Nữ công nhân 20 năm bám trụ Sài thành với đôi chân “chấm phẩy”
20 năm bươn trải, vất vả bám trụ tại TP.HCM, chị Thanh vượt lên nỗi cô đơn, mặc cảm để làm việc, tự nuôi sống bản thân với đôi chân không được lành lặn như bao người.
Người phụ nữ giàu nghị lực ấy là chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1977), quê Nghệ An, đang làm việc tại Công Ty TNHH Sản suất Upgain (VN) Manufacturing ở Khu chế xuất Linh Trung (quận Thủ Đức, TP.HCM).
Người dân ở khu trọ công nhân gần chân cầu vượt Linh Xuân, trên quốc lộ 1K hướng về Bình Dương đã quá quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé trên chiếc xe 3 bánh, lăng lẽ sớm đi tối về một mình
Trong căn phòng nhỏ bài trí đơn giản và ngăn nắp, chị Thanh có vài ba bộ quần áo đi làm, mặc ở nhà và đi chơi, một chiếc giường, chiếc tivi nhỏ và đồ dùng nhà bếp… Bữa tối của chị cũng chỉ có chút trứng với rau cải thảo xào. Chị Thanh bảo, chị thích nấu ăn nhưng cuộc sống một mình nên nhiều khi qua loa cho xong bữa.
Chị Nguyễn Thị Thanh sống một mình trong căn nhà trọ với đôi chân teo tóp.
Chị chẳng thích kể lể về những khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời. Dường như 20 năm đi làm với bên chân bị tật, tự nuôi mình trải qua bao vất vả của cuộc sống, rất khó để ai đó có thể khiến chị mở lòng, dốc bầu tâm sự.
Chị Thanh bảo, bây giờ rất nhiều người trẻ tìm đến TP.HCM như một miền đất hứa để lập nghiệp, để theo đuổi ước mơ, nhưng với chị đó đơn thuần là một lựa chọn bắt buộc.
Sinh trong gia đình thuần nông có đông anh chị em, từ nhỏ, chị Thanh đã phụ gia đình làm đồng áng. Trong một lần đi làm đồng, chị gặp tai nạn lúc cắt cỏ khiến chân bị teo, chân cao chân thấp. Bạn bè nhiều người vô tâm còn trêu chọc, hễ nhìn thấy từ xa là hét lên “chấm phẩy, chấm phẩy!” khiến bao lần chị ứa nước mắt. Cũng như bao thanh niên trong xã thời đó, hơn 20 tuổi, chị bắt tàu vào Nam, bắt đầu cuộc sống mưu sinh một mình.
Video đang HOT
Xa quê, bươn trải ở thành phố lớn, 20 năm qua chị Thanh đều tự lập trong mọi việc.
Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng với một người con gái xa quê, không có bằng cấp lại tật nguyền. Tiền mang theo chỉ đủ để có một chỗ ngả lưng rách nát ở thành phố, chuỗi ngày chân cao chân thấp đi bộ tìm việc khó khăn vô cùng. Có thời điểm buồn quá, nhớ nhà, nhớ anh em nên chị về quê.
“Định rằng không đi nữa, ở nhà khoảng 1 năm, sau đó nghĩ ở nhà không làm ra tiền mà chân của mình như thế, ai nuôi nổi, tôi quyết định vào TP.HCM lần nữa. Lần này, tôi xin vào làm công nhân cho một công ty may tư nhân. Làm được khoảng 3 năm thì công ty phá sản, tôi thất nghiệp. Cuộc sống khó khăn vô cùng”, chị Thanh nhớ lại.
Được một người quen giới thiệu việc làm tại khu chế xuất, chị Thanh mừng lắm. Lúc đó không có xe, trong người còn 3 triệu đồng, chị quyết định thuê một phòng trọ khoảng 900.000 đồng, một cái giá khá đắt bởi nơi này gần, chị có thể đi bộ đi làm. Nhưng thời gian đó, chị mất giấy tờ gốc, về quê làm lại rất mất thời gian mà kinh tế đang khó khăn. May thay em gái chị đã làm đơn bảo lãnh, kể rõ hoàn cảnh khó khăn của chị…, cuối cùng chị Thanh được công ty nhận vào làm từ giữa năm 2006.
6 năm nỗ lực, chăm chỉ làm việc với đôi chân tật nguyền, dành dụm được hơn 20 triệu đồng, chị Thanh quyết định mua xe máy và nhờ người gắn thêm hai bánh để chị có thể tự chạy. Tưởng rằng mọi việc sẽ dễ dàng hơn, nhưng bất hạnh lại ập đến khi tai nạn tới, cú ngã xe khiến chị gãy hẳn một bên xương vai. Chị buộc phải về quê tại Nghệ An để vợ chồng anh trai chăm sóc.
“Khi tôi bị ngã, gãy xương đòn, anh trai tôi mắng. Mặc dù biết anh trai rất thương mình nhưng tôi không muốn phụ thuộc vào người thân, huống hồ anh trai tôi còn gia đình, vợ con và các cháu. Cho nên, sau 1 tháng cơ thể đã bình phục, tôi tiếp tục quay trở lại TP.HCM để làm việc”, chị Thanh kể.
Buổi tối, sau khi đã làm xong hết mọi việc, chị Thanh thường sử dụng điện thoại để đọc tin tức.
Nhắc đến chuyện tình cảm, chị Thanh trầm hẳn. Bao nhiêu năm độc thân, một mình chị cũng cần tìm kiếm hạnh phúc và được quan tâm, chăm sóc.
Tôi hỏi chị có từng thích ai không, hay muốn có gia đình nhỏ của mình trong những năm tháng sau này, chị Thanh buồn bã nói: “Làm gì mình có quyền thích ai hả em. Mình như thế, ai thương. Chẳng ai muốn gắn bó cuộc đời với người không lành lặn cả”.
Ngừng một lúc rồi chị nói tiếp: “Nhiều lúc nghĩ có ai góa vợ, hoặc chung hoàn cảnh với mình để mà cùng nhau nương tựa, chăm sóc nhau lúc ốm đau, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo. Một mình cũng được, nhưng những lúc ốm đau tủi lắm”.
Như bao người phụ nữ, chị Thanh mong hạnh phúc đến với mình. Khát khao giản dị của chị chỉ đơn giản là có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Những ngày lễ trong năm, chị Thanh mong muốn nhận được một lời chúc hay bông hoa để biết mình được yêu thương, trân trọng.
Cuộc sống vất vả, khó khăn không làm chị đánh mất hi vọng. Chị chia sẻ, bản thân đã mạnh mẽ hơn, ai đó có trêu chân chị “chấm phẩy”, chị vẫn có thể nở nụ cười chứ không “mít ướt” như ngày trước. Mỗi ngày, niềm vui và động lực sống của chị là công việc, là sau những ngày dài trong xưởng, trở về nhà được ngắm những đứa trẻ, cứ tíu tít chạy sang chơi mỗi khi thấy cửa mở.
Chị Thanh có ước mơ về hạnh phúc giản dị như bao người phụ nữ bình thường.
Sống ở thành phố tấp nập, khi mặt trời chiếu ánh nắng xuyên qua những tòa nhà cao tầng cũng là lúc người phụ nữ nhỏ bé hòa vào dòng người hối hả ngược xuôi đến công ty cho kịp giờ làm việc. Dù còn đó nhiều nỗi niềm, nhiều khó khăn nhưng chị Thanh vẫn tin cuộc sống còn nhiều niềm vui. Nếu có một món quà cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chị chỉ mong ông trời cho mình sức khoẻ để đi làm và có vốn dành dụm sau này.
Theo danviet.vn
Bác bảo vệ nhặt túi xách chứa 100 triệu: "Ai cũng làm thế thôi"
Nói về hành động tìm chủ nhân trao trả lại túi xách bên trong chứa 100 triệu đồng cùng tài sản có giá trị, bác bảo vệ ở tỉnh Bình Định cho rằng, trả lại tài sản cho người đánh mất là việc nên làm.
Ngày 17/2, tin từ Công an tỉnh Bình Định cho hay, Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Tây Bình Tây Sơn tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức biểu dương, khen thưởng cho tổ bảo vệ và cá nhân ông Trương Lê Dũng -Tổ trưởng bảo vệ vì đã có nghĩa cử cao đẹp, trả lại tài sản cho người đánh mất.
Theo thông tin ban đầu vụ việc, ngày 10/2 trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ ở khu vực tầng 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - Phần mở rộng, ông Trương Lê Dũng phát hiện một túi xách không chủ. Khi kiểm tra bên trong, có số tiền lớn và nữ trang, ông Dũng mang đến phòng chăm sóc khách hàng của bệnh viện giao cho cán bộ trực và đề nghị thông báo rộng rãi cho mọi người, ai mất đến nhận.
Sau khi đánh rơi tài sản, bà Huỳnh Thị Xuân (trú xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) đã đến báo sự việc mất túi xách. Kiểm tra, đối chứng thông tin của bà Xuân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định xác định bà Xuân là chủ sở hữu của chiếc túi xách cùng số tài sản (gồm 100 triệu đồng tiền mặt và chiếc vòng vàng trị giá 5 triệu đồng) nên mời bà nhận lại.
Bảo vệ Trương Lê Dũng trao trả tài sản cho người đánh mất.
"Ai ở vào tình huống của tôi cũng sẽ làm thế thôi, tài sản người ta mang đi để chữa bệnh, có khi liên quan đến sức khỏe, tính mạng. Mình không giúp gì được cho họ thì thôi, ai lại đi làm chuyện thất đức bao giờ", ông Dũng chia sẻ.
Trong quá trình công tác, ông Trương Lê Dũng được đánh giá là người luôn ứng xử giao tiếp lịch sự, thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong lúc đau ốm, cấp cứu nên được nhiều người mến phục. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên không vì thế mà ông Dũng cùng những đồng nghiệp nảy sinh lòng tham khi tình cờ nhặt được một số tiền vàng khá lớn.
Theo bà Huỳnh Thị Xuân, sau khi phát hiện mình để quên chiếc túi xách, tinh thần bà rất hoảng loạn vì bên trong chứa nhiều tài sản mang theo để đóng viện phí, chăm sóc con gái mới sinh. Hốt hoảng đi tìm, khi đến báo cáo sự việc với bệnh viện thì được các nhân viên ở đây cho biết, có bác bảo vệ vừa mang đến 1 chiếc túi xách tìm người đánh mất.
"Kiểm tra đối chiếu tôi thấy tiền vàng còn đủ cả, tôi cảm ơn các anh bảo vệ, cảm ơn bệnh viện nhiều lắm", bà Xuân nghẹn ngào nói.
Theo danviet.vn
Chiến sĩ trẻ trả lại ví người dân đánh rơi tại khu cách ly Trong lúc đi kiểm tra và dọn dẹp khu vực nhà tắm dành cho người dân ở khu vực cách ly, chiến sĩ trẻ Vương Văn Khoa đã nhặt được một chiếc ví da, trong đó có tiền cùng nhiều giấy tờ quan trọng. Ngay sau đó, chiếc ví đã được trả cho người đánh rơi. Sáng 16/2, chiến sĩ Vương Văn Khoa...