Nữ chính trị gia để ngực trần nhắc cử tri bỏ phiếu đúng luật
Bethany Hallam, ủy viên hội đồng hạt Allegheny, bang Pennsylvania, cùng hai nữ đồng nghiệp để ngực trần nhằm nhắc cử tri bỏ phiếu qua thư đúng cách.
“Bạn có muốn khỏa thân để cứu nền dân chủ không?”, ủy viên hội đồng Olivia Bennett hôm 29/9 thuật lại lời đề nghị của Hallam vài ngày trước. “Tôi trả lời: OK thôi!”.
Hai nữ chính trị gia mời thêm Emily Kinkead, người đang chạy đua vào hạ viện bang Pennsylvania, cùng cởi áo trước ống kính và che phần ngực trần bằng ba hình ảnh hướng dẫn cách bỏ phiếu, gồm: điền lựa chọn của mình vào lá phiếu, bỏ lá phiếu vào phong bì bảo mật, rồi điền thông tin trên tờ khai cử tri và bỏ tất cả vào một phong bì khác có ghi địa chỉ đã được gửi đến cho họ. Hallam sau đó đăng ảnh “hướng dẫn” lên mạng xã hội.
Theo quy định của bang Pennsylvania, nếu cử tri bỏ phiếu qua thư mà không đặt lá phiếu vào một phong bì bảo mật, sau đó tiếp tục bỏ vào một lớp phong bì bọc ngoài có ghi địa chỉ, lá phiếu sẽ được tính là “lá phiếu trần” và bị loại.
Lần lượt từ trái qua: Emily Kinkead, Olivia Bennett và Bethany Hallam, chụp ảnh ngực trần nhằm hướng dẫn cử tri bỏ phiếu qua thư đúng cách. Ảnh: Twitter/Bethany Hallam.
Video đang HOT
Hallam, người nảy ra ý tưởng trên, cho rằng cách tốt nhất để nhắc nhở cử tri Pennsylvania, một bang trong những bang chiến trường quan trọng, bỏ phiếu đúng quy định là thực hiện một hành động vừa mang nghĩa đen, vừa có tính thông điệp. Hallam giải thích cô đã nảy ra ý tưởng khi nghe thuật ngữ “lá phiếu trần” và quyết định thu hút sự chú ý của cử tri với tư cách là một nữ chính trị gia.
Pennsylvania thường không cho phép bỏ phiếu hàng loạt qua thư, cùng với quy định hai phong bì, giới chức bầu cử cảnh báo 100.000 phiếu bầu qua thư ở bang này có thể bị coi là “lá phiếu trần” không hợp lệ.
Hallam là nữ đảng viên Dân chủ của hội đồng hạt Allegheny và ủng hộ ứng viên Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Năm 2016, Trump giành chiến thắng tại Pennsylvania nhờ hơn bà Hillary Clinton 44.000 phiếu bầu. Bang này là bang chiến trường quan trọng với 20 phiếu đại cử tri.
Nữ chính trị gia cho biết cô hy vọng mọi phiếu bầu qua thư năm nay đều đúng luật và đã mời một số đảng viên Dân chủ khác tham gia kế hoạch “nhắc nhở” cử tri bằng hành động tương tự. Cô còn mời các đảng viên Cộng hòa tham gia, nhưng chưa có người nào đồng ý.
Cuộc tranh luận đầu tiên của Trump và Biden diễn ra hôm 29/9 (sáng nay giờ Hà Nội) tại Cleveland, bang Ohio, tập trung vào 6 chủ đề. Tuy nhiên, tranh luận lần này bị đánh giá là “hỗn loạn”. Hai ứng viên dành quá nhiều thời gian để công kích lẫn nhau, khiến họ không trình bày rõ ràng được các khác biệt về chính sách, trong khi đây mới là điều các cử tri chưa quyết định cần nghe.
Cứ 10 người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên thì có 6 người nói Biden đã làm tốt hơn Trump, theo khảo sát của CNN.
