Nữ đại gia Việt có “đắc lợi” từ thương chiến Mỹ- Trung?
Mỹ và Trung Quốc đang là hai thị trường tiêu thụ lớn nhất cá tra của Việt Nam và riêng tại Mỹ, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu khi chiếm 50% thị phần cá tra Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế này chắc chắn ảnh hưởng tới doanh nghiệp của nữ đại gia Trương Thị Lệ Khanh.
Với sự thận trọng cao độ của giới đầu tư, trong phiên hôm qua (23/5), các chỉ số vẫn phần lớn diễn biến dưới đường tham chiếu. Kết phiên, VN-Index mất 1,07 điểm tương ứng 0,11% còn 982,71 điểm còn HNX-Index đạt được mức tăng nhẹ 0,17 điểm tương ứng 0,16% lên 106,3 điểm.
Trên quy mô thị trường có 304 mã tăng và 37 mã tăng trần; 292 mã giảm, 30 mã giảm sàn. Như vậy, điểm tích cực là số lượng các mã tăng giá đã có phần nhỉnh hơn so với số mã giảm, xu hướng của chỉ số cũng đã hồi phục dần về phía cuối phiên.
Trong phiên này, GAS có tác động lớn nhất đến VN-Index khi mã này lấy mất của VN-Index tới 0,8 điểm. SAB, VIC, VRE, ROS, VPB giảm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Ngược lại, VCB, PLX, BID, HVN… có ảnh hưởng tích cực nhưng mức độ tác động lại hạn chế.
Thanh khoản ở mức trung bình với khối lượng giao dịch trên HSX là 160,08 triệu cổ phiếu tương ứng 4.326,17 tỷ đồng và trên HNX là 29,53 triệu cổ phiếu tương ứng 422,6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch thuỷ sản Vĩnh Hoàn
Trên thị trường phiên này, VHC của Thuỷ sản Vĩnh Hoàn tăng 2.300 đồng tương ứng 2,52% lên 93.500 đồng. Theo MBS, giá mục tiêu đối với VHC hiện ở mức 109.600 đồng dựa trên phương pháp so sánh P/B. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 7,8 lần (theo EPS 2019 dự kiến khoảng 13.999 đồng), tương ứng với P/E bình quân của VHC trong 2 năm trở lại đây.
Về triển vọng của VHC trong năm 2019, MBS cho rằng, doanh thu công ty đang nhận được sự hỗ trợ nhờ vào cơ hội từ thị trường Trung Quốc với thuế nhập khẩu cá tra vào thị trường này giảm còn 7% từ ngày 1/7/2018. Cùng với đó, xu hướng tiêu dùng chuyển từ cá rô phi Trung Quốc sang cá tra Việt Nam do Mỹ áp thuế 25% cá rô phi nhập khẩu từ Trung Quốc.
Doanh nghiệp của bà Trương Thị Lệ Khanh cũng được cho là hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA với thuế nhập khẩu cá tra giảm xuống còn 0%, và vùng nguyên liệu của VHC tăng mạnh trong năm 2019. Tuy nhiên, VHC cũng lưu ý về khả năng giảm biên lợi nhuận gộp do giá cá tra có thể giảm trong bối cảnh tăng nguồn cung và cạnh tranh cao của ngành.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của VHC với tỷ trọng 11% tổng doanh thu xuất khẩu 2018 của doanh nghiệp. Tại thị trường Trung Quốc, thị phần của VHC tăng nhẹ từ 8% lên 9% trong năm 2018 nhờ thuế nhập khẩu cá tra vào Trung Quốc được điều chỉnh giảm từ 10% xuống 7% với phile cá tra đông lạnh và 12% xuống 7% với cá tra tươi hoặc ướp lạnh kể từ ngày 01/07/2018.
