Nữ cán bộ tư pháp phường Thanh Nhàn kể chuyện tiếp công dân xăm trổ, tay cầm hồ sơ bệnh án nhiễm HIV
Gần 10 năm công tác tại phường Thanh Nhàn ( quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội), chị Nguyễn Thị Hồng Minh (SN 1981) đảm đương xử lý rất nhiều đầu việc liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính của công dân. Trong đó, không ít trường hợp chị phải “lên dây cót” tinh thần và nhanh trí xử lý tình huống tiếp công dân “đặc biệt”.
Chị Nguyễn Thị Hồng Minh tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận Một cửa phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng).
Người dân đưa thẳng 20 triệu đồng để “chạy” hồ sơ nuôi con
Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, chị Minh về công tác tại phường Thanh Nhàn. Được phân công phụ trách công tác tư pháp, hộ tịch, chị phải đảm đương từ công tác chứng thực, khai sinh, khai tử, kết hôn cho đến tiếp công dân, hòa giải vụ việc, kiểm soát các thủ tục hành chính…
Trong bất kỳ công việc nào, chị Minh đều làm việc nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao với mong muốn giải quyết nhanh nhất các thủ tục giấy tờ cho người dân.
Mỗi khi nhận được tin ở bệnh viện có cháu bé bị bỏ rơi, chị Minh nhanh chóng phối hợp với Công an phường và bệnh viện để làm thủ tục khai sinh cho các cháu. Trong đó, năm 2016, sau khi làm thủ tục khai sinh cho cháu bé bị bỏ rơi ở bệnh viện Thanh Nhàn, chị có trách nhiệm thông báo và hoàn thiện thủ tục nhận con nuôi.
Biết tin, nhiều gia đình hiếm muộn đến xin nhận con nuôi. Cùng một lúc, có đến 3 gia đình mong muốn nhận cháu bé về chăm sóc. Chị Minh chia sẻ: “1 trong 3 gia đình đã trực tiếp gửi tôi 20 triệu đồng, nhờ tôi hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để đứa bé được làm con. Bản thân thời điểm đó, gia đình này còn vướng rất nhiều hồ sơ như chứng minh thư hết hạn, thủ tục cung cấp về tình trạng hôn nhân chưa có…”.
Trước hoàn cảnh này, chị Minh thẳng thắn: “Về đạo đức của mỗi người, tôi cũng không cam tâm làm điều đó. Gia đình khác đã hoàn thiện thủ tục nhận nuôi, có lẽ cháu bé có duyên với gia đình đó. Nếu mình thay đổi, có thể thay đổi cả cuộc đời của một con người. Về đạo đức công vụ, chúng tôi cực kỳ nghiêm cấm”.
Tiếp công dân “đặc biệt”
Video đang HOT
Tại phường Thanh Nhàn, vấn đề tranh chấp, đơn thư rất nhiều. Hằng ngày, chị Minh tiếp xúc với nhiều đầu việc từ nhiều đối tượng công dân khác nhau. Tuy nhiên, không ít thành phần “ xã hội đen” ra mặt tại phường. Bằng kinh nghiệm của mình, chị Minh rèn luyện bản lĩnh, sự cứng cỏi để trao đổi, trả lời công dân.
Chị Minh nhớ lại: “Đến giờ, tôi vẫn không quên trường hợp tiếp một công dân xăm trổ đầy mình, tháp tùng theo sau phải có 3-4 người. Trước đó, họ có hoạt động xây dựng trái phép trên địa bàn. Khi phường ban hành các quyết định vi phạm hành chính, họ có khiếu nại, kiến nghị nhưng hơn hết muốn thị uy, đe dọa với phường”.
Ngay khi cán bộ vào phòng tiếp dân, người này ném thẳng xuống bàn hồ sơ bệnh án HIV giai đoạn cuối. Chia sẻ cảm xúc lúc đó, chị Minh cho biết: “Thực tế, cảm giác sợ là có sợ. Tuy nhiên, tôi vẫn phải cố gắng giữ bình tĩnh và làm việc trực tiếp đương sự liên quan, công dân khác sẽ mời ra ngoài”.