Tiến sĩ nghiên cứu nCoV bị bắn chết do tình tay ba
Cảnh sát nhận định tiến sĩ gốc Hoa Bing Liu bị bắn chết ở Pennsylvania do mâu thuẫn tình ái, không liên quan đến công trình nghiên cứu về nCoV.
Cảnh sát thị trấn Ross, hạt Allegheny, bang Pennsylvania, ngày 6/5 cho biết Bing Liu, nhà nghiên cứu 37 tuổi của Đại học Pittsburgh, người bị bắn chết trong vụ nổ súng hôm 2/5, đã có mâu thuẫn tình ái tay ba từ lâu với nghi phạm. Cảnh sát không cung cấp thêm thông tin chi tiết về mối quan hệ này.
Liu, người có bố mẹ đang sống ở Trung Quốc, bị Hao Gu, 46 tuổi, bắn nhiều phát tại nhà riêng ở thị trấn Ross. Gu sau đó quay lại ôtô và nổ súng tự sát. Ban đầu có những đồn đoán cho rằng vụ giết người liên quan tới công trình nghiên cứu về nCoV của Liu, nhưng cảnh sát bác bỏ giả thuyết này.
"Chúng tôi không phát hiện bằng chứng nào cho thấy sự việc liên quan đến bất kỳ công trình nghiên cứu nào đang được thực hiện ở Đại học Pittsburgh và cuộc khủng hoảng y tế đang ảnh hưởng đến nước Mỹ cũng như thế giới", thám tử Brian Kolhepp nói.
Cảnh sát thị trấn Ross cho biết cả Liu và Gu đều không phải công dân Mỹ, nên cuộc điều tra sẽ được chuyển lên cơ quan điều tra bang.
Tiến sĩ Bing Liu. Ảnh: Đại học Pittsburgh
Theo các đồng nghiệp, Liu sắp có những phát hiện rất quan trọng về nCoV, virus gây ra đại dịch khiến hơn 3,8 triệu người nhiễm, hơn 260.000 người chết trên toàn cầu. Liu đã gần xác định được cơ chế tế bào gây ra sự lây nhiễm của nCoV và cơ sở tế bào của các biến chứng sau đó.
"Chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn thành những gì anh ấy đã khởi đầu để bày tỏ thành kính trước công việc nghiên cứu khoa học xuất sắc của anh ấy", trường đại học Pittsburgh cho hay trong một thông cáo. "Sự ra đi của anh là mất mát đối với toàn thể cộng đồng khoa học".
Liu lấy bằng cử nhân và tiến sĩ về khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore, sau đó học tiến sĩ tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh.
Ivet Bahar, trưởng khoa Sinh học Hệ thống và Điện toán của trường Y khoa thuộc đại học Pittsburgh, ca ngợi Liu là một nhà nghiên cứu tài năng, vô cùng thông minh và chăm chỉ.
"Anh ấy đã đóng góp cho nhiều dự án khoa học, xuất bản nhiều bài báo chuyên môn cao. Anh ấy là người mà tất cả chúng tôi đều yêu mến, một người rất lịch thiệp, tốt bụng, tử tế, hào phóng", ông Bahar nói. "Tất cả chúng tôi đều bàng hoàng trước những gì xảy ra với anh ấy. Đó là chuyện không ngờ tới".
Liu đã kết hôn nhưng chưa có con. Vợ nạn nhân không có mặt ở nhà vào thời điểm trên. Nghi phạm giết người cũng đã kết hôn và là một kỹ sư phần mềm.
Cử tri dao động - 'thế lực' định đoạt bầu cử Mỹ Ba cuộc tranh luận tổng thống sắp tới có thể giúp vợ chồng Karen - Marlin Boltz cân nhắc bầu cho Trump hay Biden. Hiện tại, họ chưa thể quyết định. 4 năm trước, hai vợ chồng bầu cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, nhưng 4 năm qua, họ không chịu được cách ông khiến đất nước bị chia rẽ và...