Nữ cố vấn gốc Việt đặc biệt trong phái đoàn Tổng thống Obama thăm Việt Nam
Sau hơn 36 năm rời quê hương, bà Elizabeth Phu đã quay trở lại Việt Nam với tư cách một công dân Hoa Kỳ, là cố vấn của Tổng thống Obama và có mặt trong phái đoàn công du của ông tới Việt Nam lần này.
Người phụ nữ gốc Việt 39 tuổi này là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bà Phu đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc với hai đời Tổng thống Mỹ là George Bush và Obama cùng các Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm và đương nhiệm trong vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ.
Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực.
Đối với Việt Nam, bà Phu là thành viên chủ chốt tham gia các công tác chuẩn bị, dàn xếp các thỏa thuận chính trị, kinh tế, quốc phòng trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước, cụ thể như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ thời gian vừa qua và chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Obama.
Bà Elizabeth Phu, cố vấn phụ trách Đông Nam Á và châu Đại Dương của Tổng thống Obama. Nguồn: AP
Trước khi tới Việt Nam, bà Phu cũng có nhiều dịp công du tới các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar hay Malaysia cùng Tổng thống Obama. Tại các nước này, bà có dịp thể hiện tiếng nói của mình về những chính sách của nước Mỹ, đặc biệt là chính sách đối với người tị nạn cũng như kể lại câu chuyện của bản thân và quá trình vươn lên khẳng định mình của một người từng là “người lạ” trên đất Mỹ.
Bà Elizabeth Phu từng nói: “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình”.
Trong chuyến đi tới Kuala Lumpur vào năm ngoái, bà Phu cùng các nhân viên Nhà Trắng có dịp ngồi dưới hàng ghế khán giả, lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama. Ông Obama đã nhắc lại nguồn gốc Đông Nam Á của mình, ông thậm chí còn nói được tiếng Indonesia và giải thích tại sao việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á lại quan trọng đến vậy. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà bà Phu là thành viên đóng vai trò chủ chốt.
“Khu vực Đông Nam Á là ngôi nhà của lòng nhân ái, với những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Và đó là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của tôi”, ông Obama khẳng định.
Trong những năm làm việc tại Nhà Trắng, bà Phu đã giúp ông Obama hình thành các chính sách ở Đông Nam Á, khu vực được Tổng thống Hoa Kỳ hướng đến để tạo dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược và thương mại.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Benjamin Rhodes, từng khẳng định trong chuyến thăm Malaysia năm ngoái cùng bà Phu: “Chúng tôi không đóng cửa đối với những người cần sự giúp đỡ và chúng tôi cần phải hỗ trợ các nước cũng đang chào đón người tị nạn như Malaysia, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không chỉ là một thông điệp nhân đạo mà còn là vì lợi ích của các quốc gia. Những người tị nạn đến từ các nước Đông Nam Á đã thành công tại Mỹ và đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ. Đó là những gì chúng tôi được hưởng lợi”.
Video đang HOT
Và câu chuyện của bà Elizabeth Phu chính là một dẫn chứng hùng hồn nhất mà chính quyền Hoa Kỳ muốn nhắc tới.
Bà tốt nghiệp trường trung học Miramonte ở Oakland và theo học tại ĐH UC Berkeley và UC San Diego. Trong ba năm trở lại đây, bà Phu đứng trong hàng ngũ các chuyên gia Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng và trở thành Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương.
Câu chuyện gia đình của bà Phu vào năm 1978 giờ đây được bà nhắc đến nhẹ nhàng như một kỷ niệm cũ. “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”, bà Phu chia sẻ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Los Angeles Times, một nhật báo được xuất bản tại Los Angeles, California và được phân phối ở khắp miền Tây nước Mỹ.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Quyền lực mềm Trung Quốc đe dọa vị trí số 1 của Mỹ
Trung Quốc đang tung ngàn tỷ USD để tài trợ tài chính, thương mại - đầu tư, xây dựng các định chế tài chính lớn, vốn do Mỹ, Nhật dẫn dắt. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và liên tiếp tung ngàn tỷ USD gây ảnh hưởng đến các nước Châu Á - Phi và Nam Mỹ... Điều này đã khiến Mỹ bị đe dọa mất đi vị trí số 1 thế giới
Chủ nợ của thế giới
Trung Quốc vừa xác nhận đã ký hợp đồng tín dụng đổi dầu với Venezuela. Phó Tổng thống phụ trách kinh tế của Venezuela Miguel Perez cũng thừa nhận các điều kiện, bao gồm kỳ hạn các khoản vay, lượng tiền và các điều kiện phi tài chính khác đã được 2 bên thông qua.
Đây được xem là một liều ô-xy cứu quốc gia Nam Mỹ này khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay, đồng thời là một bước đi nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa 2 bên và là một bước tiến của Trung Quốc tại khu vực Nam Mỹ. Trong khoảng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã cho Venezuela vay khoảng 50 tỷ USD.
Venezuela có tiền để tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ có dầu để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai. Tất nhiên, vào thời điểm giá dầu đang thấp như hiện nay, Venezuela sẽ phải trả nhiều dầu hơn cho Trung Quốc.
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Không chỉ Venezuela, các ngân hàng của Trung Quốc cho rất nhiều quốc gia Mỹ Latinh vay tiền, bao gồm cả Argentina và Ecuador. Đây đều là những quốc gia gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường tài chính toàn cầu.
Một báo cáo tháng 5/2016 trên CNN Money cho thấy Trung Quốc vẫn đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Trung Quốc đang nắm giữ khoản nợ của Mỹ trị giá khoảng 1.250 tỷ USD. Con số nói trên thực sự rất lớn nhưng xem ra không phải quá sức nếu nhìn vào kho dự trữ ngoại hối khoảng 3,3 ngàn tỷ USD của Bắc Kinh.
Nếu tính cả số trái phiếu mà Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) mua của Mỹ, Trung Quốc hiện nắm giữ số trái phiếu còn lớn hơn thế.
Với châu Phi, Trung Quốc đã tham gia sâu rộng vào công cuộc cải cách kinh tế của các quốc gia trong khu vực, thông qua cho vay, đầu tư và thương mại.
Theo BBC, tại hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - châu Phi hồi cuối 2015, Trung Quốc tuyên bố cung cấp cho châu Phi 60 tỷ USD vốn vay và viện trợ, bao gồm một số khoản vay không lãi suất, học bổng và hỗ trợ đào tạo, để giúp lục địa này phát triển.
AIIB là một bước tiến mới của Trung Quốc
Trước đó, Trung Quốc đã vượt qua cả Mỹ, Nhật, Pháp trong cả 2 lĩnh vực đầu tư và thương mại với lục địa đen. Riêng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có 7 chuyến thăm tới châu Phi, trong đó có 2 chuyến ở cương vị chủ tịch Trung Quốc.
Tấn công các định chế tài chính lớn
Song song với hoạt động cho vay, mua trái phiếu - làm chủ nợ của rất nhiều các quốc gia, từ nghèo tới giàu, trên thế giới, Trung Quốc cũng đã công khai bày tỏ ý định tăng cường "quyền lực mềm" ở châu Á, thông qua ngân hàng "đối thủ" WB, ADB.
Sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng (hoạt động từ đầu 2016) đã khiến Mỹ bị đe dọa mất đi vị trí số 1 thế giới. Trung Quốc lập AIIB lôi kéo cả thế giới trong khi bỏ rơi Mỹ.
AIIB được nhiều nhà phân tích tài chính toàn cầu xem là đối thủ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Mỹ và Nhật Bản, hai nước có nền kinh tế thứ nhất và thứ 3 toàn cầu đã không tham gia vào việc thành lập AIIB, nhưng đổi lại một loạt các quốc gia có sức mạnh tài chính khác như: Anh, Đức, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Úc là các cổ đông lớn. Tại AIIB, Trung Quốc chiếm hơn 30% cổ phần, nắm giữ hơn 26% quyền biểu quyết.
Nhiều nước bắt đầu lo ngại về gánh nặng nợ Trung Quốc.
Hồi cuối 2015, Trung Quốc tuyên bố sẽ cung cấp một khoản vay trị giá 10 tỷ USD cho các nước Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Những cam kết được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh việc mở rộng tầm ảnh hưởng ở các khu vực đang phát triển.
Trong khi Mỹ tỏ ra khó chịu vì các đồng minh xích lại gần Trung, thì Anh đã lặng lẽ tham gia AIIB, không tham vấn từ Mỹ. Nước Anh chủ trương thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc và hút thêm vốn đầu tư từ nước này.
Sự nổi lên của đồng Nhân dân tệ với việc được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế, ngang hàng với USD, euro, bảng Anh và Yên Nhật cũng là một bước đột phá đối với Trung Quốc trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Có thể thấy, sự chậm phát triển của một số khu vực tại châu Á, kém phát triển ở châu Phi và khủng hoảng tại Nam Mỹ và châu Âu đã tạo điều kiện Trung Quốc dễ dàng tung vốn làm chủ nợ khắp nơi với những điều kiện thuận lợi.
Tuy nhiên, nhiều cảnh bảo đã được các chuyên gia trên khắp thế giới đưa ra. Theo đó, nước Anh, hay các nước châu Phi, Mỹ Latinh nên thận trọng với những khoản vay, khoản đầu tư đến từ Trung Quốc.
Gần đây, một số nước châu Phi bắt đầu than phiền về lợi ích thực sự nhận về từ sự hợp tác với TQ. Nhiều nước cũng đã vỡ mộng và đã cảm thấy rõ gánh nặng của các khoản tài trợ của Trung Quốc.
V. Hà
Theo_VietNamNet
Nga dám vượt rào để lấy trọn 8 tỷ USD của Iran? Dù Iran đang là khách sộp với Nga khi đồng ý chi tới 8 tỉ USD để mua vũ khí nhưng cả Moskva và Tehran có dám thực hiện thương vụ này? Món hàng béo bở Hãng tin Sputnik dẫn lời của Phó Cục trưởng Cục Hợp tác công nghệ quân sự Liên bang Nga Aleksardr Vasilievich Fomin khẳng định, Moskva sẽ không...