Nữ đại gia 13 tuổi lấy chồng, chuyên giúp người dưng và gây bất ngờ với tài sản cho con
Là một giám đốc công ty với thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhưng trong cuộc sống bà Thủy vẫn luôn giữ được cái chân chất của người phụ nữ sinh ra từ làng quê.
Lấy chồng từ năm 13 tuổi, sinh 3 con thì 2 đứa đẻ rơi
Bà Trần Thị Thủy (62 tuổi), hiện đang làm giám đốc một công ty sản xuất vận tải thương mại xuất nhập khẩu ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Dù là giám đốc một công ty có doanh thu lên đến hàng chục tỷ mỗi năm, nhưng bà Thủy lại có lối sống giản dị, hay giúp đỡ người khác và chắc hẳn nếu ai gặp lần đầu sẽ không bao giờ nghĩ bà là một chủ doanh nghiệp.
Bước chân vào ngôi nhà khang trang ngay mặt đường Quốc lộ 1 là hình ảnh người phụ nữ đã lớn tuổi đang chân trần quét sân, dù khi đó đã là thời điểm giữa trưa. Hỏi ra mới biết đó chính là bà Trần Thị Thủy – người mà chúng tôi đang cần tìm gặp.
Dù là giám đốc công ty nhưng bà Thủy vẫn tự tay quét dọn sân nhà, chuẩn bị đón công nhân vào làm việc buổi chiều.
Chưa kịp giới thiệu, người phụ nữ ấy đã chỉ thẳng chúng tôi vào phòng khách và bảo: “Khách đến nhà ai cũng như ai, trước lạ sau quen, cứ lên uống nước đã. Tôi tranh thủ giờ nghỉ trưa mình dọn dẹp qua cái cổng, để đầu giờ chiều đón nhân viên vào làm việc cho sạch sẽ”.
Bắt đầu câu chuyện, bà Trần Thị Thủy chia sẻ cuộc đời hơn 60 năm trải qua mọi cung bậc cảm xúc, thậm chí đã có lúc còn đối diện giữa sự sống và cái chết, nhưng chưa bao giờ bà bỏ cuộc hay nản chí.
Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó và có đông anh chị em, bà Thủy chỉ học hết lớp 3 rồi nghỉ về phụ giúp bố mẹ việc cày cấy. Năm 13 tuổi, bà được bố mẹ gả chồng, sau đó bà sinh liên tiếp 3 đứa con. Cái nghèo, cái khổ khiến những cuộc sinh nở của bà cũng chẳng được như người khác, trong 3 đứa con của bà thì có 2 đứa bà đẻ rơi rồi tự cắt rốn xong bế về nhà nuôi.
Bà Thủy chia sẻ về cuộc đời của mình.
Video đang HOT
Mọi thứ thay đổi từ việc cứu giúp người gặp nạn
Cuộc sống khó khăn khi phải mò cua, bắt ốc, mót khoai, bới sắn về nuôi các con qua ngày, nhưng bà Thủy chẳng bao giờ nề hà việc giúp đỡ những người xung quanh. Có những câu chuyện dù đã xảy ra cách đây đến 40 năm, nhưng giờ kể lại bà vẫn nhớ như ngày hôm qua.
“Đó là năm 1980 khi có vụ tai nạn xảy ra ở gần nhà, tôi thấy có 2 thanh niên bị thương nên vội đưa họ vào nhà và sơ cứu giúp. Khi đó trong nhà chỉ còn vài lạng gạo, tôi thấy họ có vẻ đói mà không có gì ăn nên quyết định bắt luôn con gà gây giống duy nhất đãi họ. Sau họ cho tiền nhưng tôi không lấy, vì tôi nghĩ họ gặp nạn giúp họ là chuyện bình thường chứ đâu phải giúp để được họ trả công”, bà Thủy nói.
Bà Thủy vẫn giữ nguyên nhà xưởng nơi đầu tiên mình lập nghiệp.
Cứ ngỡ câu chuyện cứ thế qua đi, nhưng khoảng nửa tháng sau có 1 người phụ nữ hỏi đến tận nhà bà Thủy, mang theo cả quà đến cảm ơn vì đã cứu 2 thanh niên trước đó. “Sau hôm đó, người phụ nữ ấy nhận tôi làm con nuôi và mời tôi lên tận Lạng Sơn chơi, thăm nhà. Không ngờ đó lại là cái duyên để tôi bắt đầu đi buôn bán”, bà Thủy nhớ lại.
Tại Lạng Sơn, bà Thủy thấy các loại rau cỏ, cua ốc bán ra đều đắt hơn ở quê rất nhiều, từ đó bà nảy ra ý định sẽ về quê gom rau, bắt cua, mò hến rồi lên Lạng Sơn buôn. Buôn bán nhỏ lẻ là vậy, nhưng sau khi hết mùa vụ bà cũng tiết kiệm mua được gần hơn 1 cây vàng, điều mà trước đó bà có nằm mơ cũng chưa bao giờ nghĩ đến.
Bà Thủy hiện kinh doanh đa ngành nghề từ vận tải để xuất nhập khẩu nông sản.
Việc buôn bán cứ năm này qua năm khác, sau 10 năm buôn từ Bắc Giang lên Lạng Sơn bà Thủy tích cóp được 100 triệu và quyết định đi mua ô tô tải để thuận tiện cho việc buôn bán. Từ 1 chiếc xe tải đầu tiên ấy, đến nay người phụ nữ bán từng mớ rau, cân ốc năm nào đã có hàng trăm chiếc xe chạy trong Nam, ngoài Bắc với nhiều lĩnh vực kinh doanh phù hợp xu thế hơn.
Đã từng định lấy cái chết để giải thoát bản thân
Sau nhiều năm buôn bán, thậm chí có thời điểm bà chấp nhận đi làm thuê để học công nghệ của nơi khác về làm cái riêng của mình. Đến năm 2000 bà Thủy đã chính thức đứng ra mở công ty riêng do chồng đứng tên. Việc làm ăn đang trên đà phát triển, năm 2002 hai vợ chồng bà ra tòa ly hôn và tài sản bao năm dành dụm có nguy cơ mất trắng. Khi đó bà Thủy chán nản và từng viết thư tuyệt mệnh, có ý định lấy cái chết để giải thoát bản thân.
Ít ai biết rằng bà Thủy đã từng có những lúc yếu lòng, có ý định lấy cái chết để giải thoát bản thân.
Trong giây phút “sinh-tử” ấy bà chợt nghĩ: “Chết là mất hết”. Từ suy nghĩ đó bà Thủy như bừng tỉnh lại và quyết định sẽ làm lại từ đầu. Suốt những năm tháng sau đó, người phụ nữ can trường làm việc quần quật không kể ngày đêm, tích cóp từng đồng vốn nhỏ rồi mở công ty vận tải, xuất khẩu hàng nông sản để xuất đi các nước. Không chỉ có vậy, bà còn liên doanh với các công ty nước ngoài để tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của họ vào sản xuất.
Nắm bắt được xu thế, đón đầu được công nghệ việc làm ăn của bà Thủy ngày càng thuận lợi, lợi nhuận thu được tăng qua từng năm, từ đó bà tiếp tục đầu tư vào sản xuất với quy mô và kỹ thuật hiện đại hơn. Không chỉ có vậy, bà còn giúp đỡ xây dựng một trường mầm non ở địa phương, giúp đỡ xây dựng 25 ngôi nhà tình nghĩa, ủng hộ gần 100 tấn gạo trong đợt dịch bệnh COVID-19 hồi đầu năm…
Ngoài làm ăn giỏi bà Thủy còn dùng số tiền mình kiếm được để ủng hộ xây dựng trường mầm non cho trẻ, ủng hộ hàng chục tấn gạo trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp.
Để có được như ngày hôm nay, bà Thủy thẳng thắn chia sẻ rằng mình chẳng có bí quyết gì, chỉ có tấm lòng và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, không vì thất bại mà nản chí. “Tôi sẽ vẫn làm việc đến khi nào không thể nữa thì thôi. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi cũng luôn răn dạy các con rằng: Sau này mẹ sẽ không để lại nhiều tiền bạc cho các con, tài sản lớn nhất mẹ để lại là ý chí vươn lên trong cuộc sống, lòng vị tha bao dung và chia sẻ với mọi người. Các con tôi cũng rất hiểu và rất có ý thức trong công việc chứ không ỉ lại vào mẹ”, bà Thủy chia sẻ.
Được bố mẹ vợ cho đất xây nhà, chồng lên giọng bảo không ở rể nhưng ngay sau đó anh lại đỏ mặt trước phản ứng cứng của vợ
"Nói về phần ứng xử với bố mẹ vợ, chồng em kém lắm. Anh ấy gia trưởng bảo thủ, lúc nào cũng coi nội là nhất, ngoại chỉ đá đưa...", người vợ kể.
Phụ nữ lấy chồng không sợ nghèo, không sợ khổ, chỉ sợ lấy phải người gia trưởng vô tâm. Bởi sống cạnh người chồng như vậy, họ không cảm nhận được sự chia sẻ, tôn trọng từ phía bạn đời. Từ đó họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng bên chính người bạn đời của mình.
Cũng vì quá ngột ngạt với anh chồng gia trưởng, mới đây một người vợ đã lên mạng xã hội than thở: " Sau cưới, vì chưa có điều kiện nên hai vợ chồng em vẫn phải sống chung với bố mẹ chồng. Có điều nhà chồng em chật, đông anh em, sinh hoạt khá bất tiện.
Đợt em bầu bí, vợ chồng ở tận tầng 4 áp mái nóng kinh. Nhiều khi bí bích quá, em cũng muốn ra ngoài thuê trọ nhưng mẹ chồng lại thương bảo ra ngoài không ai chăm ăn uống nên bà không cho ra. Bố mẹ chồng em tuy kinh tế không khá giả nhưng được cái sống tình cảm.
