Nữ đại gia âm thầm thâu tóm BĐS vàng Sài Gòn giàu cỡ nào?
Nữ đại gia Trương Mỹ Lan đang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến hơn 6.700 tỷ đồng tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát.
Báo Trí thức trẻ thông tin, cuối tháng 1/2016 tới đây, Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5 (Sài Gòn 5) trực thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn -TNHH Một Thành Viên, sẽ bán đấu giá hơn 38,2 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Theo bản công bố thông tin của Sài Gòn 5, có 2 tài sản doanh nghiệp này không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa rất đáng chú ý. Điều này được thực hiện theo Quyết định số 5823/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND Tp.HCM, về việc xác định giá trị doanh nghiệp, Sài Gòn 5 phải thực hiện bàn giao tài sản không cần dùng về cho Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn (Công ty mẹ) theo quy định của pháp luật.
Theo công bố của Sài Gòn 5 về 2 tài sản này, đáng chú ý là thương vụ bán Khu thương mại Dịch vụ An Đông 2 do Sài Gòn 5 làm đầu tư cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Được biết, Dự án An Đông 2 được cấp phép đầu tư cho Sài Gòn 5 từ năm 2001, có vị trí tại số 16 đường An Dương Vương, phường 9, quận 5, Tp.HCM trên tổng diện tích hơn 6.000m2.
Năm 2003, Sài Gòn 5 đã ký Hợp đồng chuyển nhượng dự án này cho Vạn Thịnh Phát. Công trình được chia thành 2 phần:
- Khu thương mại-dịch vụ (từ tầng hầm đến tầng 7), được chuyển nhượng có thời hạn 42 năm tính từ ngày 10/6/2003 theo Quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của Tp.HCM. Do Sài Gòn 5 đã chuyển nhượng quyền khai thác khu thương mại dịch vụ này cho Vạn Thịnh Phát, nên giá trị quyền khai thác không được thể hiện trong giá trị sổ sách của công ty này.
Như vậy, sau khi kết thúc thời hạn chuyển nhượng, Vạn Thịnh Phát sẽ phải bàn giao lại quyền khai thác khu thương mại dịch vụ này cho Sài Gòn 5 (năm 2045), tài sản hình thành trong tương lai này, Sài Gòn 5 sẽ phải bàn giao lại cho Công ty Mẹ theo dõi và quản lý.
- Khu nhà ở chung cư (từ tầng 8 đến tầng 22): Sài Gòn 5 đã chuyển nhượng không thời hạn cho Vạn Thịnh Phát, nên tập đoàn này có quyền sở hữu về nhà ở theo quy định.
Bên cạnh đó, cũng theo công bố thông tin của Sài Gòn 5, tại thời điểm 31/12/2014 Công ty này còn có tài sản bất động sản đầu tư là Khu TTTM Hùng Vương (khu A&B). Đây là dự án do Sài Gòn 5 hợp tác đầu tư với Công ty CP Hùng Vương.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên, Hùng Vương bỏ toàn bộ chi phí xây dựng dự án và có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Đồng thời, Hùng Vương cũng bao thuê toàn bộ phần diện tích thương mại được chia của Sài Gòn 5 theo phương thức thanh toán trước tiền thuê đất 1 lần đến hết 31/01/2016, sau thời hạn này Hùng Vương phải bàn giao lại mặt bằng cho Sài Gòn 5.
Video đang HOT
Toàn bộ giá trị tài sản của Khu TTTM Hùng Vương (khu A&B) là hơn 446,3 tỉ đồng được Sài Gòn 5 ghi nhận trên sổ sách tại thời điểm 31/12/2014, và thực hiện bàn giao cho Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn.
Ngoài ra, ở dự án này còn một phần tài sản mà Sài Gòn 5 được chia từ hạng mục phát sinh thêm của Dự án, đó là căn hộ Penthouse P.02A. Nhưng do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh quy hoạch, chưa hoàn công và thủ tục khác nên Sài Gòn 5 chưa đủ cơ sở ghi nhận, hạch toán. Do đó, Sài Gòn 5 cho biết sẽ hạch toán và bàn giao về Công ty mẹ trong giai đoạn quyết toán doanh nghiệp nhà nước.
Nữ đại gia Trung Mỹ Lan giàu cỡ nào?
Bà Mỹ Lan là chủ tịch HĐQT, đang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến hơn 6.700 tỷ đồng tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát.
Theo giới thiệu trên trang web, tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập năm 1992 với tiền thân là công ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Vạn Thịnh Phát có cùng họ: Trương Mỹ Lan, Trương Mỹ Linh.
Ban đầu, doanh nghiệp này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, nhưng hiện nay, Vạn Thịnh Phát kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản. Hiện, đây là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.
Nữ đại gia Trương Mỹ Lan đang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến hơn 6.700 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tổ chức của Vạn Thịnh Phát, thì có 2 pháp nhân mang tên “Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”. Công ty thứ nhất là Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Đây có thể coi là công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát. Tại VTP Group Holdings, bà Lan sở hữu 80% cổ phần, tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng.
Công ty thứ hai là CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group. Đây chính là công ty có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng được đề cập trên website của Vạn Thịnh Phát. VTP Group Holdings góp hơn 5.200 tỷ đồng vào công ty này và là cổ đông chính sở hữu 41% cổ phần. Cá nhân bà Trương Mỹ Lan cũng góp 1.920 tỷ đồng, tương đương 15% cổ phần của VTP Group.
Như vậy, chỉ riêng tại 2 công ty trên, bà Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường. Tất nhiên, đây chỉ là con số tính theo mệnh giá.
Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.
Trương Huệ Vân (vợ ca sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi) là doanh nhân thế hệ thứ tư của Trương Gia tộc. Năm 2011, cô thay mặt bà Trương Mỹ Lan ra Hà Nội dự lễ vinh danh “Gia tộc doanh nhân”.
Phát biểu tại buổi lễ hôm đó, Trương Huệ Vân chia sẻ, Vạn Thịnh Phát có được cơ nghiệp với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng, căn hộ có tiếng bây giờ như khách sạn Thương mại An Đông, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence… chính là nhờ sự tương trợ, đùm bọc, sẻ chia và tin tưởng lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, dòng tộc suốt hơn hai thập kỷ vừa qua.
Nữ doanh nhân trẻ họ Trương tâm sự, trong nghiệp kinh doanh, mỗi thành công là một động lực để các doanh nhân tiến lên. Song đường đến với thành quả ngày hôm nay, đâu phải chỉ toàn thành công và niềm vui, mà có bao khó khăn, cơ cực nhuốm đẫm mồ hôi, nước mắt của nhiều thế hệ… Tuy vậy, trong dòng chảy cuộc sống bộn bề ngày nay, không phải ai cũng có điều kiện nắm rõ về bước đi các lớp cha ông đi trước, hiểu được các bậc tiền bối đã vất vả, gian nan thế nào để có được cơ nghiệp của gia đình, dòng tộc.
Hiện Vạn Thịnh Phát đang là chủ sở hữu của hai công trình nổi tiếng tại TP.HCM là khu cao ốc căn hộ dịch vụ Sherwood Residence và khách sạn thương mại An Đông (Windsor Plaza Hotel). Ở mảng kinh doanh nhà hàng, Vạn Thịnh Phát sở hữu nhà hàng cà phê Central Nguyễn Huệ, nhà hàng Hữu Nghị và nhà hàng Đức Bảo, đều nằm ở trung tâm quận 1, TP.HCM.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
VBF 2015: Doanh nghiệp FDI 'thanh minh' về chuyển giá
Nhóm Công tác thuế (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF, tổ chức ngày hôm nay - 1/12) cho rằng, hiện nay, cơ quan thuế đang có cách nhìn khắt khe đối với các khoản chi phí liên quan đến hợp đồng dịch vụ ký với công ty mẹ, luôn có những nghi ngờ về vấn đề chuyển giá. Do đó, Nhóm đề nghị Bộ tài chính phải 'xử lý thỏa đáng' vấn đề này.
Nhận xét về chính sách thuế, bà Hương Vũ, đại diện cho Nhóm công tác thuế cho rằng, những năm qua, Chính phủ ban hành nhiều giải về thuế tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định, chính sách ở cơ quan thuế các cấp vẫn còn tồn tại một số có khăn, bất cập, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Bị oan về nghi án chuyển giá?
Một trong những kiến nghị mà Nhóm công tác thuế đưa ra là chi phí liên quan đến hợp đồng dịch vụ ký với công ty mẹ.
9 tháng đầu năm 2015, ngành thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát của VCCI cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI đã thực hiện chuyển giá để giảm thuế.
Theo Nhóm công tác, hiện nay, trên thị trường Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang được cấp phép hoạt động. Các công ty con khi hoạt động tại Việt Nam là một đơn vị độc lập, có mã số thuế và con dấu riêng theo quy định của Pháp Luật tại Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế, những công ty này chỉ là một mắt xích trong chuỗi kinh doanh của các công ty toàn cầu, các tập đoàn đa quốc gia. Để tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh, các tập đoàn đa quốc gia thường thành lập các công ty thành viên để đảm nhiệm một chức năng nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu và nhận dịch vụ từ một trung tâm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tại vùng từ công ty mẹ hay trụ sở chính trong khu vực.
Cách làm này mang lại nhiều lợi ích như: đảm bảo tính thống nhất, tạo lợi thế khi đàm phán hợp đồng kinh tế với bên thứ ba, tiết kiệm chi phí, và quan trọng là tăng khả năng cạnh tranh. Việc sử dụng dịch vụ từ Công ty mẹ hoặc trụ sở chính, công ty con tại Việt Nam phải chịu phần chi phí tương ứng với giá trị dịch vụ nhận được, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bà Hương Vũ cho rằng, hiện nay, cơ quan thuế đang có cách nhìn khá khắt khe đối với các khoản chi phí này, luôn có những nghi ngờ về vấn đề chuyển giá. Một số Cục thuế địa phương chỉ dựa vào cách thức phân bổ phí dịch vụ tại hợp đồng để đưa ra kết luận đây là chi phí quản lý phân bổ cho cơ sở thường trú. Bên cạnh đó, cũng đưa ra các yêu cầu bất hợp lý về chứng từ, tài liệu đối với chi phí này để không chấp nhận chi phí này là chi phí hợp lý, hợp lệ cho công ty con cho mục đích thuế tại Việt Nam.
Do đó, đại diện Nhóm công tác về thuế đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính đưa ra những chỉ đạo thống nhất cho các cơ quan thuế để có thể xử lý thỏa đáng với các chi phí dịch vụ trả cho công ty mẹ hoặc trả cho tập đoàn để giúp phản ánh đúng tính chất của các khoản phí này, tạo môi trường kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nghi án chuyển giá của khối doanh nghiệp FDI ở nước ta từ lâu, cơ quan thuế cũng đã bóc trần hành vi chuyển giá của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, ngành thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát của VCCI cho thấy, khoảng 20% doanh nghiệp FDI đã thực hiện chuyển giá để giảm thuế.
Chính phủ ưu đãi, địa phương đòi thu?
Một vấn đề nữa được Nhóm công tác thuế kiến nghị liên quan đến bảo hộ đầu tư. Nhóm Công tác thuế cho rằng, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ, quy định cụ thể trên Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số cơ quan thuế địa phương đã có những ý kiến hoặc những quan điểm khác với các văn bản hướng dẫn hiện hành của Chính Phủ, bác bỏ ưu đãi trên Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, và yêu cầu doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Pháp luật hiện hành, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành quá trình đầu tư, kinh doanh sản xuất trên thị trường Việt Nam.
"Việc cơ quan thuế yêu cầu áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành và bác bỏ những ưu đãi được nêu tại Giấy chứng nhận đầu tư có thể được coi là đi ngược với tinh thần của Chính phủ Việt Nam, không đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư", đại diện Nhóm công tác thuế bức xúc.
Trước tình trạng này, thay mặt các doanh nghiệp FDI, đại diện Nhóm công tác đề nghị Chính phủ, Bộ Tài Chính đưa ra chỉ đạo, quán triệt đối với cơ quan thuế địa phương việc tôn trọng các ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp được ghi rõ và đầy đủ tại Giấy chứng nhận đầu tư, tránh tình trạng xử lý thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy bất an và giảm sút lòng tin vào môi trường đầu tư của Chính phủ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Gần 16.200 tỷ đồng cần phải thoái vốn trong 2 tháng cuối năm Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, lũy kế số thoái vốn vào 5 lĩnh vực nhạy cảm từ năm 2012 đến tháng 10/2015 mới chỉ đạt gần 10.000 tỷ đồng (bằng 42% số cần phải thoái cuối năm 2011). Theo Bộ Tài chính, đến tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của...