Tiềm năng tại thị trường Trung Quốc là khá lớn khi nhu cầu tiêu thụ cao cùng với thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông. Theo VASEP, 2015 – 2018 là giai đoạn tăng trưởng nóng đối với xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hong Kong với 30 – 88%, nhanh chóng vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất Việt Nam.
Mặt khác, năm 2018, Mỹ trở thành thị trường dẫn dắt cho sự tăng trưởng chung của toàn ngành và vươn lại vị trí số 1 của cá tra Việt Nam. Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu khi chiếm 50% thị phần cá tra Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.
Mới đây, kết quả thuế chống bán phá giá POR14 với cá tra Việt Nam cho thấy VHC tiếp tục chịu mức thuế 0 USD/kg, trong khi các doanh nghiệp khác từ 0,19 – 3,87 USD/kg (toàn quốc 2,39 USD/kg).
Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã đáp ứng được các điều kiện về kiểm soát an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm trong Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA. Đây được coi là điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam nâng cao uy tín và vị thế của mình tại không chỉ Mỹ mà còn ở các thị trường khác.
Ngoài ra, lợi thế về thuế suất và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung cũng phần nào tác động tích cực đến ngành cá tra Việt Nam.
Trở lại với thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán BVSC cho rằng thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong quá trình đi lên hiện tại.
Do đó, nhà đầu tư nên chọn lựa kỹ cổ phiểu để giải ngân và chỉ thực hiện mua trading ở các vùng hỗ trợ cụ thể của từng cổ phiếu trong các phiên thị trường điều chỉnh. Tỷ trọng danh mục hiện tại nên được khống chế ở mức tối đa 50-60% cổ phiếu.
Theo dantri.com
Chứng khoán Mỹ đi xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Thị trường chứng khoán Mỹ đi xuống ngày 22/5 do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang
Chứng khoán Mỹ đi xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AFP/TTXVN
Thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm trong phiên giao dịch ngày 22/5, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về khả năng một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Như vậy giá các cổ phiếu trên thị trường này đã đi xuống ba trong bốn phiên giao dịch gần đây,
Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên giảm 0,4% xuống 25.776,61 điểm, chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm 0,4% xuống 2.856,27 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq mất 0,5% xuống 7.750,84 điểm.
Việc một thẩm phán liên bang Mỹ phát hiện nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ Qualcomm vi phạm luật chống độc quyền của nước này cũng là một yếu tố khiến các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ sụt giảm.
Thị trường chứng khoán Mỹ có lúc đi lên sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ chưa sớm thay đổi chính sách tiền tệ và lãi suất trong thời gian tới, dù yếu tố rủi ro đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng gần đây vẫn chi phối và làm thị trường chứng khoán đi xuống.
Trong khi ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng biến động tình hình chưa rõ ràng về Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu. Cụ thể tại London, chỉ số FTSE 100 khép phiên tăng 0,1% lên 7.7.378,98 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn giao dịch Frankfurt (Đức) tăng 0,2% lên 12.168,74 điểm. Trong lúc ở Paris (Pháp), chỉ số CAC 40 chốt phiên giảm 0,1% xuống 5.378,98 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 "đi ngang" và giữ ở mức 3.386,72 điểm.
Còn tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, VN - Index giảm 2,51 điểm xuống 983,78 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 175 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 3.941,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 164 mã giảm giá.
HNX - Index giảm 0,15 điểm xuống 106,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 53,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 646 tỷ đồng. Toàn sàn có 60 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.
Theo bnews.vn
Giá dầu thế giới 23/5: Đồng loạt giảm mạnh khi tồn kho dầu của Mỹ tăng Thông tin dự trữ dầu của Mỹ tăng đã đẩy giá dầu thế giới ngày 23/5 giảm mạnh, trong đó dầu Brent tụt về mức 70 USD/thùng và dầu WTI xuống ngưỡng 61 USD/thùng. Ảnh minh họa Tính đến 9h30 sáng 23/5, theo ghi nhận của Petrotimes, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2019 đứng...