Nữ biệt động Sài Gòn từng đánh nổ máy bay Mỹ
Năm 19 tuổi, Thu Nguyệt đóng vai nhân tình của một người làm trong sân bay, mang bụng bầu giả chứa thuốc nổ cài vào máy bay chở 80 cố vấn Mỹ với ý định cho nổ tung trên Thái Bình Dương.
Bà Lê Thị Thu Nguyệt, nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa với bí danh Mỹ Linh, hay biệt danh Con chim sắt, là con gái gốc Sài Gòn, sinh ra tại Tân Đinh, quận 1. Cha là Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương, bị lộ nên năm 1954 tập kết ra Bắc. Mẹ từng là hội viên Hội Phụ nữ cứu quốc, mắc bệnh không có thuốc chữa đã qua đời khi Nguyệt mới vài tuổi.
Ở lại Sài Gòn, cô bé được cha gửi vào nhà chú ruột. Trước khi ra Bắc tập kết, cha dặn cô ở nhà chịu khó học tập, 2 năm nữa cha sẽ về. Rôi cuộc kháng chiến kéo dài hơn suy tính của nhiều người, 20 năm sau cha con mơi đươc gặp nhau.
Năm 14 tuổi, Nguyệt tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ giao liên, đưa người vào chiến khu, mang tài liệu công văn, vận chuyển vũ khí vào nội thành… Khi ấy Nguyệt tham gia đanh giặc ban đầu đơn giản chỉ là căm thù quân xâm lược đã khiến gia đình mình ly tán, mẹ không có thuốc chữa bệnh. Qua năm tháng hoạt động, cô đã hiểu và yêu lý tưởng của mình.
Cựu biệt động Sài Gòn Thu Nguyêt kê chuyên hoat đông cach mang năm xưa, trong buổi giao lưu hôm 18/10 tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM. Anh: B.T.
Nhắc đến bà Nguyệt, người ta vẫn còn nhớ đến chiến công làm phát nổ máy bay Boeing 707 của Mỹ ở tận Honolulu năm 1963. Để có thể tiêu diệt may bay đich, đội Biệt động 159 yêu câu Nguyệt và cán bộ bí số E8 đóng giả làm tình nhân. E8 la nhân viên điêu khiên không lưu trong sân bay. Nguyệt gia làm ngươi tinh E8 đê dê ra vao sân bay, nghiên cưu muc tiêu. Cả hai mât nhiêu thơi gian chuân bi, đi xem đia thê, năm bắt quy luật hoat động cua một sô may bay va sân bay… chơ đên khi thơi cơ thuận tiện đê hanh động.
Vai trò tình nhân khiến Nguyệt gặp nhiều chuyện hiểu lầm. Cô bị trêu chọc, thậm chí bị vợ E8 đánh ghen… có lúc tưởng chừng bỏ cuộc. Đê kê hoach đưa min vao sân bay hoan hao, cô dan dưng mang bung bâu, bi ba thim băt gặp mách chú. Ngươi chu đau khô khuyên: “Cha đa gưi con cho chu nuôi, mong con hoc hanh cân thân, nêu con muôn lây chông thi vê bao chu, ga cho ngươi ta đang hang đưng đê anh hương đên danh dư gia đinh”. Cô gái khi ấy chi khoc ma đap: “Rôi co ngay con se noi cho chu hiêu, con không bao giơ dam lam điêu gi co lôi vơi gia đinh, vơi ba con va chu thim”.
Ngày 25/3/1963, cô mang bung bâu chưa thuôc nô C4 cai đông ho hen giơ vao sân bay, xach theo một chiêc tui du lịch, giống túi cố vấn Mỹ thường dùng. Sau đo cô vao nha vệ sinh, trao “hang” trong tui va trong bung, rôi tiêp tuc đánh tráo túi vơi một cố vấn Mỹ trong phòng đợi.
Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút, dư kiên se rơi ơ Thai Binh Dương đê không anh hương đên ngươi dân ơ dươi. Chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu được 2 phút mìn mới phát nổ. Toàn bộ máy bay bị phá hỏng. Nếu như hôm ấy, chiếc đồng hồ hẹn giờ không bị trục trặc do máy bay lên độ cao 10.000 m, áp suất không khí khiến nó chạy chậm lại, thì 80 cố vấn Mỹ đã thiệt mạng.
