đổ dồn về Sapa tránh nóng Đợt nắng nóng cao điểm sẽ diễn ra vào cuối tuần nên nhiều gia đình đã tận dụng 2 ngày nghỉ đi du lịch, nghỉ dưỡng tại những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành. Chỉ cách Hà Nội 4 giờ di chuyển bằng ô tô trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai, thị trấn mờ sương Sa Pa được coi...