Ảnh minh họa
Ngược lại chồng em thì vô tâm kinh khủng. Vợ chửa mà anh coi như không, chẳng bao giờ nấu được cho bát cháo hay giặt đỡ chậu quần áo. Thi thoảng mẹ chồng em cũng góp ý, giục anh phải đỡ vợ nhưng anh gạt phăng bảo không bao giờ có chuyện đàn ông làm việc nhà.
Nói về phần ứng xử với bên ngoại, chồng em kém lắm. Anh ấy gia trưởng bảo thủ, lúc nào cũng coi nội là nhất, ngoại chỉ gọi là đá đưa. Mỗi lần về nhà vợ chỉ nằm khểnh xem tivi, tới bữa ngồi dậy ăn. Anh nói rể là khách, nhiều lúc chán em không buồn nói lại.
Thấy con gái chuẩn bị sinh mà chỗ ở chật quá, bố mẹ đẻ em thương hại, cho vợ chồng miếng đất cạnh nhà ông bà, rộng 70m vuông để xây nhà ở riêng cho thoải mái. Ấy thế mà chồng em dở giọng bảo: 'Nếu ông bà thích cứ cho tiền mặt. Đằng này cho đất sát nhà, bắt anh sống trên đất nhà vợ cũng khác gì ở rể, cả đời mang tiếng ăn nhờ ở đậu nhà ngoại. Anh tỉnh lắm, không dễ bị lừa đâu'.
Nghe chồng nói, em ức không chịu được, cảm giác anh sống vô ơn, nông cạn với bên ngoại vô cùng. Bực lên em nói thẳng: 'Bố mẹ em phải dành dụm cả đời mới mua được mảnh đất ấy, thương vợ chồng mình ở chật chội ông bà mới cho. Anh không biết ơn còn nói ra được mấy lời thiếu suy nghĩ ấy.
Về phần bố mẹ em, họ gả con gái đi chỉ mong em được sống hạnh phúc, thoải mái. Chưa bao giờ họ cần hay ép buộc anh phải ở rể nên anh có tỉnh hay không cũng không ai lừa anh hết. Còn nếu anh thấy mình có đủ lực mua đất mua nhà thì tốt quá, em càng mừng. Đất đó cứ để bố mẹ em làm khoản phòng thân".
Nghe vợ nói, lão lặng im luôn không phản bác lại được lời nào. Cộng thêm mẹ anh đi ngang qua phòng, nghe hết chuyện bà vào mắng té tác bảo anh có lớn không có khôn, suy nghĩ bảo thủ. Ở đâu cũng vẫn phải có trách nhiệm báo hiếu bố mẹ hai bên như nhau. Sống gần bên nào cũng tốt, cấm phân biệt nội ngoại.
Bà phân tích giảng giải cho một lúc, chồng em nghe vẻ hiểu ra vấn đề mới bắt đầu vâng dạ. Em thì im lặng không nói gì. Tới đêm, con ngủ rồi anh mới quay sang ôm vợ nhận sai rồi bảo để sáng mai chở vợ sang trình bày rõ ràng, xin đất ông bà, cuối năm xây nhà.
Ảnh minh họa
Hiện tại chúng em cũng ra ở riêng được hơn năm rồi. Được ở trên đất rộng, không gian sinh hoạt thoải mái, đã thế gần sát vách nhà ông bà ngoại được ông bà chăm lo cho đủ thứ từ trông con, tới trông nhà, chồng em chẳng sướng rơn, mới thấm thía lời vợ nói".
Thực tế có rất nhiều người còn giữ lối suy nghĩ bảo thủ rằng đàn ông không sống trên đất nhà vợ, ở rể là "chó chui gầm chạn". Tuy nhiên, thực tế bố mẹ nào cũng thương con. Dù là nội hay ngoại cũng đều muốn những điều tốt nhất cho con cháu mình nên việc các chàng rể phân biệt nhà ngoại nhà nội rất dễ dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng.
Thế nên muốn giữa hạnh phúc gia đình cả 2 bên đều phải vun vén những mối quan hệ chung, hướng tới 1 đại gia đình đoàn kết, hạnh phúc.
Trước khi "toang" với Trọng Hưng, Âu Hà My từng rất thân thiết với mẹ chồng, đoạn tin nhắn tiết lộ thông tin "đánh bay" cáo buộc thậm tệ từ chị chồng Sau khi diễn viên Trọng Hưng đăng bài tố vợ mình nói dối chuyện sẩy thai và vụ vay nợ 1 tỷ, lần lượt người nhà của anh cũng lên tiếng. Theo đó, cháu và chị gái của Trọng Hưng đăng bài viết dài tố cáo Âu Hà My không phải là người con dâu mẫu mực, nhân cách xấu xa và đối...