Nữ công nhân “vứt con” tại khu công nghiệp
Do sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, tăng ca liên tục khiến công nhân bị cuốn trong guồng máy công nghiệp, không đủ thời gian hẹn hò, tìm hiểu, vì vậy nhiều nữ công nhân đã tranh thủ kiếm bạn tình mà không cần chọn lọc, để lại những hậu quả nhói lòng.
Theo Dantri
Công nhân trót dại: Nét đẹp tình mẫu tử
Nhiều nữ công nhân chấp nhận sống giữa tiếng đời thị phi để bảo vệ "giọt máu" của mình.
"Xóm chửa hoang" là cái tên có vẻ miệt thị mà nhiều người dùng để gọi khu trọ công nhân nằm heo hút bên hông KCN Đại Đăng, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ở khu trọ chỉ hơn 10 căn phòng này có đến 5 nữ công nhân có bầu rồi bị phụ tình. Nhưng thay vì đẻ con rồi vứt thùng rác hay gốc cây nào đó, 4 nữ công nhân này vẫn âm thầm vượt cạn, lặng lẽ nuôi con giữa lời gièm pha, cười nhạo của miệng đời.
Video đang HOT
Dù bị những tên họ Sở phản bội, nhưng nhiều nữ công nhân vẫn chấp nhận nuôi con một mình. Trong ảnh, 2 nữ công nhân trẻ chấp nhận sống cảnh "gà mái" nuôi con
Tôi biết cái xóm đã lâu thông qua một cán bộ phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một. Xóm dù buồn hiu hắt nhưng rất đẹp. Đó không chỉ là nét đẹp thanh tú trên khuôn mặt của những nàng "gái một con" mà còn nét đẹp khó tả của tình mẫu tử.
Tôi ghé khu trọ đã nhiều lần, cũng đã nghe năm bảy câu chuyện éo le ở đây và có lần tôi phải rơi nước mắt. Đó là lần tôi tình cờ nghe được lời T., nữ công nhân ngành gỗ, vỗ về đứa con hơn 2 tuổi trước lúc lên đường làm ca đêm: "Con ơi, con qua phòng cô Hương ngủ ngoan nha, mẹ đi làm kiếm tiền mua kẹo mút cho con nè, mua ba cho con nè. Mẹ làm ca đêm hết tuần này thôi con à, mẹ không đi nữa đâu". Đợi T. ra khỏi phòng trọ tôi gặng hỏi: "Mua ba là sao em?". T. cười xấu hổ rồi nói: "Con bé nhà em nó thấy bọn trẻ ăn kẹo mút thì nó đòi mua kẹo mút. Nó thấy mấy đứa khác có ba nên nó cũng đòi mua ba. Nó đòi rồi đòi riết nên em dụ nó là phải ngoan để mẹ đi tăng ca nhiều mới có tiền mua ba cho con". Lời lý giải của T. nghe hài hước mà chua xót làm sao.
Những đứa trẻ bị vứt bỏ ở Trung tâm nhân đạo Quê hương
4 nữ công nhân nuôi con một mình trong xóm này gồm 2 cô người miền Tây, 2 cô miền Bắc. Mỗi cô có một câu chuyện tình khác nhau nhưng đều có chung điểm kết là đều bị người tình "quất ngựa truy phong" khi hay tin bạn gái có bầu. Nữ công nhân N., 20 tuổi, quê miền Tây kể vắn tắt cuộc tình đứt gánh của mình: "Anh ấy với em làm chung công ty. Hồi mới quen, mỗi lần đi làm ca đêm là anh ấy ghé chợ chồm hổm mua tặng em cái nơ kẹp tóc hoặc chiếc nhẫn giả dễ thương... Riết rồi em kết ảnh. Vài tháng sau khi em thông báo có bầu, ảnh bảo phải về quê làm đám tang cho ông nội. Ảnh đi hơn 2 năm rồi mà không thấy quay lại".
N. kể khi người yêu ra đi, thai của cô đã hơn 5 tháng nên không thể phá bỏ. "Hồi đó em sống bên khu trọ gần KCN Sóng Thần. Bụng em ngày càng to, mọi người xì xào, bàn tán suốt ngày. Chịu không nổi em mới qua khu này ở. Ở đây có mấy chị hoàn cảnh giống em nên thương nhau lắm. Tối lửa tắt đèn có nhau".
Khi được hỏi: "Sao em không gửi con vào cô nhi viện hay trung tâm nhân đạo nào đó rồi tìm một tấm chồng?", một nữ công nhân quê Nam Định sống ở xóm này nói: "Bọn em dù học hành không tới đâu nhưng cũng có trái tim biết làm mẹ, yêu thương giọt máu mình dứt ruột đẻ ra chứ anh".
Trong hàng trăm ngàn lao động nữ ở Bình Dương và TP.HCM, rất nhiều công nhân chưa đủ tuổi lao động. Họ khai tăng tuổi để được công ty nhận vào làm việc. Do còn quá non nớt nên họ dễ bị những tên họ Sở "hạ gục" rồi bồng bột vứt bỏ con sau khi sinh.
Nhiều ngày đi sâu vào các khu trọ công nhân, chúng tôi phát hiện rất nhiều khu trọ có cảnh nữ công nhân nuôi con một mình. Như vậy có thể tin rằng trong thế giới nữ công nhân còn rất nhiều cô gái xem trọng tình mẫu tử, sẵn sàng ngậm đắng, nuốt cay để bảo vệ sự sống cho con mình. Đây là những hình ảnh có thể "đánh thức" nhiều nữ công nhân đang có ý định vứt bỏ con như những trường hợp vừa qua.
Đừng để nữ công nhân đơn độc!
Để nữ công nhân không đơn độc khi gặp sự cố, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Bình Dương cho biết: "Chúng tôi cũng đã lập các CLB các nữ chủ nhà trọ. Các chị sẽ trở thành những người mẹ thứ 2 của các em. Các chị sẽ hướng dẫn, giúp đỡ cho các em khi các em gặp khó khăn. Ví dụ như có em có thai, trục trặc về quan hệ nam nữ thì nữ chủ nhà trọ sẽ động viên, giúp đỡ để làm thế nào các em có được chỗ dựa về mặt tinh thần tốt hơn".
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Bình Dương phản đối hiện tượng vứt bỏ con. Quyền sống của trẻ em cần được bảo vệ
Để tạo điều kiện cho công nhân làm việc, nuôi con, bà Mai Thị Dung, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, nói: "Ngành công nghiệp Bình Dương phát triển rất mạnh nên dân nhập cư trên dưới 700 ngàn người. Trong đó hơn 60% là nữ. Họ đã cống hiến cho sự tăng trưởng toàn diện của Bình Dương. Vì vậy chúng tôi đã đề nghị tỉnh nên có kinh phí lớn đầu tư xây dựng hạ tầng, trường lớp để chị em công nhân yên tâm gửi con vào mà làm việc. Đồng thời cần phải tăng cường công tác quản lý về mặt nhà nước để tránh xảy ra trường hợp bảo mẫu ngược đãi con công nhân như vừa qua ở tỉnh".
Liên quan đến việc nữ công nhân tự đẻ rồi vứt con vào thùng rác ở Bình Dương (xảy ra ngày 30/10), bác sĩ Trương Quốc Chương, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo, cho hay tên tuổi của nữ công nhân này không phải là Hồ Thị V. (19 tuổi, quê Nghệ An) mà là Hồ Thị L. (mới hơn 16 tuổi, quê Nghệ An). Lãnh đạo UBND phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, nơi L. tạm trú cũng xác nhận L. đã dùng giấy tờ tùy thân của chị ruột là Hồ Thị V. (19 tuổi) để xin vào làm công nhân may ở KCX Linh Trung cách đây hơn 1 năm.
"Rõ ràng là các doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động quá dễ dãi. Một người tí tuổi như vậy cũng có thể làm công nhân", bác sĩ Chương bức xúc.
Theo 24h
Sở Khanh "đại náo" khu công nghiệp Nhiều KCN 80 - 90% là nữ. Đây là mảnh đất béo bở để những anh chàng họ Sở tha hồ "cày bừa". Nạn chửa hoang, vứt con lan tràn ở KCN một phần cũng do sự mất cân bằng "âm dương". Nữ công nhân có quá ít cơ hội tìm bạn trai. Nên khi cơ hội đến, họ yêu chóng vánh, trao...