Nhanh trí, chị Minh báo cáo ngay lãnh đạo và các bộ phận khác của phường “cứu cánh” khi có vấn đề bất thường xảy ra. Nhờ có sự báo cáo và phối hợp kịp thời, công an phường đã cử người cùng chị Minh để tiếp công dân “đặc biệt” này.
Chị Minh chia sẻ: “Gặp những công dân này, mình cũng phải cứng rắn. Sau đó, giải quyết theo đúng quy định của Nhà nước. Nhờ sự thuyết phục, đối tượng cũng thay đổi từ việc phản bác lại quyết định cưỡng chế thì công dân xin phép tự tháo dỡ công trình vi phạm”.
Nhiều người có cái nhìn chưa đúng đắn về người cán bộ công chức như họ chỉ hành là chính và chỉ cần phong bì sẽ giải quyết các thủ tục nhanh gọn… Đối với chị Minh, những “định kiến” đó như bị xóa nhòa vì tinh thần trách nhiệm của chị với công việc.
Chị Minh muốn gửi gắm: “Để người dân có sự tin tưởng, bản thân mỗi người công chức phải làm hết trách nhiệm của mình. Khi làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân mà chưa hết sức, thì chắc chắn người dân còn vướng mắc, đi lại nhiều lần và không tránh được những bức xúc”.
LÊ HOA
Theo LĐO
Vì đâu dân khó kiện "quan"?
Lãnh đạo chính quyền không chịu đối thoại với dân, cán bộ tư pháp nể nang, ngại va chạm, người dân khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, tài liệu...là những nguyên nhân khiến con đường "dân kiện quan" rất gian nan.
Phien hop toan the lần thứ 10 cua Ủy ban Tu phap Quốc hội
Không đối thoại vì "bận công tác"
Ngày 22/8, Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể cho ý kiến về Dự thảo báo cáo giám sát "Việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính, thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND, UBND".
Trình bày dự thảo báo cáo, Uỷ viên Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy cho biết, qua báo cáo của Chính phủ, các cơ quan tư pháp T.Ư và kết quả trực tiếp giám sát tại 10 địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy, Chủ tịch UBND, UBND nhiều địa phương chưa chấp hành nghiêm túc quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015. Điển hình, tỷ lệ Chủ tịch UBND và người đại diện UBND không tham gia đối thoại, không tham gia phiên tòa có xu hướng ngày càng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước (năm 2015 10,71%; năm 2016 21,93%; năm 2017 31,69%). Thậm chí có những địa phương, Chủ tịch UBND làm văn bản ủy quyền thường xuyên cho Phó chủ tịch tham gia tố tụng, sau đó, Phó chủ tịch cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên tòa nào.
Tại TP Hà Nội, trong 3 năm, TAND TP xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND TP tham gia tố tụng. Tại TP.HCM, năm 2017 có 260/260 vụ (chiếm 100%) không tổ chức đối thoại được do Chủ tịch UBND và đại diện UBND vắng mặt tại TAND TP. Lý do được đưa ra hầu hết do "bận công tác".
Người dân luôn ở thế yếu
Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, án hành chính là loại án có tỷ lệ giải quyết thấp nhất. Trong đó có những vướng mắc lớn do nguyên nhân như người dân tham gia vụ kiện khó có điều kiện thu thập thông tin hơn chính quyền nên khi kiện ra tòa thường ở thế yếu. Bên cạnh đó, Luật quy định chính quyền phải đối thoại trước khi tòa thụ lý thì nhiều nơi không đối thoại nên tòa không thụ lý được, phải đề nghị người dân về đối thoại. Về tỷ lệ Chủ tịch các UBND tham gia tại phiên tòa rất thấp, ông Bình cho rằng: "Cũng nên chia sẻ với các chủ tịch, vì nếu theo đúng luật, các đồng chí này sẽ phải tham dự toà liên tục. Như ở TP.HCM và Hà Nội mỗi năm có khoảng 2.000 vụ, mỗi ngày phải xử 3 vụ thì ông chủ tịch, phó chủ tịch chỉ ăn rồi hầu tòa thôi".
Ông Bình đồng tình với kiến nghị của đoàn giám sát về việc quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền trong giải quyết án hành chính. Cùng với đó, xem xét tính hợp lý của luật, đặc biệt cơ chế giám sát trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người dân, trách nhiệm tham gia tố tụng của lãnh đạo chính quyền tỉnh.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng nhắc đến sự bất bình đẳng trong quá trình người dân đi thu thập tài liệu để chứng minh cho quan điểm khởi kiện của mình. Về việc đối thoại với dân, bà Nga dẫn chứng ở TP.HCM, 3 năm có 260 vụ án hành chính nhưng chính quyền không tham gia đối thoại, tham dự phiên toà của bất cứ một vụ nào. "Chẳng lẽ trong ba năm trời ở một thành phố lớn không cử được một đồng chí nào cả? Chúng tôi xem tivi thấy các đồng chí đi khởi công, đi động thổ, đi dự cuộc hội nghị ngành nọ, ngành kia cũng đi được, sao không tham gia đối thoại vài vụ?", bà Nga đặt câu hỏi.
Lệ thuộc nên "bất lực"?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương nhận định, bức tranh yếu kém thể hiện ở việc ban hành các quy định thì trái pháp luật, nếu có khiếu nại thì không đối thoại, không xem xét; dân kiện ra tòa thì không tham gia phiên tòa; tòa phán quyết thì không thực hiện. Đây là sự coi thường, bất chấp pháp luật. Nhiều nguyên nhân chủ quan được nêu ra là do năng lực, trình độ hạn chế của cán bộ công chức khi tham mưu nên ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật..., song ông Cương cho rằng chưa đủ, mà còn do "cán bộ dốt và có tiêu cực".
Về tâm lý nể nang, ngại va chạm, theo ông Cương cũng có cái khó vì với cơ chế như hiện nay, hầu hết Viện trưởng VKS và Chánh án TAND cấp tỉnh là ủy viên, đến khi bổ nhiệm xem xét phải xin ý kiến của Thường vụ nên "ngại, thậm chí là sợ, mong được yên thân".
Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Mai Bộ (hiện vẫn là thẩm phán cấp cao) chia sẻ những "cái khó" của ngành toà án, trong đó có lý do bị lệ thuộc nên "bất lực", thậm chí có cá nhân lợi dụng chức vụ làm khó cán bộ xét xử án hành chính. Theo ông Bộ, nếu không chấn chỉnh thì án hành chính sẽ vẫn cứ "đì đẹt" mãi.
Phó ban Nội chính T.Ư Nguyễn Thái Học nhắc đến yếu tố chủ quan khi có việc ngại va chạm trong quá trình thực hiện việc kiểm sát, xét xử, thi hành án. Theo ông Học, đã đến lúc cần phải có chỉ đạo để chấm dứt sự can thiệp trái pháp luật của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp.
Liên quan đến việc thi hành án, còn 36 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được Chủ tịch UBND và UBND thi hành, gây bức xúc cho người được thi hành án, dẫn đến tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện phức tạp. Thậm chí có bản án có hiệu lực từ 2011 đến nay nhưng vẫn chưa được thi hành.
Về phía cơ quan thi hành án, hạn chế lớn nhất là việc ngại va chạm với chính quyền địa phương. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong ba năm (2015-2017), 100% trường hợp Chủ tịch UBND và UBND không chấp hành án nhưng cơ quan thi hành án đều không có văn bản kiến nghị xử lý trách nhiệm những người này.
Hoài Thu
Theo baogiaothong
Nam cán bộ tư pháp treo cổ sau vườn nhà Buổi sáng vị cán bộ tư pháp xã vẫn đi làm bình thường nhưng đến trưa cùng ngày gia đình phát hiện người này đã treo cổ tự tử phía sau vườn nhà. Chiều 30/7, đại diện UBND xã Phú Lộc, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) xác nhận, anh Lê Văn H. (SN 1974) - cán bộ tư pháp của xã vừa được...