Nụ cười của 200 bệnh nhân ung thư nhí trong buổi tiệc mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Để chuẩn bị cho các bệnh nhí có 1 ngày đáng nhớ, quán ăn 2K đã tổ chức “Đại tiệc thiếu nhi” dành riêng cho 200 bé của Bệnh viện K3 Tân Triều và Viện huyết học truyền máu Trung ương.
Từng bỏ học vì nhà nghèo, cậu học trò người Mông quyết quay về trường tìm con chữ và đạt được thành tích tốt
Dưới cái nắng chiều muộn cuối tuần vẫn còn khá gay gắt, tại khoảng sân mượn tạm trước quán ăn 2K ở Tân Triều trở nên nhộn nhịp, sôi động hơn ngày thường. Ở đây đang có gần 100 người đang tổ chức cho các bệnh nhân nhí đón Tết thiếu nhi, 1/6.
Nụ cười của bệnh nhân nhí
Không có tiếng khóc vì đau đớn mà là tiếng cười, tiếng hát; những đứa trẻ đầu trọc, tay vẫn còn những kim truyền đang hào hứng tham gia vào các hoạt động vui chơi, ca nhạc và ăn uống
Chương trình là sự kết hợp giữa quán thiện nguyện “Nụ cười Shinbi”, phối hợp với Trường mầm non Quang Trung và Trường tiểu học Đồng Mai, tổ chức một chương trình “Đại tiệc thiếu nhi” dành riêng cho 100 bệnh nhân nhí của BV K3 Tân Triều và 100 bệnh nhân nhí của Viện huyết học truyền máu Trung ương.
Chương trình mong muốn đây là sẽ một kỉ niệm đáng nhớ, đầy ắp tiếng cười của các con, ngập tràn hạnh phúc của bố mẹ, nhằm giảm bớt phần nào nỗi đau, sự buồn tẻ, cô đơn trong hành trình dài đằng đẵng này.
Náo nức được chờ đến giờ ra tham dự, cháu Lương Thúy Hạnh (9 tuổi) điều trị tại viện K3 đã giục bố từ lúc sáng. Anh Lương Xuân Để (bố Hạnh) chia sẻ ” Cháu hôm nay rất là phấn khởi, chắc nghe được các bác bảo hôm nay chiều 17 giờ hơn là tổ chức, nên cháu hớn hở từ sáng nên thành ra là bỏ cả giấc ngủ trưa”.
Phần lớn trẻ bị ung thư đang điều trị tại đây đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Mang trong mình căn bệnh quái ác, những em bé này thường xuyên phải sống trong bệnh viện với án tử treo lơ lửng. Bệnh không chữa được, điều y học có thể làm là kéo dài sự sống cho những sinh linh bé nhỏ ấy.
Video đang HOT
Dù không khuất phục bệnh tật, nhưng nhiều trẻ đã phải gục ngã trong cuộc đua giành giật sự sống với tử thần vì căn bệnh quái ác khiến gia đình lâm vào cảnh khánh kiệt, không còn khả năng chạy chữa.
Những trẻ đang may mắn bấu víu được sự sống cũng chịu muôn vàn thua thiệt so với đám bạn cùng trang lứa, bởi thời gian nằm viện của các bé còn nhiều hơn thời gian được ở nhà, khiến cơ hội được cắp sách tới trường bị hạn chế.
Hiểu được phần nào về những đứa trẻ ấy, anh Võ Tiên Lâm, chủ quán “Nụ cười Shinbi” cho biết đã mất gần 2 tháng để tổ chức chương trình này.
“Tuy nhiên là số lượng bệnh nhân nhí ra ăn ở quán mình khá ít, mà chủ yếu là bố mẹ, người nhà bệnh nhân đem về cho các con nằm trong khoa, thì bọn mình cảm giác là các con chịu sự thiệt thòi rất nhiều, nên ngay từ khi mở quán bọn mình đã nghĩ đến chương trình 1/6.
Rất may là khi bọn mình kêu gọi thì nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Cho đến tận ngày hôm nay, vẫn còn rất nhiều người đem quà đến thêm vào giỏ quà cho các con, và mình may mắn nhận được sự đồng hành của các cô giáo ở trường mầm non Quang Trung”.
Cũng theo anh Lâm, để đón được 200 bé đến tham gia chương trình, từ nhiều ngày trước anh và mọi người đã liên hệ với khoa Nhi của bệnh viện K3 và Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Quán đã tổ chức 3 chuyến xe 45 chỗ đến đón các con từ Viện Huyết học qua đây và sau chương trình sẽ đưa các con trở về.
” Khi lựa chọn đưa các bé đến đây thì mình cũng đã tham vấn bác sĩ, làm sao để các con đủ sức khỏe, còn với các con nhỏ, bị bệnh nặng phải ở viện thì bọn mình vẫn có những phần quà cho các con thiệt thòi không được tham gia chương trình này”. Anh Lâm chia sẻ.
Vơi đi nỗi lòng cha mẹ
Các chương trình được tổ chức gồm tiệc buffet cho các con, chương trình văn nghệ, phần quà cho các con gồm sách, bánh kẹo, yến, đồ chơi và 1 số phần quà của nhà tài trợ. Tại đây, còn có những đồ chơi đã qua sử dụng được chọn lọc và còn mới được người dân quyên góp, nếu bệnh nhi nào thích có thể lấy mang về.
Ngoài ra, các con còn được xem biểu diễn xiếc, ảo thuật, văn nghệ của cô và trò trường Mầm non Quang Trung và được tặng bóng nghệ thuật xuyên suốt chương trình.
Chị Nguyễn Thị Nhâm có con trai bị bệnh tan xương, hoá trị, truyền hóa chất 6 tháng cho biết, hôm nay là lần đầu tiên con trai được đi chơi, tại vì cháu trị bệnh bây giờ mới đỡ. Chị đã rất vất vả để đẩy xe lăn đưa con đi tham dự chương trình.
“Cháu rất là thích, bởi vì cháu đau như thế 6 tháng không được đi học, không được tiếp xúc bên ngoài. Nên là cháu rất thích ra để gặp gỡ các bạn thấy rất là vui. Cháu chẳng được đi đâu nên mẹ nhìn thấy cháu ngồi, biểu cảm của cháu là biết cháu vui và thích rồi” chị rơm rớm nước mắt.
Đây có thể là chương trình chưa có gì lớn lao, nhưng lại là những món quà ý nghĩa nhằm xoa dịu nỗi đau, khích lệ tinh thần chiến thắng bệnh tật và mang đến cho các bé một ngày quốc tế thiếu nhi vui vẻ, hạnh phúc. Góp phần chắp cánh cho những ước mơ của con trẻ.
Phụ huynh, sĩ tử Hà Nội đi chùa 'cầu may' trước kỳ thi vào lớp 10
Trước kỳ thi rất quan trọng và áp lực như thi vào lớp 10 công lập Hà Nội, nhiều phụ huynh, học sinh đã tìm đến các đền, các chùa để cầu mong cho con vượt vũ môn suôn sẻ.
Tại các nhóm, các diễn đàn dành cho phụ huynh có con học lớp 9 năm nay, ngoài việc chia sẻ các thông tin về chọn trường, việc học tập, thi cử của các con thì các cha mẹ còn chia sẻ việc đi chùa cầu may. Các phụ huynh cho biết, một năm học các con đã rất nỗ lực, cố gắng, chỉ mong các con có thêm một chút may mắn để các con đạt được ước mơ, mục tiêu của mình.
Gần đến ngày thi, nhiều người đi chùa Đậu để cầu may mắn trong thi cử cho con, cháu
Có con năm nay thi vào trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, trường có tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng, chị Nguyễn Thu Phương (Ngô Thì Nhậm, Q.Hà Đông, Hà Nội) áp lực hơn cả con. Từ sáng sớm nay, chị Phương rủ con gái đi lễ chùa Đậu (huyện Thường Tín, Hà Nội) để xin cho con được may mắn trong thi cử. "Chùa rất đông các phụ huynh có con năm nay thi. Theo các phụ huynh mách, ngoài lễ hoa, quả, tôi còn chuẩn bị thêm đồ dùng học tập của con như bút bi, bút chì, thước kẻ... để dâng lễ. Lễ xong, những đồ dùng học tập ấy sẽ đưa con hôm đi thi để con được may mắn", chị Phương chia sẻ.
Lễ ở chùa Đậu còn có thêm đồ dùng học tập như bút chì, bút bi, thước kẻ...
Không chỉ gần ngày thi mới đi chùa, từ đầu năm đến giờ, cứ mùng 1 hàng tháng, chị Hoàng Minh Hồng (phố Võ Thị Sáu, Hà Nội) lại đi lễ cho con. Chị Hồng cho biết, những lần chuyển cấp trước đây, con trai chị khá "trắc trở". Chính vì vậy, lần chuyển cấp quan trọng này (thi vào lớp 10 THPT công lập), chị Hồng không thể không cẩn thận cho con. "Tôi biết, kiến thức phải ở trong đầu con thì con mới có thể làm bài tốt. Thế nhưng, chỉ vì một chút không may mắn, chỉ vì một chút sơ sểnh mà con mất 0,25 điểm, con có thể sẽ mất cơ hội đỗ vào trường top đầu đúng theo NV1 của con. Tôi tìm đến chùa như một điểm tựa tâm linh, ở đó tôi có niềm tin, hy vọng khi con trong "cuộc chiến" giành một vé vào trường công lập", chị Hồng cho biết.
Đi chùa ở gần nhà chưa đủ, chị Bùi Yến Nhi (đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội) vừa phải về Nam Định để đi cầu việc thi cử cho con ở đền Trần Thủ Độ. "Tôi dự tính khi nào có số báo danh, phòng thi, địa điểm thi thì nhờ thầy khấn cho con đầy đủ. Thế nhưng, do tuần sau có việc nên tôi về từ tuần này. Tôi khấn trước và cũng nhờ thầy sẽ khấn tiếp cho con khi con nhận được giấy báo thi từ nhà trường. Việc thi cử của con không thể chủ quan, lơ là được. Là cha mẹ, tôi chỉ biết làm mọi thứ tốt nhất cho con. Điều đó mang lại sự yên tâm, đỡ lo lắng hơn cho tôi".
Nhiều sĩ tử cầu xin sự may mắn để có thể vượt vũ môn suôn sẻ
Việc thi cử của các con, không chỉ có bố mẹ mà nhiều thầy cô giáo cũng đi chùa để cầu xin sự may mắn cho các con. Một giáo viên THCS ở Nam Định cho biết, ngoài việc ôn luyện cho các con thật kỹ, dặn dò các con cẩn thận trong thi cử thì chị cùng ban phụ huynh còn đi chùa để cầu may mắn cho học sinh cả lớp. "Năm nào, tôi cũng nhờ thầy làm sớ, trong đó ghi đầy đủ thông tin của các con, để khấn cho các con. Tôi chỉ mong các con có thêm chút may mắn để đỗ được ngôi trường đúng mơ ước của các con".
Tự tin vào sức học của con nên chị Đặng Hồng Anh (phố Giảng Võ, Hà Nội) thấy không nhất thiết phải đi chùa cầu may. Nhưng chị Hồng Anh cho biết, trước kỳ thi quan trọng của con gái chị, mẹ chị đã dẫn cháu ngoại đi cầu khấn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. "Bà rất cẩn thận trong mỗi kỳ thi của các con, các cháu. Bà nói, việc cầu cho cháu bình tĩnh, tự tin trong suốt quá trình làm bài rất quan trọng. Cháu học tốt nhưng trong ngày thi nếu tâm lý cháu không vững vàng thì sẽ dẫn đến điều đáng tiếc".
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi được nhiều phụ huynh, sĩ tử đến cầu may khi ngày thi sắp đến
Những ngày này, tâm lý của các sĩ rất căng thẳng nhưng tâm lý của những người làm cha, làm mẹ cũng căng thẳng không kém. Việc đến chùa, đền để cầu may cho con trong thi cử như một liệu pháp tâm lý mà nhiều cha mẹ đang tìm đến khi kỳ thi quan trọng của con đang đến rất gần. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn trong thi cử là các con cần nắm vững kiến thức và có tâm lý thật thoải mái, bình tĩnh, tự tin.
Những thói quen tưởng tiết kiệm nhưng lại lãng phí của người trẻ Những kinh nghiệm đắt giá trong câu chuyện tiết kiệm tiền của người trẻ. Nhiều người trẻ hiện đang khá vật lộn trong công cuộc tìm cách kiểm soát chi tiêu, sống tiết kiệm hơn. Đặc biệt với những người 25 tuổi, dù đã có vài năm sống tự lập, họ vẫn thường chi tiêu khá lãng phí. Thậm chí, một số người...