Nữ đại gia thủy sản miền Tây hốt bạc nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Mới hết quý III nhưng công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã vượt 70% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018, cổ phiếu VHC tăng gấp đôi giá trị và lập đỉnh 100.000 đồng/CP sau 5 tháng đã đưa “nữ hoàng thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh lên vị trí nữ tỷ phú tự thân giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Phất lên nhờ “đòn hiểm” của ông Donald Trump
Theo báo cáo của công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cuộc chiến thương mại leo thang không ngừng giữa Mỹ và Trung Quốc mang đến cơ hội cho nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn.
Thủy sản Vĩnh Hoàn phất lên nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung
Mới đây, Mỹ đã công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang nước này trong khi 11 nước khác không đạt, đồng thời Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 10% lên sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc (trong bối cảnh cuộc chiến Mỹ – Trung được dự báo sẽ kéo dài). Sự kiện trên đã trở thành cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giành thêm thị phần tại thị trường rộng lớn này.
Nhờ hiệu ứng đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Minh Phú… đã “phất lên” trông thấy.
Cụ thể, tại báo cáo tài chính quý III/2018 do Vĩnh Hoàn vừa cung cấp cho thấy, doanh nghiệp đạt doanh thu 2.527 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn sau 1 năm không thay đổi, khiến lãi gộp của Vĩnh Hoàn đạt 754 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so cùng kỳ năm 2017.
Quý III/2018, Vĩnh Hoàn báo lãi sau thuế hơn 600 tỷ đồng (tăng 260% so với quý III/2017). Lãi sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 1.000 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt khoảng 70% kế hoạch đặt ra cho năm 2018.
Theo bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty Vĩnh Hoàn, sở dĩ có sự tăng trưởng đột biến nói trên là do tỷ lệ giá bán tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng giá vốn khiến lãi gộp tăng cao. Ngoài ra còn có khoản lãi gửi tiết kiệm và lợi nhuận đến từ công ty liên kết.
Hiện Vĩnh Hoàn giữ vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 163 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với sự “thăng hoa” của các chỉ số trên bản báo cáo tài chính, cổ phiếu VHC của “nữ hoàng thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh thời gian qua đã trở thành tâm điểm thu hút chú ý của giới đầu tư.
Video đang HOT
Ngay sau khi Vĩnh Hoàn công bố báo cáo tài chính quý III với lãi đột biến hơn 600 tỷ đồng, cổ phiếu này đã có sự “đáp trả” thông tin có lợi nói trên.
Trong khi thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn đang đi xuống và mất đỉnh 1.204 điểm ghi nhận hồi đầu tháng 4/2018 thì cổ phiếu VHC liên tiếp lập đỉnh mới và lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 đồng/cp.
Ghi nhận trên sàn HoSE phiên 22/10, mã VHC lập đỉnh 100.300 đồng/cp, sau khi khớp lệnh 465.000 đơn vị vẫn dư mua trần 130.000 đơn vị.
Trong 5 tháng qua, cổ phiếu VHC tăng vọt từ dưới 50.000 đồng lên trên ngưỡng 100.000 đồng/cp.
Bà Trương Thị Lệ Khanh giàu cỡ nào?
Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961 ở An Giang, hiện sống ở TP.Hồ Chí Minh. Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế từ đại học Tài chính Kế toán TP.HCM, năm 1984 bà Khanh vào làm cán bộ tại sở Tài chính tỉnh An Giang.
“Nữ hoàng thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh
Chỉ 2 năm sau đó, bà được bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang.
Tiếp đó bà kinh qua các vị trí Phó Giám đốc, Trợ lý Tổng Giám đốc của các công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang, công ty Thương nghiệp tổng hợp An Giang, công ty FIDECO.
Có được sự am hiểu về ngành thủy sản và con cá, bà Lệ Khanh nghỉ việc để bắt đầu sản xuất riêng. Bà từng chia sẻ: “Điều đầu tiên mà tôi nghĩ đến là cá tra và cá basa vì thấy tiềm năng to lớn của con cá này”.
Năm 1997, bà Lệ Khanh thuê lại một nhà máy của công ty Sa Giang để bắt đầu sản xuất với số vốn ban đầu chỉ có 70 triệu đồng và 70 nhân công, trong khi giá thuê lại nhà máy là 10 triệu đồng/tháng. Từ số vốn và nhân sự đó, công ty Vĩnh Hoàn phát triển dần mà không phải vay ngân hàng đồng nào.
Cái tên Vĩnh Hoàn về sau được “nữ hoàng thủy sản” chia sẻ, nó có ý nghĩa là “vĩnh viễn” và “hoàn cầu”, thể hiện khát vọng trở thành một công ty đa quốc gia lớn mạnh trường tồn.
Hiện tại sau 21 năm gắn bó liên tục, bà Khanh vẫn giữ cương vị Chủ tịch HĐQT công ty Vĩnh Hoàn sau khi nhường bớt “ghế nóng” Tổng Giám đốc cho một nhân sự lớp kế cận là bà Nguyễn Ngô Vi Tâm (sinh năm 1979) vào năm 2016.
Trong cơ cấu sở hữu của Vĩnh Hoàn hiện tại, bà Khanh là cổ đông lớn nhất, nắm giữ gần 40 triệu cổ phần VHC (gần 43% vốn điều lệ).
Trong danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, bà Trương Thị Lệ Khanh lọt top 15, xếp vị trí thứ 14 với tài sản (tính đến ngày 23/10/2018) là 3.969 tỷ đồng.
Trong danh sách tỷ phú nữ của Việt Nam, bà Khanh xếp thứ 4 (sau Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, 2 nữ Phó Chủ tịch Vingroup là Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng).
Tuy nhiên nếu xét về nữ tỷ phú tự thân thì bà Khanh chỉ đứng sau bà Thảo về sự giàu có (xét riêng khối tài sản trên sàn chứng khoán).
Một điểm nữa khá thú vị là trong khi phần lớn khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch tập đoàn Masan – mang tên vợ là bà Nguyễn Hoàng Yến, khiến cho bà Yến lot top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt (còn ông Quang xếp gần cuối danh sách 200) thì chồng và con bà Lệ Khanh không hề nắm giữ cổ phiếu nào của Vĩnh Hoàn.
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2018 mà Vĩnh Hoàn công bố, ngoài bà Lệ Khanh đang sở hữu gần 43% vốn điều lệ công ty, danh sách người liên quan đến bà Khanh có sở hữu cổ phần Vĩnh Hoàn chỉ bao gồm anh trai và chị gái bà Khanh, sở hữu lần lượt 0,02% và 0,01% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này. Chồng và con gái bà Trương Thị Lệ Khanh không sở hữu cổ phiếu nào của Vĩnh Hoàn.
Theo nguoiduatin.vn
Chân dung nữ đại gia vừa lọt top giàu nhất sàn chứng khoán Việt
Nhờ đà tăng cổ phiếu VHC gần đây, khối tài sản của bà Trương Thị Lê Khanh - Chủ tịch HĐQT của Vĩnh Hoàn đã tăng thêm gần 1.400 tỷ đồng, giúp bà lên vị trí số 17 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán.
Sau một tuần đầu tháng 9 điều chỉnh sâu với các phiên giảm điểm mạnh, thị trường chứng khoán đã hồi phục rất tốt trở lại trong tuần qua 10-14/9. Trong đó phải kể đến cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản mà nổi bật nhất là mã VHC của ông lớn thủy sản CTCP Vĩnh Hoàn.
Cổ phiếu VHC liên tục ghi nhận mức đỉnh cao mới trong thời gian gần đây. Nếu như đầu năm VHC giao dịch quanh ngưỡng hơn 50.000 đồng thì hiện tại thị giá của VHC đã đạt 86.000 đồng/cổ phiếu.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, VHC đạt doanh thu tới gần 4000 tỷ đồng, lãi ròng 427 tỷ đồng, tăng 80%.
Bà Trương Thị Lê Khanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn
Nhờ đó, khối tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT của Vĩnh Hoàn đã tăng thêm gần 1.400 tỷ đồng so với đầu năm và đạt 3.400 tỷ đồng, leo lên vị trí số 17 trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Bà Trương Thị Lê Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Ảnh: Vietnamnet.
Bà Trương Thị Lê Khanh được biết đến là một trong những doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam. Bà từng xếp thứ 7 trong danh sách 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 với tổng tài sản chứng khoán đạt 2.634 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực thủy sản bà là người đứng vị trí quán quân vượt qua nhiều người khác trong lĩnh vực thủy sản. Bà Lê Khanh cũng là người đưa công ty cổ phần Vĩnh Hoàn xuất sắc vượt qua các đối thủ cạnh tranh trở thành công ty duy nhất của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam được nêu trong danh sách của Forbes.
Tính đến ngày 13/04/2017, nữ đại gia Trương Thị Lê Khanh giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chiếm giữ 42.88%% cổ phần trong Vĩnh Hoàn.
"Nữ tướng" ngành thủy sản
Doanh nhân Trương Thị Lê Khanh sinh năm 1961 tại An Giang, hiện sống và làm việc chủ yếu ở TP HCM.
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính kế toán TP HCM, bà Khanh vào làm việc ở Sở Tài chính An Giang. Chỉ 3 năm sau, bà được cử làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang. Đến năm 1997, bà thành lập Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Dưới sự điều hành của bà Khanh, Vĩnh Hoàn từ một xưởng sản xuất nhỏ vào năm 1997 đã trở thành công ty phát triển vượt bậc trong ngành thủy sản bằng mô hình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng và sản xuất xuất khẩu.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ
Goldman Sachs thay đổi nhân sự quản lý tại khu vực châu Á Theo một nguồn tin mà hãng tin Reuters, Tập đoàn Goldman Sachs đã bổ nhiệm ông Todd Leland vào vị trí người đứng đầu mảng ngân hàng đầu tư ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản), bên cạnh những thay đổi về lãnh đạo khác; trong đó ông David Solomon sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành...