Nữ đại gia báo mất 5 sổ đỏ, vì sao?
Một phụ nữ nổi tiếng ở Đà Nẵng báo mất 5 sổ đỏ của 5 lô đất có giá trị lớn nằm ở vị trí đắc địa tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng) và xin cấp lại sổ mới.
5 lô đất nằm ở vị trí ven biển hết sức đắc địa – Ảnh: HỮU KHÁ
Tuy nhiên, khi chính quyền niêm yết công khai hồ sơ báo mất trên thì vợ của Vũ “nhôm” xuất hiện trình báo rằng 5 sổ đỏ trên bà đang cất giữ.
Vậy vì sao người phụ nữ báo mất 5 sổ đỏ trên? Vì sao vợ Vũ “nhôm” là người cất giữ số sổ đỏ này gần 10 năm qua?
Sổ đỏ không mất nhưng báo mất
Năm lô đất biệt thự nói trên có diện tích từ 300 – 448m 2 , nằm ở đường Võ Nghĩa (phường Phước Mỹ, sau lưng nhà khách Quốc hội), hiện có giá trên 150 tỉ đồng.
Người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của 5 lô đất là bà Nguyễn Thị Túy Vân (62 tuổi, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng). Bà Vân được nhiều người biết đến bởi bà từng quản lý một khu du lịch cực kỳ sang trọng ở Đà Nẵng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ngày 16-1-2018 bà Nguyễn Thị Túy Vân lập thủ tục báo mất 5 sổ đỏ mang các số: AP 114734, AP 114735, AP 114736, AP 114737 và AP 114742, được UBND quận Sơn Trà cấp ngày 29-4-2009 do bà Vân đứng tên.
Trong đơn, bà Vân cam đoan không sử dụng 5 sổ đỏ trên vào việc cầm cố, thế chấp hoặc tặng cho, chuyển nhượng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu phát sinh tranh chấp.
Để ngăn ngừa việc cầm cố, thế chấp hoặc dưới các hình thức khác gây thiệt hại cho bà Vân, Văn phòng Đăng ký đất đai TP Đà Nẵng đã áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp nghiệp vụ như: lập biên bản niêm yết công khai hồ sơ báo mất của đương sự tại UBND phường; đăng thông tin báo mất trên báo, đài; kiểm tra thông tin đăng ký biến động… nhằm tìm kiếm những cá nhân, tổ chức nào có tranh chấp, khiếu nại đối với 5 sổ đỏ nói trên.
Video đang HOT
Theo kết quả tra cứu phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng và báo cáo của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Đà Nẵng của Sở Tư pháp và kết quả xác minh của Sở Tài nguyên – môi trường TP Đà Nẵng thì: ngày 14-8-2006, bà Nguyễn Thị Túy Vân nhận chuyển nhượng 25 lô đất trên tuyến đường ven biển thuộc khu An Cư 2 mở rộng và An Cư 3 mở rộng từ Công ty 532 (Bộ Quốc phòng) và được UBND quận Sơn Trà cấp sổ đỏ đúng theo hiện trạng sử dụng đất được quy hoạch.
Tuy nhiên, hành vi báo mất 5 sổ đỏ của bà Vân ngay sau đó bị phát hiện là không đúng sự thật. Một thời gian sau khi bà Vân báo mất 5 số đỏ thì Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ của ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm” – hiện đang thụ án trong các vụ án liên quan đến các sai phạm đất đai tại TP Đà Nẵng) trình báo rằng các sổ này bà đang giữ.
Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu rà soát trên toàn hệ thống công chứng thì phát hiện: sau khi được cấp sổ đỏ, ngày 4-5-2009 bà Vân đến Phòng công chứng số 1 Đà Nẵng lập hợp đồng ủy quyền có thời hạn 10 năm cho ông Phan Văn Anh Vũ (trú phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Đà Nẵng).
Theo đó, ông Vũ nhận 25 sổ đỏ (bản chính) do bà Vân giao và được quyền quản lý sử dụng, chuyển nhượng đối với 25 thửa đất nêu trên. Trong quá trình quản lý và sử dụng 25 sổ đỏ này, ông Vũ thực hiện việc chuyển nhượng, sang tên 20 lô.
Tiếp đó, ngày 24-2-2020 bà Hiền có đơn yêu cầu ngăn chặn, không cấp lại sổ đỏ cho bà Vân. Đơn của bà Hiền cho biết ngày 4-5-2009 bà Vân và ông Vũ ký hợp đồng ủy quyền số 5492 tại Phòng công chứng số 1 (do công chứng viên Huỳnh Bá Hảo chứng thực).
Mọi quyền lợi và nghĩa vụ tiền bạc liên quan, ông Vũ đã thực hiện xong cho bà Vân. Hiện ông Vũ đang thụ án, không có mặt tại địa phương. Tại thời điểm này, bà Hiền đang cất giữ 5 sổ đỏ.
Không có sổ đỏ nhưng vẫn bán đất
Điều đáng nói là dù 5 sổ đỏ bà Hiền đang giữ, khi các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng chưa có quyết định giải quyết dứt điểm thì ngày 26-10-2019 bà Vân lại lập hợp đồng cam kết chuyển nhượng đặt cọc để bán 5 lô đất trên cho ông Trương Đình Đức (trú Q.Hải Châu) và nhận đặt cọc trước 2 tỉ đồng kèm theo một số điều khoản. Cụ thể, ông Đức có trách nhiệm hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan đến 5 lô đất trên, còn bà Vân cam kết chuyển nhượng khi các thủ tục hoàn thành…
Sau khi giải quyết những vướng mắc về pháp lý với bà Hiền, ngày 6-8-2021 UBND TP Đà Nẵng cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến 5 lô đất trên, song bà Vân lại tìm cách không thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết với ông Đức.
Tuy nhiên, mới đây bà Vân đến lập hợp đồng chuyển nhượng cho người khác và hiện hồ sơ thủ tục sang tên đang do Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, ông Đức có đơn đề nghị tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Luật sư Trần Hậu (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) cho biết nếu cá nhân khai báo không đúng sự thật về việc mất sổ đỏ, từ đó làm sổ đỏ mới, theo điều 35 nghị định số 91/2019/NĐ-CP sẽ bị xử phạt hành chính từ 4 – 10 triệu đồng. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi lại sổ đỏ đã được cấp đổi mới.
Liên quan đến việc báo tin giả đến cơ quan công an để từ đó có xác nhận mất sổ đỏ, có thể bị xử phạt hành chính thêm theo quy định tại điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu việc báo tin giả để làm lại sổ đỏ mới, sau đó dùng để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ, mục đích của vụ việc sẽ bị xử lý trách nhiệm đối với các hành vi sau đó.
Trong trường hợp yếu tố gian dối của người khai báo không trung thực để được cấp sổ đỏ có ảnh hưởng đến các thiệt hại của cá nhân, tổ chức khác nhau thì cần cơ quan chức năng điều tra mới rõ mức độ vi phạm pháp luật như thế nào.
Như vậy, vấn đề làm lại sổ đỏ mới trên cơ sở khai báo không trung thực tùy từng hoàn cảnh, điều kiện, thực tế của hành vi đi cùng, nếu không đến mức xử lý trách nhiệm hình sự thì chỉ bị xử phạt hành chính, nhưng nếu có những dấu hiệu cấu thành tội phạm thì còn có thể bị xử lý hình sự.
Người viết cổ tích giữa đời thường
Đã từng được nghe về những công việc thiện nguyện mà người phụ nữ này từng làm từ lâu nhưng đến khi được gặp trực tiếp, chúng tôi mới cảm nhận được hết tấm lòng nhân hậu, những suy nghĩ và lối sống tốt đẹp của bà.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trao tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2021 cho bà Phan Thị Bính, công dân phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Điệp/TTXVN
Đó là những điều giản dị mà cao cả như viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường, lan tỏa tình yêu thương, trách nhiệm với cộng đồng. Bà là Phan Thị Bính, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Công dân Thủ đô ưu tú năm 2021.
Bán đất mua xe cứu thương chở bệnh nhân miễn phí
Mới nghe qua, mọi người cho rằng đó là chuyện lạ đời nhưng nó hoàn toàn sự thật và sự thật này xuất phát từ mong muốn giúp cho người nghèo không có tiền thuê xe cứu thương khi bệnh nặng, nhà xa của bà Phan Thị Bính. Ý nghĩ mua xe cứu thương giúp người nghèo xuất phát khi bà đọc báo thấy trường hợp trên Sơn La vì không có tiền thuê xe cứu thương nên người nhà phải chở thi thể bệnh nhân về bằng xe máy. Rồi một bệnh nhi tử vong trên xe cấp cứu vì không có tiền thuê xe từ Hà Nội về, phải nhờ xe của người nhà từ quê ra đón. Bà nhận thấy, nếu có xe chở giúp bệnh nhân nghèo sẽ san sẻ bớt khó khăn cho họ và cũng giảm bớt những đau thương xảy ra. Nói là làm, bà dành thời gian tìm hiểu rồi lặn lội vào tận An Giang nghiên cứu về mô hình xe cứu thương miễn phí tại đây.
Trở ra Hà Nội, bà quyết định bán đi mảnh đất gần 1 tỷ đồng để lấy tiền mua xe cứu thương, rồi bạn bè, người quen biết tin cũng ủng hộ một phần. Để chiếc xe đi vào vận hành đúng với mục đích còn rất nhiều khó khăn vì phải tuân thủ các quy định, bà Bính lại cần mẫn xoay xở. Sau đó, bà làm việc với Phòng công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, đặt vấn đề kết nối, đưa đón bệnh nhân khi họ cần.
Đáng mừng hơn, khi biết tấm lòng của bà, nhiều người đã tình nguyện lái xe miễn phí, đồng hành trên con đường thiện nguyện, trong đó có vợ chồng anh Mai Văn Toàn từ An Giang ra Hà Nội, chồng lái xe miễn phí, vợ tham gia công tác thiện nguyện khác cùng bà. Đến nay, hơn 10 người lái xe tự nguyện, bất cứ đêm hôm, khi nào bà gọi là có mặt. Chi phí tiền xăng bà đều bỏ ra, thậm chí ủng hộ thêm tiền ăn, nước uống cho lái xe và cho cả bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được bà giúp đỡ.
Bà Phan Thị Bính kể rằng có lần bà giúp một bệnh nhân là thợ xây bị tai nạn từ Viện Bỏng quốc gia về quê ở miền núi phía Bắc. Thấy gia cảnh khó khăn, anh bị liệt chân, vợ bỏ đi, một mình nuôi hai con nhỏ, bà Bính và các con trong gia đình đã mua tặng anh chiếc xe ba bánh để đi lại. Cảm kích tấm lòng của bà, anh lại tự nguyện đi giúp đỡ những người khác trong vùng bằng cách chở học sinh miễn phí đến trường, quyên góp quần áo cũ giúp người khác khó hơn... Anh thường xuyên liên lạc với bà, cảm ơn bà đã tiếp thêm động lực để anh làm thêm việc tốt cho đời.
Đến nay, sau ba năm mua xe cứu thương giúp đỡ bệnh nhân nghèo, bà Phan Thị Bính và nhóm thiện nguyện đã vận chuyển được hơn 300 trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn về các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Thanh Hóa... Khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, bà đã bàn giao xe cứu thương cho Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 quận Hoàng Mai mượn để phục vụ việc đưa đón bệnh nhân và vận chuyển máy móc.
Tâm nguyện mở nhà thuốc miễn phí
Bà Phan Thị Bính chia sẻ, bà đã gắn bó công việc thiện nguyện hơn 20 năm. Dù làm lâu và làm nhiều như vậy nhưng bà chưa từng kêu gọi ủng hộ kinh phí mà hầu hết làm bằng chính tiền của mình. Ai biết và tự nguyện ủng hộ, bà sẽ nhận. Bà chỉ vận động mọi người ủng hộ quần áo, chăn màn và một số vật dụng.
Đầu năm 2019, bà Phan Thị Bính khởi xướng nhóm thiện nguyện nấu cháo, nấu cơm phục vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cả đội ngũ y bác sĩ ở Viện Phóng xạ và U bướu Quân đội. Tự tay lựa chọn thực phẩm, tự tay nấu, bà luôn đặt ra yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cân đối dinh dưỡng. Đồ ăn được thay đổi thực đơn thường xuyên, đảm bảo bệnh nhân và mọi người ăn không chán. Đặc biệt, nhóm thiện nguyện của bà không chỉ phát cơm, cháo miễn phí một vài ngày mà phục vụ tất cả các ngày cả tuần.
Trong năm 2020 và 2021, dịch COVID-19 và lũ lụt ở miền Trung diễn ra phức tạp. Không cầm lòng được khi chứng kiến nỗi khó khăn và vất vả của người dân trong vùng phong tỏa hay tại những nơi bị lũ lụt hoành hành, lương tâm lại thôi thúc bà lên đường giúp người dân nơi đây. Bà tự bỏ tiền mua đồ nhu yếu phẩm và vận động bà con chung tay đóng góp hàng hóa để cứu trợ. Bà Phan Thị Bính kể rằng, bà phải tìm hiểu để chọn những nơi ít người đến nhất để mang đến hỗ trợ bà con. Trong hai tháng 9 - 10/2020, bà đã tổ chức hai chuyến hỗ trợ người dân ở Quảng Bình, một chuyến ở Quảng Trị và một chuyến ở Hà Tĩnh giúp bà con bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bà Phan Thị Bính cùng các thành viên trong Nhóm Thiện nguyện Từ Tâm đã tổ chức chuyến hàng cứu trợ lên Bắc Giang, hỗ trợ người dân phong tỏa và lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Hà Nội. Vừa qua, bà cùng các thành viên trong nhóm ủng hộ xây dựng trường học tại Bản Coóc, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với số tiền trên 123 triệu đồng, trong đó là tiền của bà là 100 triệu đồng.
Một trong những việc làm ý nghĩa khác của bà trong 2019 là bà và Nhóm thiện nguyện hỗ trợ thay thủy tinh thể miễn phí cho 400 người ở Bệnh viện Mắt Hà Nội. Để mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh, bà còn tìm hiểu thay thủy tinh thể loại nào tốt, của nước nào tốt và quyết định lựa chọn của Mỹ. Khi chuẩn bị thay cho bệnh nhân, bà Bính trực tiếp kiểm tra. Với bệnh nhân thay thủy tinh thể, bà còn phát cơm, cháo miễn phí, hỗ trợ tiền thuốc cho họ duy trì thời gian đầu.
Ước nguyện hiện nay của bà Phan Thị Bính là xây dựng được nhà thuốc để thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nhân lực, tài lực bà đã sẵn sàng, các mạnh thường quân hết lòng ủng hộ. Tuy nhiên, do dịch bệnh, mong muốn của bà chưa thành hiện thực. Một số bác sĩ nghỉ hưu cũng muốn đóng góp công sức cùng bà hỗ trợ miễn phí cho người dân. Mong mỏi hiện nay của bà là dịch bệnh sớm được khống chế để bà mở nhà thuốc.
Với những đóng góp không mệt mỏi của bà cho cộng đồng thông qua công tác thiện nguyện, bà Phan Thị Bính được UBND thành phố Hà Nội vinh danh là Công dân Thủ đô ưu tú năm 2021.
Bố mẹ vợ bán đất cho 200 triệu, chồng hớn hở đòi mua đất cho em trai, tôi không đồng ý thì anh tuyên bố bỏ vợ Tôi mặc kệ những lời chồng nói, ôm tiền đi thẳng ra ngân hàng. Chồng tôi hét lên giật giọng: "Cô mà không đưa thì tôi ly hôn". Cưới nhau được 5 năm rồi mà hai vợ chồng vẫn chưa để ra được đồng tấm đồng món nào. Nhiều khi có công việc đột xuất, cần đến tiền, hai vợ chồng cứ phải...