Nữ cựu chiến binh hăng say với công tác từ thiện
Là hội viên Hội cựu chiến binh (CCB) huyện Phúc Thọ, bà Đoàn Thị Ngọc Lan (thôn Phúc Xuyên, xã Võng Xuyên) nhiều năm qua được biết đến là một trong những gương cựu chiến binh điển hình trong học tập và làm theo lời Bác.
Đặc biệt, là tham gia các phong trào, hoạt động của Hội, hết lòng với công công tác nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ đồng chí đồng đội và người nghèo trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Tham gia quân ngũ từ năm 1976 – 1982, bà Đoàn Thị Ngọc Lan chuyển công tác về Công ty Thương nghiệp huyện Phúc Thọ. Với sự năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm, bà luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đến năm 1993, bà xin nghỉ làm với chế độ mất sức và trở về với cuộc sống đời thường chuyên tâm vào các phong trào hoạt động tại địa phương. Năm 2003, bà bắt đầu tham gia hội viên Hội CCB xã Võng Xuyên.
Bà Đoàn Thị Ngọc Lan trao 1 tấn gạo ủng hộ cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tại Trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Thủ đô).
“Có tham gia hoạt động Hội, được tiếp xúc với nhiều hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người đồng chí, đồng độiđã hy sinh cả tuổi xuân, xương máu cho sự nghiệp thống nhất đất nước tôi mớicảm thấy rất xót xa. Trong thâm tâm tôi luôn nung nấu một ý chí phải làm gì đó để giúp đỡ, tri ân, động viên những người lính này” – bà Lan chia sẻ.
Bằng những việc làm rất đỗi bình dị, thiết thực, bà tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện do Hội CCB huyện Phúc Thọ, Hội CCB xã Võng Xuyên và cấp ủy, chính quyền địa phương phát động như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ khuyến học khuyến tài, Quỹ vì nghĩa tình đồng đội… Từ năm 2003 đến nay, bà đã quyên góp, ủng hộ được trên 440 triệu đồng cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà người nghèo; tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó nhân các dịp lễ, Tết, đầu năm học mới.
Nhất là khi hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam trong việc chung tay đóng góp sức mình cùng cả nước chống dịch Covid-19, với số tiền tiết kiệm được bà Lan đã ủng hộ cho Quỹ phòng chống dịch Trường Quân sự (Bộ Tư lệnh Thủ đô) 1 tấn gạo trị giá 15 triệu đồng; ủng hộ Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 số tiền 10 triệu đồng; ủng hộ Quỹ Phòng chống dịch của Đoàn Thanh niên xã Võng Xuyên 1 triệu đồng…
Bà Lan tâm niệm: “Mỗi lần chia sẻ được với những hoàn cảnh khó khăn là một lần để lại cho bà nhiều kỷ niệm. Với bà, việc học tập và làm theo lời Bác là việc làm mỗi ngày và không có sự ngừng nghỉ. Đặc biệt, với những người đồng chí, đồng đội, bà muốn được tri ân, bày tỏ sự cảm kích, biết ơn và sẻ chia bớt những khó khăn, gánh nặng, nhọc nhằn với họ. Bà Lan mong mọi người trong xã hội, mỗi người hãy cùng học tập và làm theo gương Bác từ những việc làm bình dị, nhỏ bé nhất để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.
Dù ở thời chiến hay thời bình, bà Lan luôn phát huy được phẩm chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; gắn bó trách nhiệm cao với tổ chức Hội, với cộng đồng, đồng chí, đồng đội và những người yếu thế trong xã hội. Bà Lan xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, cựu chiến binh điển hình trong phong trào hội viên gương mẫu, tích cực “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
'Cơm cách ly' của gần 800 người Việt về từ châu Âu
Bữa cơm chiều trị giá 23.000 đồng trong trung tâm cách ly gồm trứng, thịt rang, chả lá lốt, khoai tây xào kèm chuối tráng miệng.
Video đang HOT
Hơn 16h ngày 19/3, trong nhà ăn Trường quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô (thị xã Sơn Tây), tổ phục vụ 40 người hoạt động hết công suất để chia 776 suất cơm chiều cho người đang cách ly 14 ngày. Hộp cơm xếp kín hai dãy bàn trong khu nhà ăn rộng chừng 300 m2.
Từ 13 đến 15/3, Trường quân sự tiếp nhận 776 người vào trung tâm cách ly, trong đó có 768 người Việt Nam phần lớn về từ châu Âu và 8 người nước ngoài. Trước đó, đơn vị tiếp nhận 752 người trở về từ Hàn Quốc hoàn thành cách ly từ 25/2 đến 12/3.
