Nữ chủ tiệm cầm đồ cho vay lãi… 155%/ năm
Biết rõ xe không chính chủ và không có giấy ủy quyền của chủ xe nhưng Nguyễn Thị Thịnh vẫn đồng ý cho anh Thắng cầm cố xe để lấy 10 triệu đồng với thỏa thuận lãi suất 4.000/1 triệu đồng/ ngày tương đương với lãi suất 155%/ năm, gấp gần 8 lần lãi suất tối đa cho phép.
Chủ cửa hiệu cầm đồ Nguyễn Thị Thịnh tại cơ quan công an. Ảnh: Công an tỉnh Quảng Ninh.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa bắt quả tang chủ cửa hiệu cầm đồ Xuân Thủy trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Khoảng 13h ngày 21/1, phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang tại hiệu cầm đồ Xuân Thủy thuộc tổ 2 khu 5 B phường Cẩm Trung, Cẩm Phả do chị Nguyễn Thị Thịnh (sinh năm 1986) làm chủ đang thu tiền gốc và lãi của anh Trần Văn Thắng (sinh năm 1986, trú tại tổ 1 khu 1 phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long).
Video đang HOT
Cơ quan chức năng xác định, ngày 18/1, do cần tiền tiêu xài cá nhân, anh Thắng đã mượn xe máy BKS 14S1 – 9245 của bạn mang đến cửa hiệu cầm đồ Xuân Thủy gặp chị Thịnh để cầm cố.
Biết rõ xe không chính chủ và không có giấy ủy quyền của chủ xe nhưng Nguyễn Thị Thịnh vẫn đồng ý cho anh Thắng cầm cố xe để lấy 10 triệu đồng với thỏa thuận lãi suất 4.000/1 triệu đồng/ ngày tương đương với lãi suất 155%/ năm, gấp gần 8 lần lãi suất tối đa cho phép.
Đến ngày 21/1, anh Thắng mang tiền gốc và lãi đến cho Thịnh để lấy lại xe thì bị bắt quả tang.
Khám xét các kho của hiệu cầm đồ Xuân Thủy, công an phát hiện 103 xe máy các loại trong đó 51 xe máy người đứng tên cầm cố không đứng tên chính chủ xe, 52 xe không có giấy tờ xe, 7 xe ô tô trong đó 3 xe đang thế chấp tại Ngân hàng, 2 xe không do chủ xe mang đi cầm cố, 2 xe không xuất trình được giấy tờ.
Lực lượng chức năng còn thu giữ nhiều giấy tờ, điện thoại, 370 triệu đồng tiền mặt và các giấy tờ sổ sách liên quan đến hoạt động cầm đồ của cửa hiệu.
P. Luật
Theo baophapluat
Bác sĩ Hoàng Công Lương tiếp tục bị đề nghị truy tố
Công an tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra bổ sung lần 3, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 7 bị can trong vụ án liên quan đến sự cố chạy thận tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 8 người tử vong.
Bị can Hoàng Công Lương. Ảnh: Đình Trường
Trong số này, có 2 bị can bị đề nghị truy tố về tội vô ý làm chết người là Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh và Hoàng Công Lương, bác sĩ BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trước đó, bác sĩ Hoàng Công Lương đã 3 lần bị thay đổi tội danh, từ "vi phạm quy định khám chữa bệnh", sau đó là "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và hiện là "vô ý làm chết người". 5 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm 4 người từng làm ở BVĐK tỉnh Hòa Bình: Trương Quý Dương, nguyên giám đốc; Hoàng Đình Khiếu, nguyên phó giám đốc; Trần Văn Thắng, nguyên trưởng phòng vật tư; Trần Văn Sơn, cán bộ phòng vật tư và ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn.
Theo kết luận điều tra, ngày 29.5.2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh Hòa Bình thì xảy ra sự cố y khoa khiến 8 người tử vong. Nguyên nhân được xác định là nguồn nước chạy thận không đảm bảo. Theo CQĐT, bị can Hoàng Công Lương là bác sĩ chịu trách nhiệm trong việc ra y lệnh cho 18 bệnh nhân ngày 29.5.2017; được đào tạo và có chứng chỉ về lọc máu; biết rõ nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng; hiểu quy trình và biết rõ hệ thống lọc nước RO số 2 vừa sửa chữa ngày 28.5.2017. Ngày xảy ra sự cố, hệ thống lọc nước RO số 2 vừa mới sửa chữa xong, phòng vật tư chưa nghiệm thu và làm thủ tục bàn giao cho đơn nguyên lọc máu; nước RO chưa được người có chuyên môn kiểm tra theo quy chế BV và chưa được trưởng khoa chỉ đạo. Tuy nhiên, bác sĩ Lương chỉ nghe 2 điều dưỡng viên báo cáo, đã ra y lệnh và xác nhận y lệnh của các bác sĩ khác để lọc thận cho bệnh nhân.
Cũng theo kết luận điều tra, ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn, ký hợp đồng 315 với BVĐK tỉnh Hòa Bình để sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 nhưng không trực tiếp thực hiện mà "bán" lại cho Công ty Trâm Anh của ông Bùi Mạnh Quốc. Cơ quan công an cho rằng, hành vi của ông Tuấn dẫn đến việc ông Quốc tự ý sử dụng hóa chất HF, HCl để sục rửa màng lọc dẫn đến tồn dư một lượng hóa chất lớn gấp nhiều lần mức cho phép, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Công an tỉnh Hòa Bình cho rằng, với vai trò phó giám đốc BV phụ trách phòng vật tư - thiết bị y tế, ông Hoàng Đình Khiếu đã vi phạm quy chế quản lý và sử dụng thiết bị. Bị can này chưa báo cáo để giám đốc giao hệ thống lọc nước RO cho cá nhân trong khoa hồi sức tích cực quản lý, sử dụng. Với công việc của trưởng khoa hồi sức tích cực, bị can Hoàng Đình Khiếu đã buông lỏng quản lý để cho đơn nguyên lọc máu sử dụng hệ thống lọc nước RO số 2 sau sửa chữa một cách tùy tiện khi chưa được nghiệm thu, bàn giao.
Sau khi vụ việc xảy ra, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố các bị can Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn, Bùi Mạnh Quốc và đưa ra xét xử phiên sơ thẩm hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo Thái Sơn (Thanh Niên)
Cố ý gây thương tích, nhóm nhân viên khách sạn Mường Thanh lĩnh án Chiều 17/10, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa phúc thẩm xét xử Trần Văn Thắng (SN 1981, trú tại Tp. Vinh, Nghệ An) và đồng bọn về tội "Cố ý gây thương tích". Các bị cáo gồm Trần Văn Thắng, Trần Văn Trung (SN 1995) và Dương Minh Đức cùng trú tại Nghĩa Đàn, Nghệ An; Phan Đức Chung (SN 1992), Nguyễn...