Nữ blogger chia sẻ bài học tài chính vô giá mà cô đã học được từ cuộc hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ mình
Hãy luôn tự lập về tài chính và có phương án dự phòng cho những tình huống xấu nhất để đảm bảo dù hôn nhân đổ vỡ, bạn vẫn có thể xoay xở một mình.
Trước đây Melanie Allen đã đọc được một bài blog về kế hoạch nghỉ hưu không ổn định mà nhiều phụ nữ dựa vào – một người chồng. Bài đăng đó in sâu vào trí nhớ của cô, và phần lớn là vì bài học quý giá mà mẹ cô đã dạy cô về tiền bạc.
Melanie Allen rất yêu mẹ. Mẹ của cô rất ngọt ngào, quan tâm và bà đã luôn dạy cô phải đối xử tốt với động vật và những người kém may mắn hơn mình. Bà không có bất kỳ mục tiêu thực sự nào ngoài vai trò làm mẹ, nhưng bà là một người mẹ tuyệt vời.
Mẹ của cô đã làm điều mà rất nhiều phụ nữ trẻ vào cuối những năm 70/ đầu những năm 80 đã làm. Bà lấy chồng và ở nhà chăm con.
Những người phụ nữ đầu những năm 80 đổ về trước thường ở nhà nội trợ và chăm con. Ảnh minh họa
Thật không may cho bà, làm mẹ đồng nghĩa với việc bà không được trả bất cứ đồng lương nào và câu chuyện của bà là một trong những lý do chính khiến Melanie Allen quyết định cố gắng độc lập tài chính sau này.
Bố mẹ cô kết hôn và có con gái đầu lòng khi còn khá trẻ. Ngay sau đó, anh trai và Melanie Allen nối tiếp nhau chào đời trong hai năm liên tiếp – cha mẹ cô đã có 3 con nhỏ trước khi bước sang tuổi 30.
Trong 10-12 năm đầu đời, mẹ cô ở nhà chăm con và bố cô thì đi bán bảo hiểm. Sau đó vì không hài lòng với công việc, bố cô quyết định nghỉ làm và cùng mẹ cô xây dựng dịch vụ chuyển phát tờ rơi của riêng mình. Ban đầu nó chỉ là những tờ rơi quảng cáo, nhưng sau đó đã mở rộng sang lĩnh vực giao báo khi bố cô ký được một hợp đồng tuyệt vời với một tờ báo địa phương.
Gia đình cô bận rộn với việc chuyển phát tờ rơi và báo thời đó. Ảnh minh họa
Mẹ cô đã dành rất nhiều thời gian và công sức cho công việc kinh doanh. Bà giúp giữ sách, điều hành một số máy móc, ra ngoài giao giấy tờ cùng với các con. Công việc rất vất vả, nhưng mẹ cô hài lòng khi tất cả các thành viên trong gia đình đều nỗ lực.
Video đang HOT
Mẹ cô luôn hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình mặc dù công việc kinh doanh và chăm sóc con cái rất vất vả. Ảnh minh họa
Rồi một ngày, tưởng chừng như không đâu vào đâu, tất cả tan vỡ. Bố cô ngoại tình, sau khi mẹ cô biết chuyện, ông ấy đã dọn ra khỏi nhà. Bố cô đã ngừng trả tiền thế chấp và tập trung vào việc điều hành công việc kinh doanh (do một mình ông đứng tên).
Cuộc hôn nhân đã kết thúc mà không hề báo trước khi mẹ Melanie Allen phát hiện ra bố cô ngoại tình. Ảnh minh họa
Thật không may, không có thu nhập từ kinh doanh, mẹ cô không thể theo kịp khoản thế chấp. Cha mẹ cô không bao giờ lập ngân sách tốt hay tiết kiệm bất kỳ khoản tiền nào, vì vậy bà không có bất kỳ loại quỹ khẩn cấp nào để dự phòng để trả các hóa đơn mỗi tháng.
Ngoài ra, do bà đã ở nhà quá lâu và không có kỹ năng làm việc nào nổi bật để có thể xin việc dễ dàng. Bà được nhận cho một công việc dọn dẹp cũi ở một cửa hàng thú cưng, nhưng số tiền đó chỉ đủ để chi trả tiền điện. Việc tái cấp vốn cho căn nhà do bà đứng tên một mình là không thể và không có đủ giá trị tài sản để có thể bán căn nhà đi với mức giá tốt.
Cuối cùng, cha mẹ cô quyết định khai phá sản và để căn nhà bị tịch thu. May mắn là mẹ cô đã có thể ở đó khá lâu cho đến khi ngân hàng tiến hành thủ tục tịch thu tài sản.