30 chiến sĩ Tiểu đoàn Thông tin 610 được Bộ Tư lệnh thủ đô tăng cường từ cuối tháng 2 để tham gia đội hậu cần trong khu cách ly.
3h sáng mỗi ngày, họ sẽ dậy cùng giờ với nhân viên bếp, trợ giúp sơ chế đồ ăn, chia khăn giấy, đũa, thìa, nước mắm, đóng hộp và vận chuyển đến trước cổng khu cách ly.
Bữa cơm chiều trị giá 23.000 đồng gồm trứng ốp, thịt rang, chả lá lốt, khoai tây xào, thêm chuối tráng miệng. Thực đơn xây dựng dựa trên số tiền hỗ trợ 57.000 đồng một ngày cho người cách ly, chia ăn sáng và hai bữa chính, thường theo tỷ lệ 2/4/4.
Suất cơm dành cho 8 người nước ngoài có thêm xúc xích, miến xào, sữa hộp, sao cho phù hợp thói quen ăn uống. Người nước ngoài được Chính phủ Việt Nam hỗ trợ 100.000 đồng một ngày ăn trong thời gian cách ly.
Đại úy Võ Thị Minh Tâm, cán bộ phụ trách bếp ăn kiểm kê, đánh dấu phần ăn của từng phòng. Các em bé sẽ có cháo thịt xay, đôi khi thêm rau hoặc bí đỏ. Suất ăn đạt yêu cầu, theo chị, đầu tiên phải đẹp mắt, thịt không quá khô, rau xanh, đồ ăn không cháy, món xào hay rán không đọng nhiều dầu mỡ. Mỗi món ăn đều được chị lưu lại mẫu để kiểm tra an toàn thực thẩm trong ngày.
Những ngày này, đại úy Tâm luôn đặt báo thức lúc 3h sáng để dậy lo cơm nước. Ngày cao điểm đón người về cách ly, chị Tâm cùng tổ phục vụ từng lo suất ăn lúc nửa đêm, chợp mắt chưa đầy 3 tiếng. "Chỉ cần mọi người thấy ngon miệng như ở nhà, mình vất vả sao cũng được", chị Tâm chia sẻ.
17h, các chiến sĩ đem cơm từ nhà ăn đến trước cổng khu cách ly. Các bữa phải luôn đúng giờ: ăn sáng 7h, bữa trưa 11h30 và cơm tối lúc 18h.
Tổ phục vụ xếp cơm lên dãy bàn đặt trước hàng rào giới hạn khu cách ly rồi quay trở ra.
Từ đây, việc mang cơm vào cho người dân trong các dãy nhà cách ly sẽ do nhóm chiến sĩ khác đảm nhận. Họ mặc đồ bảo hộ, không được rời khu vực này cho đến khi người dân hoàn thành 14 ngày cách ly bắt buộc.
Ngoài phục vụ cơm nước, bộ đội còn thu dọn hộp nhựa, cơm thừa sau bữa ăn và đem đi đốt để phòng dịch bệnh.
Thiếu úy Hoàng Duy Hào và đồng đội mang đồ người nhà gửi vào cho con em đang cách ly. Đồ gửi qua cổng trực ban phải lưu danh sách và kiểm tra trước mặt hai bên. Trường chỉ nhận chuyển đồ dùng sinh hoạt và từ chối đồ uống có cồn, tiền mặt...
Mỗi ngày các chiến sĩ vận chuyển hàng chục chuyến quà người thân gửi vào cho con em, phần lớn là du học sinh từ châu Âu về.
Bên trong khoảng sân rộng hơn 1.000 m2 của khu cách ly, dịch bệnh và những cơn mưa dầm dề của miền Bắc không ngăn được nhiều người chơi thể thao. Họ chia thành hai đội đá bóng, miệng vẫn đeo khẩu trang.
Cán bộ quản lý khu cách ly cầm loa nhắc nhở người dân thực hiện đúng nội quy, điều phối chiến sĩ mang cơm nước lên các tầng.
Phía ngoài, bộ đội trực canh 24/24h, nhắc nhở khi người đang cách ly tiến quá sát hàng rào, ngăn người ở vòng ngoài đến gần "khu vực miễn vào".
Từ ngày 15/3, mỗi ngày sân bay Nội Bài tiếp nhận khoảng 1.000 người Việt Nam từ nước ngoài về. Hà Nội có thể phải cách ly, theo dõi sức khỏe khoảng 10.000 người trong những ngày tới.
Giang Huy - Phương Lam (vnexpress.net)
Hà Nội tiếp tục đón 600 công dân vùng dịch Covid-19 về nước cách ly Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động lực lượng, phương tiện đến sân bay Nội Bài đón hơn 600 công dân Việt Nam trở về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 đưa vào cách ly tập trung. Chiều 16/3, trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ...