Nữ đạo diễn đầu tiên của Việt Nam qua đời
NSND Bạch Diệp vừa qua đời ở tuổi 85 sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư.
Nữ đạo diễn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam sinh năm 1929 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nhiếp ảnh. Từ năm 6 tuổi, bà đã được đưa theo học ở trường tu viện Saint Dominique ở Hải Phòng.
Năm 1944, gia đình bà chuyển sang Hải Dương. Khi mới chỉ 16 tuổi, bà đã đi theo Việt Minh, tham gia tổng khởi nghĩa và tham gia phụ nữ cứu quốc ở Hải Dương rồi hoạt động trong Tỉnh hội và thường vụ liên khu III. Năm 1955, bà chuyển về làm tại báo Nhân Dân, làm tổ trưởng tổ Hà Nội, chịu trách nhiệm thông tin về thành phố.
Năm 1959, bà theo học lớp đạo diễn điện ảnh do Bộ Văn hóa Thông tin mở dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô. Bà tốt nghiệp năm 1963, sau đó về làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam.
Tác phẩm đầu tay của bà là bộ phim Trần Quốc Toản ra quân, chuyển thể từ chèo, sau được trao giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai. Những bộ phim tiếp theo của bà ra đời sau đó là Người về đồng cói (1973), Ngày lễ thánh (1976), Câu chuyện làng Dừa (1977), Người chưa biết nói (1979)… rồi Ngõ hẹp (1988), Hoa ban đỏ (1994)…
Nổi bật trong số các tác phẩm của bà là hai bộ phim Ngày lễ thánh (dựa theo cuốn tiểu thuyết Bão biển của Chu Văn) và Huyền thoại mẹ, đều do NSND Trà Giang đóng vai chính, đều giành được giải thưởng Bông sen bạc.
Bà về hưu năm 1992. Bà vẫn được mời làm phim truyền hình cho Đài truyền hình Việt Nam. Bà còn làm phim cho các chuyên mục Điện ảnh chiều thứ 7 và Văn nghệ Chủ nhật.
Năm 1997, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 2007, bà được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Ngày lễ thánh, Huyền thoại mẹ. Bà là một trong số các nghệ sĩ Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Năm 2008, bà là một trong 11 nghệ sĩ đương đại được tôn vinh trong ngày kỉ niêm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Bà vừa qua đời ở tuổi 85 tại Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư.
Theo TTVH
Nữ đạo diễn 9X xinh đẹp kể chuyện làm phim ma
"Khi quay ở nghĩa trang, em rất sợ hãi. Đắp mộ giả, nhưng do úng nước nên đoàn phải quay ở mộ thật. Ngày hôm sau, ngay tại chỗ diễn viên từng ngồi có một con rắn nằm hiên ngang" - Minh Trang kể.
Giữa đông đảo những tài năng nghệ thuật ở ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hoàng Minh Trang không phải là gương mặt xuất sắc nhất. Tuy nhiên, cô gái trẻ đã thể hiện niềm đam mê và sự quyết tâm lớn đối với con đường mình đã chọn.
Video đang HOT
Minh Trang có quan niệm sống rằng: hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình.
Sinh năm 1990, Minh Trang đã từng đạt giải 3 cuộc thi tài năng sinh viên của ĐH Sân khấu Điện ảnh. Cô là một trong 10 sinh viên xuất sắc tham gia khóa học 2 tháng về quy trình sản xuất phim tại Hàn Quốc, có điểm số cao nhất lớp trong suốt 4 năm học và vào top 12 cuộc thi hoa khôi của trường vào năm 2010.
Không chỉ làm một nữ đạo diễn, cô bạn Hoàng Minh Trang còn kiêm thêm những công việc như MC, đóng quảng cáo, người mẫu ảnh... Với Trang, điều khiến cô đến với nghề đạo diễn là ước mơ muốn làm bộ phim về cuộc đời mình nhưng sau 4 năm học thì dường như điều đó đã thay đổi.
Kiên quyết theo đuổi niềm đam mê
- Điều gì đã khiến Minh Trang lựa chọn nghề đạo diễn?
- Câu hỏi này khiến em nhớ lại câu hỏi lần đầu tiên khi em thi vấn đáp vào ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội: "Tại sao em lại chọn ngành đạo diễn". Và em đã tự tin nói rằng: "Thưa thầy, vì em muốn làm một bộ phim về cuộc đời mình".
Đó là câu trả lời của em 4 năm trước, và bây giờ khi được hỏi lại lần nữa, thì em vẫn không thay đổi, chỉ có điều nó không còn đơn giản như vậy. Em muốn làm những bộ phim về nhiều hoàn cảnh, số phận khác nhau trong cuộc sống. Dù cuộc sống của họ có như thế nào, em vẫn muốn chỉ ra những điều tốt đẹp trong đó. Nên hầu hết các bộ phim mà em đạo diễn đều là cái kết có hậu.
Ngoài ra, em yêu thích nó bởi đây là một nghề hấp dẫn cho sự sáng tạo. Và khi ta vượt qua vô số thử thách để hiện thực hóa sáng tạo đó thì thật sự là một cảm giác rất đặc biệt. Bộ phim không chỉ là một sản phẩm bình thường, mà nó còn là đứa con tinh thần của bản thân em. Em yêu thích nó còn vì sự đam mê của mình, khiến mình phải luôn chăm chỉ. Đây cũng là nghề cho em nhiều cơ hội đi xa, được trải nghiệm, cảm nhân cuộc sống và hòa mình vào nó.
- Việc làm một nữ đạo diễn có khó so với em tưởng tượng? Điều gì theo em là quan trọng đối với nữ đạo diễn?
- Quả thật làm nữ đạo diễn luôn gặp nhiều khó khăn hơn các nam đạo diễn về nhiều lĩnh vực nhưng không phải chính vì thế mà phái nữ lại tỏ ra thua kém.
Đối với nữ đạo diễn thì có 3 điều quan trọng nhất là sự nhạy cảm - có những sự việc thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống, hoặc những việc ngày vẫn diễn ra nhưng đòi hỏi người đạo diễn phải nhạy bén và nắm bắt ngay được ý tưởng và ý nghĩa đó. Yếu tố bản lĩnh cũng rất quan trọng. Bản lĩnh là khi phải chịu nhiều áp lực, nhưng bản thân vẫn phải vượt qua để hoàn thành và chứng minh được thành quả của mình.
Phim ảnh là môn nghệ thuật thứ 7, mà đã là nghệ thuật thì mỗi người đều có cảm nhận riêng, nhận xét riêng của mình. Có người khen hay, có người chê dở. Khi thành công, khi thất bại, nhưng dù thế nào thì cũng phải vững tin vượt qua tất cả để hoàn thiện mọi thứ. Đã từng có người cho rằng em chỉ là một đạo diễn chăm chỉ, không có năng khiếu hay cá tính đặc biệt. Nhưng bằng bản lĩnh của mình, em đã và đang chứng minh cho họ thấy rằng: "Thành công không bao giờ bỏ rơi những con người chăm chỉ. Rồi đến một ngày, năng khiếu cũng sẽ bị sự lười nhác bỏ quên. Còn đam mê và sự chăm chỉ sẽ tạo nên những tài năng thật sự". Và yếu tố cuối cùng đó chính là sức khỏe.
- Vậy trở ngại lớn nhất với bản thân em là gì?
- Trở ngại lớn nhất của bản thân em là vấn đề về thời gian. Sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật, chỉ mình em chọn và theo đuổi nghề này. Điều này khiến bố mẹ em rất lo lắng. Năm đầu tiên gia đình em ngăn cản quyết liệt, nhẹ nhàng có, gay gắt có. Em phải thi và học tại một trường khác. Tới năm thứ 2 em đã giấu bố mẹ để thi vào SKĐA và đỗ. Lúc đó, thấy em có niềm đam mê với ngành học này nên bố mẹ cũng ủng hộ.
Một điểm nữa là đôi khi để có thêm ý tưởng, em cần nhiều thời gian để tìm hiểu. Nhưng là con gái, vẫn phải lo lắng thêm việc nhà, và là con gái nên bố mẹ cũng hay lo lắng hơn, nguy hiểm hơn, không được phép về muộn, đi xa dài ngày. Đôi khi đối với em đó là một áp lực rất lớn. Em đã phải có nhiều cuộc nói chuyện với gia đình để mọi người thông cảm và hiểu hơn về nghề nghiệp của em. Ban đầu thì mọi chuyện rất khó khăn. Em đã phải áp dụng làm và quay rất nhiều phim bài tập tại gia đình để bố mẹ có thể yên tâm và hiểu được những gì mình đang làm.
- Nghề đạo diễn hoàn toàn vất vả, khắc nghiệt, có bao giờ em nghĩ mình sẽ bỏ cuộc?
- Nghề đạo diễn thực sự rất vất vả và khắc nghiệt, đặc biệt với các bạn nữ. Nhưng nó khiến em trưởng thành, mạnh mẽ, hiểu cuộc sống hơn. Trước đây khi chỉ là một cô bé 18 tuổi ngây thơ, yếu ớt, nhẹ nhàng váy áo thì ngày hôm nay em đã là một cô gái 23 tuổi tự tin, chín chắn. Em thấy bản thân mình tự lập và có bản lĩnh sống tốt hơn. Và em chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ nghề đạo diễn. Bởi nó không chỉ là niềm đam mê mà còn là động lực giúp em thực hiện được ước mơ làm một bộ phim về cuộc đời của mình.
Người trẻ và hành trình làm phim
- Em có thường xuyên đi xa để làm phim?
- Em không thường xuyên đi quá xa, mới đi các tỉnh phía Bắc. Nhưng kỷ niệm em nhớ nhất đó là chuyến đi học ngắn hạn tại Hàn Quốc năm 2011. Khi đó là lần đầu tiên làm phim về đề tài thể thao, em lại không phải người làm đạo diễn mà "được" chọn là diễn viên đóng chung với một bạn diễn viên người Hàn Quốc khác. Có những cảnh quay rất khó để thực hiện và diễn xuất, nhưng em đặc biệt thích thú với cách chăm sóc diễn viên chuyên nghiệp và tận tình của đoàn ekip làm phim. Đó là một trải nghiệm mới lạ thú vị cho một đạo diễn trẻ như em.
- Tác phẩm nào khiến em mất nhiều công sức nhất?
- Từ trước đến nay em đã làm được khoảng 15 tác phẩm, tất cả đều là phim bài tập tại trường hoặc phim tham gia các hoạt động xã hội. Thể loại thì vô cùng phong phú như talk show, clip ca nhạc, phóng sự tài liệu nhưng chủ yếu vẫn là thể loại phim truyện ngắn.
Bộ phim mà em đã bỏ ra nhiều công sức nhất là phim ngắn Linh hồn - bài tập môn nghiệp vụ đạo diễn năm thứ 3. Đó là lần đầu tiên em muốn thử sức mình với thể loại phim hơi ma mị. Bởi vậy, tất cả thời gian trong phim đều quay buổi đêm với các bối cảnh chính là đường làng quê vắng vẻ và nghĩa trang.
Ban đầu đi tìm bối cảnh là một công đoạn khó khăn, em đã mất gần một tháng để có thể tìm được bối cảnh ưng ý, và khi tìm được phải lo bố trí đèn, các thiết bị làm phim khác như boom, ray, máy nổ.
Ngày quay đã được cố định và thiết bị đắt tiền đã được thuê đầy đủ, nhưng cứ mang đồ ra là trời lại mưa, cả đoàn lại bê đồ vào. Người ướt hết nhưng chỉ lo các thiết bị đó bị nước vào thì hỏng không thể đền được. Cứ ròng rã như vậy suốt 3 ngày, cả đoàn chưa quay được 1/5 số phân cảnh cần thiết. Vậy là 3 ngày đó với công sức và hơn 20 triệu bỏ xuống sông xuống biển. 2 tuần sau, cảm thấy trời đã hết mưa, cả đoàn quyết tâm làm lại từ đầu. Thời tiết có đỡ hơn nhưng vẫn mưa, phải cố gắng khẩn trương. Hôm cả nhóm nào cũng phải thức thâu đêm đến 6h sáng mới được về nhà ngủ, chiều lại tập trung.
Khi quay ở nghĩa trang, em rất sợ hãi. Trước đó, thậm chí em còn chưa đến nghĩa trang bao giờ, đặc biệt là vào buổi đêm.
Một kỷ niệm khác khi quay tại nghĩa trang là chúng em phải thuê đắp một cái mộ giả, nhưng do trời mưa dài ngày, mộ giả bị ngập úng nước, diễn viên không thể vào đó để diễn xuất được. Bắt buộc bọn em phải chuyển bối cảnh sang mộ thật gần đó. Sợ hãi vô cùng, thắp hương khấn vái xin nhiều lần nhưng khi diễn viên diễn bản thân quay phim cũng sợ, đạo diễn là em thì vừa mệt mỏi, buồn ngủ, vừa sợ hãi nhưng để hoàn thành được bộ phim một cách tốt nhất, em vẫn phải vượt qua tất cả.
Phân đoạn ở đó hoàn thành, ngày hôm sau khi quay lại dọn dẹp đồ đạc, nhìn lại ngôi mộ đó thì ngay tại chỗ rạng sáng sớm đó diễn viên ngồi xuất hiện một con rắn nằm hiên ngang. Cả đoàn sợ hãi, bỏ chạy không dám quay lại đó nữa. Vất vả như vậy nhưng bộ phim lại không được như mong muốn, sau đó em còn thường xuyên bị ngất và phải truyền nước, sụt mất 5kg.
- Khi mà bao nhiêu công sức làm phim đều trở nên vô ích, em có thấy chán nản và có ý định sẽ từ bỏ nó không?
- Em và đoàn làm phim đã bỏ ra 3 ngày với bao công sức, tiền bạc mà chỉ được 1/5 phân cảnh, thực sự là rất nản chí. Em đã mất thêm gần 10 ngày để suy nghĩ, bình tĩnh đắn đo xem mình có nên tiếp tục làm kịch bản này nữa không, hay phải sửa nó như thế nào.
Thậm chí em còn bị stress rất nhiều ngày vì không phải chỉ công sức mình bỏ ra mà còn 15 người khác cũng đã quá mệt mỏi sau những ngày như thế. Nhưng cuối cùng em lại gọi điện cho từng người, rất may là mọi người đều có cảm hứng với kịch bản này nên cũng tiếp thêm cho em rất nhiều nghị lực để hoàn thành. Vậy nên, một bộ phim là công sức của rất nhiều người, mỗi người đều có vai trò riêng nhưng lại cùng nỗ lực, tiếp sức cho nhau tạo nên thành quả chung. Đó là một ý nghĩa tuyệt vời của tình bạn, tình đồng nghiệp.
- Để hoàn thành một bộ phim chắc hẳn rất tốn kém. Vậy em có làm thêm công việc gì để đáp ứng được chi phí sản xuất?
- Làm một bộ phim tất nhiên vô cùng tốn kém, nhưng cũng có không ít những bộ phim kinh phí thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao. Vì điều cuối cùng ở phim đó là thông điệp được tới khán giả. Trung bình một bộ phim sẽ phải mất các khoản như thuê bối cảnh, thiết bị kỹ thuật, máy quay, diễn viên, đạo cụ, tiền ăn uống cho đoàn, chi phí đi lại, di chuyển.... Tính sơ sơ thì mỗi phim ngắn 10 phút phải làm mất 2 ngày, tốn khoảng 20 triệu cho một phim bài tập 10 phút.
Mỗi một năm học, phải làm ít nhất 2 phim. Tuy vậy nếu có thể cùng kết hợp với quay phim, diễn viên trong trường và các mối quan hệ khác trong nghề thì có thể bớt phần nào chi phí. Bởi vì phim là phim bài tập, phim sinh viên nhưng ekip và thiết bị làm phim phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như những đoàn làm phim chuyên nghiệp khác.
Với chi phí tốn kém như vậy, ban đầu thì em hoàn toàn được gia đình chu cấp. Nhưng từ năm thứ 2, em đã tham gia làm thêm các công việc khác như MC, thư ký phim, đóng phim quảng cáo, chụp mẫu ảnh. Ngoài ra em cũng kết hợp làm phim với các bạn lớp quay phim, dựng phim và tận dụng các mối quan hệ đang có để cùng nhau góp kinh phí tạo ra bộ phim là thành quả chung cho cả nhóm.
- Dự định trong tương lai của em là gì?
- Em đang chuẩn bị cho phim tốt nghiệp của mình với sự hướng diễn của giảng viên - đạo diễn - NSND Khải Hưng. Em rất hi vọng bộ phim sẽ thành công và sẽ tốt nghiệp loại giỏi. Ngoài ra em cũng đang học tiếng Pháp để chuẩn bị cho khóa học cao học tại Pháp.
Theo Zing
NSND Trà Giang: Tình đầu và tình cuối "Chị Tư Hậu" hồi tưởng lại những mối tình đã trải qua trong đời nghệ sỹ. "Hồi ấy, tôi 25 tuổi, anh Ngọc 27 tuổi. Sau này, tôi đã cảm nhận một cách sâu sắc rằng, tôi đã gặp may khi lấy được anh ấy. Khi chồng tôi còn sống, tôi đã nói lên điều này với anh bởi tấm lòng, sự hiểu...