Nụ cười của Clinton và cái nghiến răng của Trump tiết lộ điều gì?
Kịch tính bắt đầu dâng trào ngay từ khi cuộc tranh luận chuẩn bị mở màn, vào thời điểm hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton từ chối bắt tay nhau.
Khi các ứng viên tổng thống Mỹ bước lên sân khấu tranh luận lần cuối, không chỉ lời nói mà cả ngôn ngữ cơ thể, cách họ hành động, cũng gây chú ý.
Kịch tính bắt đầu dâng trào ngay từ khi cuộc tranh luận chuẩn bị mở màn, vào thời điểm hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton từ chối bắt tay nhau.
Bắt tay lâu nay vẫn là cách để đôi bên thể hiện sự tôn trọng đối phương và nó từ lâu đã được xem như một giao thức cơ bản trong các kỳ tranh luận tổng thống Mỹ. Song ông Trump và bà Clinton đã phá vỡ quy chuẩn ấy và hành động này chính là bằng chứng rõ nét nhất cho thấy mối hiềm khích sâu đậm giữa hai người, cây bút Ruth Sherlock từ Telegraph bình luận.
Ông Donald Trump và bà Hillary Clinton xuất hiện tại phiên tranh luận tổng thống cuối cùng tối 19/10. Ảnh: New York Times.
Thái độ không mấy thiện cảm mà ông Trump và bà Clinton dành cho nhau xuất phát từ thực tế họ đang ở hai đầu chiến tuyến, cạnh tranh quyết liệt trên đường đua vào Nhà Trắng. Mặt khác, hai ứng viên tổng thống Mỹ thời gian qua cũng liên tục chĩa mũi dùi vào đời tư đối thủ. Ông Trump tập trung khai thác bê bối ngoại tình mà cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, chồng bà Hillary, vướng phải, trong khi cựu ngoại trưởng Mỹ không ngừng chỉ trích việc Trump khoe khoang chuyện sờ soạng phụ nữ và có thái độ coi thường phái yếu.
Video đang HOT
Theo Sherlock, tỷ phú Trump đã dành 90 phút tranh luận lần ba hành động như một tổng thống đích thực. Ông hạ giọng đáng kể và nhìn chung đã kiềm chế hơn, biết nhẫn nại để chờ tới lượt nói của mình.
Nếu như ở những cuộc tranh luận trước, Trump trông có vẻ chán nản và xao lãng thì trong lần này, ông dường như rất nghiêm túc, giữ một khuôn mặt nghiêm trọng và thể hiện sự tập trung cao độ, lắng nghe từng câu, từng chữ bà Clinton nói.
Trái lại, trong suốt thời gian tranh luận, bà Clinton rất nhiều lần cười đầy ẩn ý. Giới chuyên gia nhận định cựu ngoại trưởng Mỹ đã chọn cách nở nụ cười để thể hiện sự chế giễu đối thủ, đồng thời cho thấy bất kể ông Trump nói hay làm gì bà cũng không tin hoặc không hề quan tâm.
Tuy nhiên, Sherlock cho rằng ở lần đối đầu cuối cùng tại Las Vegas, trước một Donald Trump đã điềm tĩnh hơn, nụ cười của Hillary Clinton đã không phát huy tác dụng, thậm chí phản lại bà.
Trên mạng xã hội Twitter, hàng trăm người đã miêu tả nụ cười ấy là “đáng sợ” và “ghê rợn”. Một số người lại đặt câu hỏi vì sao dù bị đối thủ xúc phạm không ít lần, bà vẫn giữ nguyên nụ cười.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích hành vi còn để ý tới việc bà Clinton nhìn xuống bục phát biểu quá nhiều.
“Điều đó cho thấy một sự thiếu chắc chắn”, chuyên gia Michael Kelly nhận xét.
“Hillary cần ngước mắt lên. Đối với người Mỹ, thiếu giao tiếp bằng mắt là biểu hiện của nói dối”, Gregory Hartley, cựu chuyên gia tư vấn quân sự, bình luận.
Dù mệnh danh là tỷ phú “bạo miệng”, Trump vẫn có những phút yếu đuối. Theo Sherlock, những câu trả lời của ông ở phần đầu buổi tranh luận được phát đi bằng một giọng điệu trầm khàn, có lẽ vì nhà tài phiệt New York quá mệt mỏi hoặc bởi ông cảm thấy lo âu.
Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Ryan Foley lưu ý tới những lần ông Trump nghiến răng khi bà Clinton nói. Theo ông, đây là biểu hiện đặc trưng ở người đang cố gắng tìm cách giải tỏa căng thẳng.
Foley còn chú ý tới hành động dùng hai tay ghì chặt bục phát biểu của ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa. “Nếu là một diễn giả, bạn không bao giờ muốn nắm bục phát biểu như thế bởi nó có thể cho thấy sự kiêu ngạo”, ông đánh giá.
Theo Vũ Hoàng (VnExpress)
Bầu cử Mỹ: So găng lần 3, Donald Trump còn lại gì?
Cuộc tranh luận diễn ra ở Las Vegas, bang Nevada, bắt đầu lúc 8h sáng ngày 20.10 giờ VN (9h tối 19.10 giờ Mỹ) kéo dài 90 phút do nhà báo Chris Wallace của Fox News điều phối
Chủ đề buổi tranh luận do Wallace lựa chọn, gồm hàng loạt chủ đề từ nợ, nhập cư, kinh tế tới tòa án tối cao, sức khỏe để làm Tổng thống...
Trước trận so găng lần thứ ba này, vị tỷ phú bất động sản bị cho là gặp rất nhiều bất lợi sau những xì căng đan tình dục bị truyền thông đào bới và được phe Dân chủ nhào nặn thành vũ khí cho nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ tấn công đối thủ. Không những thế, trong nội bộ đảng Cộng hoà còn có nhiều nhân vật nổi tiếng quay lưng với Trump, thậm chí tìm cách ngăn cản Trump chiến thắng.
Vậy Trump còn gì cho lần so găng thứ ba này : Giá trị Mỹ, sức mạnh Mỹ, lợi ích Mỹ, đâu là lợi thế của Trump?
Giá trị Mỹ
Nữ cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice - một nhân vật có uy thế bên đảng Cộng hoà đã lên tiếng đối với Trump : "Đủ rồi! Trump không thể là Tổng thống. Ông nên rút lui. Là một đảng viên đảng Cộng hòa, tôi sẽ hỗ trợ những người có phẩm giá và tầm vóc để có thể đưa nguyên tắc dân chủ cao nhất ra toàn thế giới", theo The Guardian.Có thể xem đây là lời khẳng định rõ ràng nhất rằng Trump không xứng đáng đóng vai trò là người làm sáng hơn giá trị Mỹ. Bởi lẽ, tự do - dân chủ luôn được xem là thước đo cao nhất cho giá trị Mỹ. Và bà Rice cũng đã khẳng định lại điều đó. Cá nhân người viết cho rằng dù Trump có làm tổn hại đến giá trị Mỹ thì điếu đó không gây bất lợi cho ông. Bởi Trump vốn là người bỗ bã, phát biểu bạt mạng và ông làm được điều đó là nhờ giá trị Mỹ và cũng do giá trị Mỹ mà thâm cung bí sử của ông được cả bàn dân thiên hạ biết đến. Bà Rice đã hậm hực nói với CNN rằng bà không thể chờ đợi cho đến ngày 8.11, sau khi có tin tức tiết lộ rằng Donald Trump từng gọi bà là "chó" trong một bài phát biểu năm 2006.
"Condoleezza Rice, cô ấy là một người phụ nữ đáng yêu, nhưng tôi nghĩ cô ấy là một con chó cái", theo một câu chuyện trên New York Daily News năm 2006.Bà Rice bảo vệ giá trị Mỹ nghĩa là bảo vệ tự do, dân chủ và bà đã phải nhận hậu quả từ những gì bà quyết tâm bảo vệ và gìn giữ. Washington post đã cho rằng Trump một mình chống lại cả hệ thống chính trị Mỹ, đã làm thay đổi cả đời sống chính trị tại Mỹ. Có thể nhận diện, Trump đã giúp thẩm định lại giá trị truyền thống Mỹ, qua đó tạo ra cú hích cho sự đổi thay những gì được xem là tinh tuý nhưng đã không còn phù hợp nữa. Do vậy, để ngăn cản Trump thì phải tạo ra một nguyên tắc mới, nếu không thì giá trị Mỹ sẽ luôn chứa đựng mâu thuẫn và Trump dựa vào đó để tạo ra lợi thế cho mình. Trump đặt nghi vấn về hiệu quả của việc sử dụng sức mạnh Mỹ là xuất phát từ thực tế tại Mỹ và những gì diễn ra trên thế giới liên quan tới sức mạnh Mỹ.Khủng bố vẫn diễn ra trên đất nước Mỹ, vẫn giết hại người dân Mỹ nhưng an ninh Mỹ vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Quân lực Mỹ - niềm kiêu hãnh của sức mạnh Mỹ - vẫn bị đối thủ thách thức, thậm chí bị tấn công mà chưa biết phải đáp trả ra sao vì đồng minh bây giờ có thể là đối thủ, như vụ tàu khu trục Mỹ bị bắn liên tiếp ba lần trong một tuần ngoài khơi Yemen.Như vậy là sức mạnh Mỹ không thể bảo vệ lợi ích Mỹ, do vậy phải kiểm tra lại sức mạnh Mỹ. Điều đó chẳng khác gì có cũng như không và có thể hiểu Trump không phải ngu ngơ về vũ khí hạt nhân cũng như tác hại của nó, mà với Trump thì có sức mạnh mà không sử dụng được để bảo vệ lợi ích cho nước Mỹ thì khác gì là không có.
Chỉ cần như vậy là quá đủ cho hiểu biết của Trump về sức mạnh Mỹ, còn những vấn đề kỹ thuật hay tác hại của nó thì phải bằng chương trình hành động cụ thể của bộ phận tham mưu và chuyên môn. Đây là lợi điểm của Trump và Trump đã lấy điểm qua câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn của mình. Hillary đã rơi vào bẫy của vị tỷ phú trong tình huống này. Với lợi ích MỹTrump trước sau như một khẳng định lợi ích Mỹ đang bị cướp và phải lấy lại cho nước Mỹ, cho người dân Mỹ.
Trump đòi thay đổi những nguyên tắc mà đối tác, đồng minh dựa vào đó &'xẻ thịt" nước Mỹ để làm lợi cho họ, gây thiệt hại cho nước Mỹ.Người viết cho rằng, đó là nguyên nhân chính đảm bảo Trump vẫn đang vững vàng trên đường đua, dù bị đánh tơi bời khói lửa. Người Mỹ vốn thực dụng, trong khi giới chính trị truyền thống lại dần xa với tính thực dụng của người Mỹ, từ đó mở ra cơ hội cho Trump.Lâu nay, giới tài phiệt được cho là đứng sau quyền lực của nước Mỹ, tuy nhiên Trump đã làm thay đổi quan niệm và truyền thống ấy. "Kinh tế hoá chính trị" có thể được xem là thành công nhất cua Trump và đội ngũ cố vấn cho đến thời điểm này.Với chủ nghĩa thực dụng thì lợi ích phải cụ thể và có thể đổi trao theo phương châm "có ít đổi được nhiều", song với giới chính trị thì điều đó trở nên rất mơ hồ, mà thể hiện đỉnh cao là đương kim Tổng thống Obama với Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay.
Có thể thấy rằng, người Mỹ không chấp nhận đánh đổi lợi ích thực tế lấy lợi ích triển vọng là nguyên nhân chính khiến TPP có thể chết yểu.Và trong quá trình tranh cử cũng như đấu khẩu trực tiếp thì ứng viên Hillary vẫn luôn bị xem là thiếu biện pháp cụ thể để bảo vệ và làm gia tăng lợi ích Mỹ. Với hàng trăm cuộc vận động tranh cử trên khắp nước Mỹ, người Mỹ đã hiểu hết, nắm hết những ước vọng cũng như tham vọng của các ứng viên, khi đối đầu trực tiếp thì người Mỹ chỉ cần biết hành động cụ thể mà thôi. Như vậy, trước khi diễn ra trận quyết đấu cuối cùng thì Trump không mất lợi thế như nhiều người tưởng sau những gì đã và đang bôi trét vào ông như giới truyền thông tô vẽ. Có thể sau các cuộc đấu khẩu, kết quả thăm dò có lợi cho bà Hillary, song đó không phải là cơ sở khăng định bà chiến thắng, mà điều quan trọng là đối thủ của bà còn gì trước trận chung kết sắp tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, ở hai lần tranh luận trước phần thắng đều nghiêng về ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ. Vì thế, nhiều nhà quan sát cho rằng tranh luận lần ba này vấn đề trung tâm không phải là Trump mà thay vào đó là Hillary. Liệu bà có tránh mắc phải những lỗi lớn hay không.
Theo Danviet
Hé lộ lý do đẩy anh trai Obama vào vòng tay Donald Trump Malik Obama từng có quan hệ thân thiết với người em trai cùng cha khác mẹ là tổng thống Mỹ cho đến năm 2013, khi ông cảm thấy mình bị "bỏ rơi". Tổng thống Barack Obama và anh trai Malik Obama. Ảnh: GQ Malik Obama, 58 tuổi, là người Hồi giáo xuất thân từ Kenya, quốc gia chìm trong bất ổn những năm...