Nữ đại gia thay chồng làm chủ tịch, Hòa Phát lãi đậm
Nữ đại gia thủy sản Chu Thị Bình thay chồng làm chủ tịch; ông chủ Hòa Phát kiếm đậm nhờ thịt lợn… là tin tức nổi bật trong tuần.
Đại gia thủy sản thay chồng làm chủ tịch
Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa thay đổi vị trí lãnh đạo để đáp ứng quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm tổng giám đốc tại một công ty đại chúng (có hiệu lực từ ngày 1/8).
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông báo bổ nhiệm bà Chu Thị Bình làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/8 thay chồng là ông Lê Văn Quang. Sau khi thôi chức chủ tịch, ông Quang sẽ giữ chức vụ duy nhất là Tổng giám đốc Minh Phú, đồng thời là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Nữ đại gia thủy sản Chu Thị Bình
Ông Lê Văn Quang sáng lập doanh nghiệp tư nhân Minh Phú vào năm 1992 và luôn giữ vị trí điều hành cao nhất tại công ty. Năm 2006, Minh Phú chuyển đổi từ công ty TNHH sang cổ phần. Ông Quang kiêm nhiệm chức chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc suốt 14 năm qua. Trước khi được bổ nhiệm làm chủ tịch, bà Chu Thị Bình là thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc Minh Phú.
Bà Chu Thị Bình sinh năm 1964, hiện là cổ đông lớn nhất của Minh Phú với 17,5% cổ phần. Bà là khách hàng từng mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vì nguyên Phó giám đốc chi nhánh TP.HCM làm giả giấy tờ để rút tiền.
Tập đoàn của bầu Đức bị phạt vì khai sai
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức bị xử phạt và truy thu gần 822,5 triệu đồng do liên tục khai sai thuế trong nhiều năm liền.
Video đang HOT
Theo đó, tập đoàn do ông Đoàn Nguyên Đức lãnh đạo đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính là: Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp năm 2019; Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2017, 2018, 2019; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp năm 2017, 2018 và khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp trong niên độ kế toán từ năm 2017 đến năm 2019.
Mặc dù trong năm 2019, hành vi khai sai không dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp nhưng theo xác định của cơ quan thuế thì đơn vị lại có tình tiết tăng nặng là “vi phạm nhiều lần”, không có tình tiết giảm nhẹ.
Do đó, HAGL bị xử phạt hành chính tổng số tiền 120,57 triệu đồng, trong đó, với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thuế thuế GTGT phải nộp năm 2019 và khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế TNDN phải nộp năm 2018, 2019 là 6,72 triệu đồng.
Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp và thiếu thuế TNCN phải nộp bị phạt tiền lần lượt là 99,65 triệu đồng và 14,2 triệu đồng.
Song song với đó, HAGL chính thức bị truy thu 566,26 triệu đồng tiền thuế, trong đó chủ yếu là truy thu thuế GTGT (495,28 triệu đồng) và phải nộp 135,63 triệu đồng tiền chậm nộp.
Như vậy, tổng cộng tập đoàn của bầu Đức bị xử phạt và truy thu gần 822,5 triệu đồng.
Tỷ phú Phương Thảo thêm tin vui
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – HDBank (HDB) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận trước thuế bán niên đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của HDBank chỉ ở mức 1,1% và ngân hàng tăng trích lập dự phòng để tất toán trước hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC.
HDBank là một trong số hơn 20 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm. Trong nhóm này có rất nhiều gương mặt là ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, VPBank, MBBank, SHB,…
Cũng như HDBank, BIDV và MBBank là các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao so với cùng kỳ bất chấp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. MBBank ghi nhận lợi nhuận quý II tăng 18% so với cùng kỳ, trong khi BIDV tăng trưởng hơn 22%.
Ông chủ Hòa Phát kiếm đậm nhờ thịt lợn
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận lợi nhuận 6 tháng tăng 31% lên hơn 5 nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp này chiếm thị phần số 1 trong ngành thép, trong khi gặp thuận lợi trong mảng nông nghiệp nhờ giá thịt lợn tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy quý II/2020, mảng nông nghiệp đem về cho tập đoàn này tới 387 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trước đó, trong quý I, mức lợi nhuận đem về lên tới 517 tỷ đồng.
Do doanh thu nội bộ là không đáng kể nên có thể tính toán được rằng, lợi nhuận trước thuế mảng nông nghiệp của Hòa Phát lên đến 900 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Cùng kỳ năm ngoái, mức lợi nhuận trước thuế ghi nhận chỉ khoảng 120 tỷ đồng. Mức tăng đột biến của năm nay một phần nhờ vào diễn biến rất thuận lợi trên thị trường thịt lợn.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Hòa Phát đạt mức trên 112.600 tỷ đồng, được hình thành từ khoảng 52.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và 60.000 tỷ đồng nợ phải trả (trong đó, nợ vay ở mức trên 42.000 tỷ đồng).
Hòa Phát sắp phát hành thêm hơn 552 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2019
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019.
Tập đoàn Hòa Phát sẽ chi trả cổ tức năm 2019 với tổng tỷ lệ là 25%.
Trước đó, ĐHCĐ Hòa Phát đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2019 với tổng tỷ lệ chi trả là 25%. Cụ thể, tập đoàn này sẽ chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, dự kiến thanh toán vào ngày 7/8/2020.
Ngoài ra, Hòa Phát cũng phát hành thêm hơn 552 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2019 theo tỷ lệ 20%. Nguồn vốn thực hiện cho việc phát hành đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2019. Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Số lượng cổ phiếu chia cho các cổ đông sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị, cổ phiếu lẻ sẽ bị hủy bỏ. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019 là 30/7/2020.
Trong quý II/2020, lãnh đạo Hòa Phát ước tính tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 2.700 tỷ đồng, lũy kế nửa đầu năm ước đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
ĐHCĐ Hòa Phát hồi cuối tháng 6 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020. Cụ thể doanh thu toàn tập đoàn năm nay kỳ vọng đạt 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 9.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hòa Phát cũng dự kiến chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 20%. Trong đó, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cũng cho biết tập đoàn này sẽ cố gắng chia từ 5-10% cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt. Được biết, Hòa Phát đang dành nguồn lực để đầu tư khu liên hợp Dung Quất nên việc dành tiền mặt ra để chia cổ tức là một sự cố gắng lớn.
Tập đoàn Hòa Phát tiền thân là Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát, thành lập năm 1992. Cuối năm 2007, cổ phiếu HPG chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hòa Phát chủ yếu sản xuất kinh doanh gang thép, kim loại màu, nội thất và bất động sản. Hiện cổ đông lớn nhất của HPG là ông Trần Đình Long, nắm giữ hơn 25% vốn điều lệ.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát hiện đang giao dịch ở mức giá 28.200 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa ngày 15/7/2020). Giá trị vốn hóa thị trường của HPG hiện lên tới hơn 78.000 tỷ đồng.
Sản lượng thép Hòa Phát tháng 6 tăng 35,6% so với cùng kỳ Tháng 6/2020, sản lượng bán hàng thép xây dựng các loại của Hòa Phát đạt hơn 252.000 tấn, tăng 35,6% so với tháng 6 năm 2019. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm đạt 39.508 tấn, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ. Thị trường miền Nam vẫn là khu vực có sản lượng bán hàng tăng trưởng mạnh nhất với...