Trong suốt 8 tháng ròng rã, bà đã luôn cố gắng tìm cách ở gần những đứa con của mình. Nhưng chi phí sinh hoạt ở thành phố nơi bố cô sống quá cao, cuối cùng bà chuyển về gần nhà ông bà ngoại của cô và nhận sự giúp đỡ của họ. Khi đó anh chị cô đang học đại học và cô cũng chuẩn bị kết thúc chương trình học phổ thông, vì vậy cô chỉ có thể ở cùng bố.
Mặc dù mẹ cô không trực tiếp dạy cô bất cứ điều gì về tiền bạc, nhưng câu chuyện của bà là một bài học quý giá. Cô cũng học được rằng người duy nhất cô có thể dựa vào là chính mình – luôn có thu nhập của riêng mình và quản lý chi tiêu thật tốt.
Chúng ta đều không thể dựa vào ai ngoại trừ chính mình. Chính vì vậy, hãy luôn có nguồn thu nhập để có thể độc lập về tài chính. Ảnh minh họa
Mẹ cô nghĩ rằng cuộc hôn nhân của bà sẽ kéo dài mãi mãi và phụ thuộc vào cha cô để xử lý tài chính. Bà đã không nhận ra những thay đổi về tài chính của chồng cũng như quan điểm hôn nhân của chồng và bà khác nhau.
Tất nhiên, đó là một quan điểm hoài nghi, nhưng cô đã học được rằng ngay cả khi kết hôn, cô vẫn sẽ luôn phải tính đường lui cho mình. Mẹ cô đã rất khó chịu vì đã tin tưởng nhầm người trong vấn đề tài chính và đó là tấm gương của cô để không làm như vậy.
Làm việc cho hơn 100 gia đình, giúp việc đã chỉ ra 6 sai lầm ảnh hưởng tai hại đến con mà nhiều cha mẹ mắc phải
Từng làm việc cho hơn 100 gia đình, một bảo mẫu người Mỹ có kinh nghiệm 15 năm gần đây đã gây sốt trên cộng đồng mạng khi chia sẻ những sai lầm mà hầu như cha mẹ nào cũng mắc phải khi nuôi con trong suốt quá trình làm việc của bà.
Người bảo mẫu này cho biết hầu hết các cha mẹ trong các gia đình mà cô từng làm qua đều bị căng thẳng, kiệt sức và cuộc hôn nhân của họ đang ở bên bờ vực của sự chia ly. Điều đáng buồn là họ lại không nhận ra điều đó. Vì vậy cô quyết định nói ra những sai lầm này, mong các cha mẹ nhìn lại mình để sửa đổi, để hạnh phúc hơn, và đưa con trẻ đến con đường thành công.
Sai lầm 1: Không chuẩn bị về tài chính
Theo Trung Tâm Nghiên Cứu và Tư Vấn Tài Chính của Mỹ thì có đến 58% cha mẹ bị căng thẳng về tài chính sau khi có con, và 63% cho rằng họ hy sinh tiền dưỡng già của mình để đầu tư cho con cái.
Hãy kiếm thật nhiều tiền trước khi có con để bạn có đủ khả năng về tài chính chăm sóc cho con (Ảnh minh họa).
Koen Ponnet - nhà tâm lý học xã hội, trợ lý giáo sư tại Đại học Antwerp và Đại học Ghent ở Bỉ đã quan sát 340 gia đình. Đây là những gia đình có tình hình tài chính căng thẳng. Kết quả cho thấy cha mẹ vì khó khăn về tiền bạc nên đã xung đột với nhau và với cả con cái. Hành vi của trẻ cũng chịu một phần ảnh hưởng từ những xung đột và căng thẳng này. Ngoài ra, việc tài chính eo hẹp cũng gây ra một số triệu chứng trầm cảm và các ông bố là người phải chịu những áp lực này nhiều hơn các bà mẹ.
"Vì vậy, hãy kiếm thật nhiều tiền trước khi có con để bạn có đủ khả năng về tài chính chăm sóc cho con. Tôi không có ý là vợ chồng bạn phải hẹn hò nhau vào mỗi cuối tuần. Ý tôi là bạn có thể thuê một người giữ trẻ trong một ngày vào cuối tuần hoặc ít nhất 2-3 buổi tối trong tuần để cho vợ chồng bạn được nghỉ ngơi và thư giãn", cô khuyên.
Sai lầm 2: Nghĩ rằng càng có nhiều con, hôn nhân càng trở nên bền vững
Không có quy định nào viết bạn phải có mấy con để gia đình trở nên hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng bạn phải nhận ra rằng sinh nhiều con không phải là cách để giữ cho cuộc hôn nhân bền vững. Và đừng cố gắng có con chỉ để đạt được mục tiêu này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái có thể là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa hai vợ chồng.
Cô chia sẻ: "Chỉ nên có một đứa con. Một đứa trẻ là vui vẻ. 2 đứa là bạn phải quản lý. Còn 3 đứa, bạn chỉ đang cố giữ trẻ sống".
Sai lầm 3: Đưa trẻ lên làm ưu tiên hàng đầu
Các nhà khoa học thường khuyên cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để trẻ phát triển tốt về tâm sinh lý. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đưa trẻ lên ưu tiên hàng đầu. David Code - một nhà trị liệu gia đình và nhà văn cho Tạp chí Phố Wall đã nói: "Những gia đình tập trung vào trẻ em quá nhiều sẽ tạo ra những ông bố bà mẹ lo lắng, kiệt sức và những đứa trẻ hay đòi hỏi, yêu sách".
Những gia đình tập trung vào trẻ em quá nhiều sẽ tạo ra những ông bố bà mẹ lo lắng, kiệt sức và những đứa trẻ hay đòi hỏi, yêu sách (Ảnh minh họa).
Ông tin rằng trẻ em ngày nay đang gặp rắc rối vì chúng nhận được quá nhiều sự quan tâm. "Đó là lý do tại sao hiện nay trẻ em dường như có nhiều vấn đề hơn so với chúng ta, hoặc cha mẹ chúng ta ngày xưa. Bằng cách ép mình phải mang đến một tuổi thơ hoàn hảo, không có tổn thương, không vấp ngã, không thất bại, không sai lầm, các cha mẹ đang tự lãng phí năng lượng của mình. Món quà tuyệt vời nhất bạn có thể dành cho con chính là làm cho mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc".
Bảo mẫu đưa ra lời khuyên răn: "Hãy nhớ rằng mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là mối quan hệ giữa bạn với chồng/vợ bạn. Có con là điều rất thú vị, nhưng nếu bạn dồn hết tất cả mọi thứ cho con, hai vợ chồng bạn sẽ mất nhau".
Sai lầm 4: Không học cách làm cha mẹ và không chịu trách nhiệm với con
Sheri Madigan, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Khoa Nghệ thuật của Đại học Calgary (Canada) đã làm một nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển trẻ em và những gì cha mẹ có thể làm để đưa con cái họ đi đến con đường thành công. Kết quả cho thấy, cứ bốn trẻ thì sẽ có một trẻ bị hạn chế về ngôn ngữ, khả năng học tập, phát triển thể chất và hành vi xã hội trước khi chúng bắt đầu đi học. Những yếu tố gây nên sự hạn chế này là do hành vi nuôi dạy con cái, mức độ xung đột trong nhà, tình trạng kinh tế của gia đình và môi trường xung quanh khu vực trẻ sống.
Dù biết rằng không có cha mẹ nào là hoàn hảo, nhưng nếu quyết định sinh con, bạn nên học thêm về cách làm cha mẹ thông qua các khóa học, sách báo, kinh nghiệm của mọi người. Điều quan trọng bạn phải nhớ khi làm cha mẹ là phải luôn có trách nhiệm với con.
Bảo mẫu nói: "Điều tồi tệ nhất trong những gia đình tồi tệ nhất mà tôi thấy là cha mẹ không biết họ đang làm gì và họ thấy những đứa trẻ là quái vật. Tôi tin rằng 90% cha mẹ sẽ nghĩ là tôi nói quá lên. Nhưng tôi không cường điệu. Nếu con của bạn là một con quái vật, lỗi 100% là ở bạn, bởi bạn có thể kiểm soát được mọi thứ, nhưng bạn lại không biết cách làm".
Sai lầm 5: Coi vai trò làm cha mẹ là việc quan trọng nhất trong cuộc sống
Ngoài việc không đặt con lên ưu tiên hàng đầu, các cha mẹ còn phải biết tự cân bằng cuộc sống của mình. Đừng tự biến mình thành nô lệ của con, bởi trẻ nào mà được cha mẹ chăm sóc quá mức dễ bị trầm cảm và lo lắng gấp 3 lần những trẻ còn lại.
" Bạn không chỉ là cha mẹ. Bạn còn là một cá thể độc lập. Và hãy đi chơi với bạn bè, tập thể dục, tham gia các lớp học, làm những việc mà bạn yêu thích, nghe những điều mà bạn thích nghe đi", cô khuyên.
Triết lý về tiền bạc của các đại gia Việt: Trong 36 kế, kế bên thùng tiền tiết kiệm vẫn là bí quyết con người sống qua khủng hoảng Đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhiều, đặc biệt là thói quen chi tiêu và bài học tiết kiệm tiền bạc. Những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã khiến cho cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn. Trong đó, ảnh hưởng dễ nhận ra nhất với mỗi người chính là thu nhập...