Nữ đại gia thao túng chứng khoán, gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư
Nữ đại gia Phạm Thị Hinh cùng 3 đồng phạm bị cáo buộc thao túng giá chứng khoán, gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư.
VKSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố Phạm Thị Hinh (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP công nghiệp khoáng sản Bình Thuận – công ty KSA, Chủ tịch HĐQT công ty CP chứng khoán VSM – công ty VSM); Nguyễn Anh Tuấn (SN 1981), Trần Hồng Ngọc (SN 198) và Nguyễn Trọng Hùng (SN 1979, đều ở Hà Nội) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Theo cáo trạng, cuối năm 2015, Hinh thực hiện việc tăng vốn điều lệ của công ty KSA bằng cách phát hành thêm 56,5 triệu cổ phiếu KSA chào bán ra công chúng.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán. Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp.
Lúc này, bà Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản để thực hiện giao dịch chéo, nhằm tăng giá cổ phiếu, tăng tính thanh khoản.
Để thực hiện hành vi, bà Hinh chỉ đạo nhân viên công ty VSM là Trần Hồng Ngọc lập ra 69 tài khoản và thỏa thuận với Tuấn và Hùng (đều nguyên là nhân viên công ty chứng khoán Maritime – MSI) sử dụng 69 tài khoản trên liên tục thực hiện việc mua, bán chứng khoán KSA.
Việc này nhằm tạo cung, cầu giả trên thị trường để thu hút nhà đầu tư.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian từ ngày 11/12/2015 đến 8/7/2016, hành vi của bà Hinh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu KSA, với tổng số tiền thiệt hại là hơn 8,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, 3 công ty chứng khoán gồm: công ty TNHH chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, công ty CP chứng khoán Phú Hưng, công ty CP chứng khoán Dầu khí cho vay đối với các tài khoản do Hinh, Ngọc, Tuấn sử dụng giao dịch chéo cũng bị thiệt hại hơn 761 triệu đồng.
Đến nay, 124 bị hại yêu cầu các bị can phải liên đới bồi thường số tiền hơn 3 tỷ đồng. Ba công ty chứng khoán vừa nhắc ở trên cũng có đơn yêu cầu bồi thường số tiền hơn 761 triệu đồng.
Cáo buộc cho rằng, bà Hinh là người chủ mưu, khởi xướng và tích cực thực hiện hành vi phạm tội. Ba bị can còn lại đóng vai trò là đồng phạm trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
Việc bà Hinh thực hiện hành vi theo ý kiến cá nhân, không thông qua HĐQT công ty KSA và công ty VSM, không bàn bạc, thống nhất các nội dung liên quan đến hành vi phạm tội. Do đó, CQĐT không có căn cứ xác định vi phạm của pháp nhân là công ty KSA và công ty VSM.
T.Nhung
Theo vietnamnet
Diễn biến "lạ" tại doanh nghiệp của nữ đại gia hàng không giàu nhất nước
Hãng bay Vietjet của nữ đại gia hàng không Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố doanh thu hợp nhất 6 tháng đạt 26.301 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, lãi trước thuế cũng tăng mạnh... Tuy nhiên, cổ phiếu VJC trên sàn chứng khoán lại bị bán và gây áp lực khiến giá sụt giảm.
Giao dịch trong tâm lý thận trọng của giới đầu tư, thị trường kết thúc phiên giao dịch đầu tháng 8 với diễn biến trái chiều trên hai sàn cơ sở.
Trong khi VN-Index nới rộng mức tăng lên 5,73 điểm tương ứng 0,58%, đạt 997,39 điểm thì HNX-Index lại đánh mất 0,55 điểm tương ứng mức thiệt hại 0,52% còn 103,88 điểm.
Độ rộng đã nghiêng về phía cổ phiếu tăng, tuy nhiên mức chênh lệch giữa số lượng mã tăng và số lượng mã giảm vẫn không đáng kể. Có tổng cộng 334 mã tăng giá, 51 mã giá tăng trần trên toàn thị trường so với 296 mã giảm và 32 mã giảm sàn.
"Bộ đôi quyền lực" cổ phiếu Vingroup tiếp tục cho thấy mức độ ảnh hưởng chi phối đến chỉ số chính. Chỉ riêng VIC đã đóng góp 2,37 điểm cho VN-Index và mức đóng góp của VHM là 2,27 điểm.
Ngoài ra, VNM, SAB, NVL, VCB, MWG, TCB... cũng có ảnh hưởng tích cực đến đà phục hồi của VN-Index. Chiều ngược lại, GAS, CTG, PLX, HVN, POW, MBB giảm giá, song tác động của những mã này lại không lớn.
Cổ phiếu của hãng bay Vietjet bất ngờ đi ngược xu hướng thị trường (trong ảnh: bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet)
Cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) gây bất ngờ khi giảm giá 0,3% còn 133.000 đồng do chịu áp lực bán vào cuối phiên trong khi báo kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh nửa đầu năm.
Cụ thể, theo công bố kết quả kinh doanh 6 tháng của hãng bay này, mảng dịch vụ vận tải hàng không mang về cho Vietjet 20.148 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của Vietjet cũng tăng mạnh 16% lên 1.563 tỷ đồng.
Kết quả hợp nhất bao gồm lĩnh vực thương mại mua bán tàu bay, doanh thu hợp nhất đạt 26.301 tỷ đồng, tăng 24% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Trong nửa đầu năm, hãng bay gắn liền với tên tuổi nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo đã mở thêm 9 đường bay quốc tế, nâng tổng số đường bay lên 120 đường bay (bao gồm 78 đường bay quốc tế và 42 đường bay nội địa). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 32% so với nửa đầu 2018, đạt 15.622 tỷ đồng.
Theo thống kê của Forbes, tại ngày 1/8/2019, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu khối tài sản ròng đạt 2,5 tỷ USD. Con số này tăng 300 triệu USD so với thời điểm tháng 3 khi Forbes công bố danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2019.
Trở lại với thị trường chứng khoán, thanh khoản tăng mạnh trên sàn HSX với khối lượng giao dịch đạt 222,65 triệu cổ phiếu tương ứng 5.176,09 tỷ đồng, tuy nhiên tại HNX, dòng tiền vẫn khiêm tốn, chỉ đạt 293,8 tỷ đồng với 19,4 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tiến đến thử thách vùng kháng cự tâm lý 1000-1005 điểm trong phiên cuối tuần. Áp lực rung lắc, điều chỉnh của thị trường có thể sẽ lại xuất hiện tại vùng cản này, đặc biệt là khi khối ngoại đang có động thái chuyển sang bán ròng trong những phiên gần đây.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên lưu ý đến việc tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo rổ chỉ số VN30 sẽ diễn ra vào phiên 2/8. Hoạt động này có thể sẽ khiến các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 có biến động tương đối khó lường trong phiên cuối tuần.
Nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 35-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán hạ tỷ trọng tại vùng 995-1005 điểm.
Do tính chất phân hóa mạnh của thị trường trong giai đoạn này nên nhà đầu tư hạn chế mua đuổi cổ phiếu ở các mức giá cao. Các hoạt động mua mới chỉ nên thực hiện trong các nhịp điều chỉnh của thị trường và tập trung vào các cổ phiếu cơ bản tốt, vốn hóa lớn...
Theo Dân trí
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân...