Nữ chủ tịch được Hà Văn Thắm “dựng lên” nhận cái kết đắng?
Vụ án Hà Văn Thắm ở giai đoạn trước có một người phụ nữ được đề nghị không xem xét trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong bản kết luận điều tra bổ sung mới đây, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã đề nghị truy tố chị này một tội danh thuộc nhóm tội về tham nhũng.
Hà Văn Thắm tại phiên tòa sơ thẩm lần 1 (Ảnh: Zing)
Đó là trường hợp của Hoàng Thị Hồng Tứ sinh năm 1983, quê Ninh Bình. Theo kết luận điều tra bổ sung, bị can Tứ tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, không có chuyên môn về tài chính – ngân hàng, được Hà Văn Thắm tiếp nhận làm công việc hành chính tại Văn phòng Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương ( Oceanbank).
Từ tháng 12.2008 đến tháng 5.2014, chị này được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật Công ty BSC. Dù đứng tên là người đại diện nhưng bị can Tứ không góp vốn, không tham gia quản lý, điều hành hoạt động tại Công ty BSC.
Tuy nhiên bị can này thực hiện theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm nên đã ký quyết định bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang làm Tổng giám đốc Công ty BSC đề điều hành các hoạt động của công ty.
Ngoài ra theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm và hướng dẫn của Giang, Hoàng Thị Hồng Tứ đã ký 97 hợp đồng dịch vụ để “thu phí” của khách hàng có nhu cầu vay vốn mua ngoại tệ tại Oceanbank tổng số tiền hơn 13,4 tỷ đồng.
Toàn bộ số thu phí sai quy định với số tiền hơn 13,4 tỷ đồng trên các hợp đồng dịch vụ được Hoàng Thị Hồng Tứ ký đã bị Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Tổng giám đốc Oceanbank chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng và Oceanbank.
Ở giai đoạn trước, khi phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm diễn ra (diễn ra tháng 2 và 3.2017, sau đó bị Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung), cơ quan tố tụng cho rằng, Hoàng Thị Hồng Tứ tuy là đại diện của Công ty BSC nên phải ký để hoàn thiện mà không biết bản chất và mục đích của hợp đồng. Chưa có tài liệu gì chứng minh chị này có tư lợi trong việc làm trên.
Quá trình điều tra, Hoàng Thị Hồng Tứ đã thành khẩn khai báo và tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, hoàn cảnh xuất thân trong gia đình có công với cách mạng và điều kiện đặc biệt khó khăn (bố đẻ là thương binh và 2 anh trai bị nhiễm chất độc da cam mất khả năng lao động – bản thân chị này cũng ly hôn đang phải chăm sóc hai con nhỏ) nên Cơ quan điều tra đề nghị không xem xét trách nhiệm hình sự với chị Tứ.
Video đang HOT
Tại bản kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra khẳng định hành vi nêu trên của Hoàng Thị Hồng Tứ phạm vào tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 280 Bộ luật hình sự, với vai trò giúp sức cho Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn nên bị can Tứ phải liên đới về số tiền hơn 13,4 tỷ đồng.
Theo Bộ luật hình sự, tội danh và hình phạt của điều 280 có khung hình phạt cao nhất là 20 năm hoặc chung thân nếu như số tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy từ chỗ không bị xem xét trách nhiệm hình sự đến nay Hoàng Thị Hồng Tứ phải đối diện việc truy tố vào tội danh có khung hình phạt nặng.
Theo Danviet
Hà Văn Thắm khai: Chủ trương chi lãi ngoài có từ thời "bầu" Kiên
Sáng nay (6/3), TAND TP Hà Nội tiếp tục tuần "đại phẫu" thứ hai đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank). Cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm khai, chủ trương chi lãi ngoài có từ thời "bầu" Kiên.
Hà Văn Thắm khai trước toà, việc chi lãi ngoài có từ thời vụ án "bầu" Kiên".
Mở đầu phiên xử tuần thứ hai là phần tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", HĐXX tiếp tục làm rõ việc chi tiền chăm sóc khách hàng. Theo đó, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Hà Văn Thắm thừa nhận có chủ trương chi lãi ngoài. Tuy nhiên với vai trò Chủ tịch, Thắm không nắm rõ chi tiết cụ thể.
Hà Văn Thắm thừa nhận việc chi lãi ngoài có từ thời vụ án "bầu" Kiên. Bị cáo này cho biết, khi xảy ra vụ án đối với Ngân hàng ACB của "bầu" Kiên, bị cáo có bằng chứng là cơ quan điều tra thông báo vào thời điểm đó có 29 ngân hàng chi tiền chăm sóc khách hàng vượt trần lãi suất, trong đó có Ocenbank.
Vấn đề này, cựu Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Thu trình bày, việc chi lãi ngoài chia làm hai phần, một là chăm sóc khách hàng lớn thì có một số người trực tiếp thực hiện như bị cáo Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Thị Minh Phương, cựu Phó Tổng giám đốc. Đa số khách hàng lớn là các công ty thuộc ngành dầu khí. Ngoài ra, tiền chi chăm sóc còn thực hiện đối với các cá nhân.
Toàn cảnh phiên toà đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank.
Các bị cáo hầu hết là Giám đốc chi nhánh ngân hàng tại các địa phương đều thừa nhận việc chi lãi ngoài là có thật, nhưng đều thực hiện theo chủ trương có từ trước của Ngân hàng Oceanbank.
Bị cáo Lưu Hồng Văn, Giám đốc chi nhánh Hà Đông khai rằng, khi bị cáo về tiếp nhận chức vụ tại chi nhánh Hà Đông thì đã thấy có chủ trương rồi, bị cáo truyền đạt cho đầu mối nhận và chi tiền, bị cáo không tham gia, không biết tiền về lúc nào và chi lúc nào.
Tương tự cựu Giám đốc Chi nhánh Hà Đông, Lê Bảo Kiên (cựu Giám đốc Chi nhánh Hoàn Kiếm) cũng cho rằng, khi bị cáo về nắm quyền thì chủ trương chi lãi ngoài đã có từ trước, bị cáo chỉ truyền đạt lại theo ngành dọc thì các nhân viên sẽ tự chi trả.
Ngoài bị cáo Văn, bị cáo Kiên, tất cả các Giám đốc Chi nhánh Oceanbank tại các địa phương khi được Chủ toạ hỏi về chủ trương chi lãi ngoài thì đều khẳng định đó là chủ trương có sẵn và các bị cáo về tiếp quản chỉ biết như vậy và tiếp tục thực hiện.
Đại diện Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) khẳng định, các cá nhân của PVN đã làm đúng trách nhiệm của mình.
Cũng trong sáng nay, Chủ toạ đã truy vấn về trách nhiệm cá nhân đại diện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi góp vốn tại Oceanbank. Theo đó, đại diện Tập đoàn PVN cho biết, theo điều lệ của PVN thì những người đại diện vốn góp của Tập đoàn tại Oceanbank đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm. Người đại diện cũng không có trách nhiệm phán xét trách nhiệm của họ. "Việc xác định trách nhiệm thuộc về HĐXX", người đại diện cho hay.
Về vấn đề chi lãi ngoài hợp đồng, sáng nay, tòa triệu tập hàng loạt cán bộ, nhân viên Oceanbank tại các chi nhánh. Đại diện Phòng giao dịch Đông Đô cho biết, tháng 6/2012 đã tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài khi còn làm việc tại Chi nhánh Hà Đông.
Theo nhân viên Oceanbank, chủ trương đó tiếp tục được thực hiện khi chuyển về làm việc tại phòng giao dịch Đông Đô. Nữ nhân viên Ngân hàng chi khoảng 200 triệu đồng cho các khách hàng cá nhân. Việc chi lãi ngoài được hướng dẫn bởi ban kế toán của Hội sở Ngân hàng. Giám đốc Phòng giao dịch Hà Đông là người trực tiếp phân công nhiệm vụ.
Đại diện PVEP
Trước HĐXX, bị cáo Nguyễn Trà My, cựu PGĐ Oceanbank Chi nhánh Thăng Long khai đã chi cho Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) tổng số tiền 11 tỷ đồng.
Tuy nhiên đại diện của PVEP tỏ ra khá ngạc nhiên trước lời khai của bị cáo My. "Nghe bị cáo nói, tôi rất ngạc nhiên", người đại diện cho hay. Theo người đại diện PVEP, đơn vị này không làm việc với chị Trà My. Người này cũng cho biết, họ nhiều lần gửi tiền vào Oceanbank. Có những hợp đồng đến 200 tỷ đồng, hợp đồng bình thường cũng khoảng 5 tỷ đồng.
"Tôi khẳng định từ tháng 9/2011-2014 tôi không nhận bất cứ khoản tiền nào của Oceanbank", người đại diện trình bày.Tuy nhiên, cựu PGĐ ngân hàng Nguyễn Trà My tiếp tục khẳng định trực tiếp chi trả lãi ngoài cho PVEP. Mỗi lần đưa tiền không quá 30 giây.
Chiều nay 6/3, HĐXX tiếp tục phiên xử.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Xét xử đại án Oceanbank: Các "mỹ nhân" kể tội Hà Văn Thắm Bước sang ngày xét xử thứ tư về phần tội "Cố ý làm trái quy định cuẩ nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", trong đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Nguyễn Thị Kiều Liên, cựu Chủ tịch Chi nhánh Vũng Tàu khai rằng do tin tưởng "sếp" nên mới làm như vậy. Nguyễn Thị Kiều Liên,...