Bà Nguyệt kê, năm ấy do điêu kiện kinh tê cua cach mang kho khăn nên khi đi mua đông hô bà chon chiêc re tiên nhât. Chinh vi thê, kêt qua đa không đươc như mong muôn. Tuy nhiên, trận đanh nay vân đươc Chủ tịch Hồ Chí Minh gưi lơi khen ngơi qua song cua Đai tiêng noi Việt Nam: “Không chi đanh My ơ Việt Nam ma chung ta con đanh My ơ ngay nươc My”. Trận nay cung đa mang lại kinh nghiệm rât lơn cho nhưng đơn vi đanh băng thuôc nô hen giơ.
Đây chi la một trong sô rât nhiêu chiên công ma bà Nguyệt thưc hiện cung đồng đội, như vu pha hong chiêc trưc thăng HU1A, pha hong kê hoach triên lam trưng bay sưc manh quân sư cua chính quyên Sai Gon thang 10/1962 ngay trươc toa chanh đô Sai Gon…
Năm 1963, bà Nguyệt bi băt, trải qua 11 năm trong các nhà tù từ Thủ Đức, Chí Hòa, Tân Hiệp, chuồng cọp Côn Đảo… Trên đôi chân bà vết răng chó bécgiê cắn lúc bị thẩm vấn vẫn còn hằn dấu.
Video đang HOT
Bà Nguyệt (người đầu tiên từ trái qua) tại sân bay Lộc Ninh, 1974. Anh: CAND
Khi đât nươc thông nhât, bà Nguyệt gặp lai cha. Người cha không thê hinh dung con gai đa trương thanh như thê nao. Trong măt ông, cô vân la đưa con gai be nho, thậm chi cha vân mua banh keo va bup bê lam qua cho con.
Rôi bà lập gia đinh, chông hơn 17 tuôi nên ban be bà phan đôi. Tuy nhiên, cha đa phân tich cho cô con gái thây cô không con tre, lai suy giam sưc khoe sau 11 năm bi giam trong nha tu, phai lây ngươi chông co sưc khoe tương đương ca hai mơi co thê đam bao hanh phuc gia đinh. “Lây nhau xong, nhiêu luc thây chông con rât tre”,bà mim cươi hanh phuc.
Sau kêt hôn, trong 4 năm bà say thai tơi 5 lân. Bà xin nghi việc không lương, ra Ha Nội điêu tri tai Viện Y hoc dân tộc, coi bệnh viện la nha. Ngay bà vao Bệnh viện Tư Du sinh con đâu long, chông lai đươc điêu động ra công tac ngoai Ha Nội. Không ho hang thân thich bên canh, bà phai nhơ sư giup đơ cua hai nư bộ đội đưa minh đên bệnh viện. Trên đương đên nha sinh, xe chêt may. Cuôi cung, cậu con trai đâu long cung ra đơi trong niêm vui khôn xiêt. Ba năm sau, năm 1983, bà sinh thêm cậu con trai nưa.
Ca hai con trai cua bà Nguyệt đêu hoc hanh chăm chi. Cậu anh đa tôt nghiệp ĐH Khoa Hàng không không gian hạng giỏi ở Boston (Mỹ), tôt nghiêp thac si quan tri Kinh doanh, hiện công tác tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Câu em hoc chuyên nganh hoa tai Anh, va đang công tac trong linh vưc bât đông san. Năm đâu tiên, gia đinh phai viên trơ, sau đo ca hai anh em đêu kiêm đươc hoc bông va tư đi lam đê lo chi phi hoc hanh cho minh.
Vợ chồng bà luôn khuyên các con: “Cần tiếp thu khoa học kỹ thuật ở các nước tiên tiến nhưng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam. Ra ngoai hoc đê vê phuc vu cho tô quôc”. Ca hai con đêu rât yêu thương bô me.
Trưa 18/10, trơi Sài Gòn năng như đô lưa. Tan buôi giao lưu tai Nha văn hoa Phu nư thanh phô, bà Nguyệt goi điên cho câu con ut đên đon me. Khoang 15 phut sau, môt thanh niên cao to dưng xe trươc công. Thây me xach chiêc tui va ôm môt bo hoa to, cậu trai tân tinh đôi mu bao hiêm va cai dây cho me. Chơ me ngôi ôn đinh, anh mơi phóng xe hòa vào dòng người trên phố.
Theo Yume
"Bố ép 3 con nhỏ uống thuốc diệt cỏ": Bi kịch từ bạo hành gia đình
Những ngày qua, dư luận nhân dân hết sức căm phẫn trước hành vi ác độc của một người cha ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) do mâu thuẫn vợ chồng đã ép 3 đứa con nhỏ uống thuốc diệt cỏ. Song nguyên nhân sâu xa của vụ việc đau lòng này xuất phát từ bi kịch bạo hành gia đình đã kéo dài nhiều năm nay...
Giận vợ, ép con uống thuốc diệt cỏ
Kẻ làm cha có hành vi nhẫn tâm, ác độc ấy là Kiều Văn Vĩnh (SN 1982), ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sau khi ép các con uống thuốc diệt cỏ, Vĩnh cũng uống để tự vẫn. Bản thân Vĩnh hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, thế nhưng tội lỗi của người đàn ông này gây ra đối với 3 đứa con bé bỏng khiến mọi người vô cùng bất bình và không thể dung tha.
Sự việc xảy ra vào trưa ngày 16/8. Vĩnh chở 3 con nhỏ gồm các cháu Kiều Thị Xuân Mai (7 tuổi), Kiều Đức Anh (5 tuổi) và Kiều Thị Linh (3 tuổi) đến nhà bố mẹ vợ tại thôn 3 xã Phú Cát, huyện Quốc Oai. Ông Nguyễn Văn Thế, bố vợ của Vĩnh dọn cơm cho các cháu ăn thì Vĩnh dắt các con về. Tuy nhiên ra đến cổng thì Vĩnh gục ngã, đồng thời 3 cháu bé cũng kêu đau bụng quằn quại. Các cháu cho biết trước đó trên đường đi đã bị bố ép uống thứ nước gì đó màu xanh trong chai nhựa. Theo cháu Đức Anh thì Vĩnh đã dùng nắp chai đổ nước vào miệng từng cháu, sau đó lấy nước bò húc cho các con uống.
Phán đoán Vĩnh và các cháu bé đã bị trúng độc, gia đình đã đưa tất cả xuống Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Bệnh viện xác định Vĩnh và 3 cháu nhỏ đã bị trúng độc thuốc diệt cỏ. Vĩnh và cháu Mai được điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, đã tỉnh táo ngay sau đó. Còn 2 cháu Linh và Đức Anh được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hết sức nguy kịch.
Hai cháu Kiều Đức Anh và Kiều Thị Linh đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chiều 17/8, có mặt tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi vô cùng xót xa trước cảnh hai cháu nhỏ Kiều Đức Anh, Kiều Thị Linh nằm thiêm thiếp trong phòng điều trị đặc biệt, trên người chằng chịt dây truyền. Các bác sĩ cho biết hai cháu bị ngộ độc thuốc diệt cỏ với hàm lượng cao, khi được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rối loạn đông máu và suy hô hấp. Mặc dù đến chiều tối, cả hai cháu đã tỉnh nhưng chưa thể nói trước điều gì bởi thành phần của thuốc diệt cỏ là loại thuốc cực độc.
Ngồi thẫn thờ ngoài sân bệnh viện, chị Nguyễn Thị Thao chưa hết bàng hoàng trước sự tàn nhẫn của người chồng đã gây ra đối với 3 đứa con. Hỏi về nguyên nhân vì sao Kiều Văn Vĩnh lại làm như vậy, chị Thao lắc đầu như người mất hồn. Nhìn thân hình gày gò, đen đúa của chị, không ai nghĩ người phụ nữ này mới chỉ 25 tuổi.
Cùng con gái túc trực ở bệnh viện, bà Nguyễn Thị Bốn, mẹ của chị Thao thở dài chua chát: "3 đứa con, lại bị chồng đánh đập suốt nên giờ nó thân tàn ma dại thế này. Tháng trước bị đánh một trận thập tử nhất sinh, nó phải về nhà lánh nạn, nào ngờ thằng Vĩnh lại trút giận vào 3 đứa trẻ như vậy...".
Bà Bốn cho biết, năm 2005, chị Thao kết hôn với Kiều Văn Vĩnh. Theo bà Bốn thì lúc đó chị Thao còn trẻ người non dạ nên nằng nặc đòi bố mẹ cho cưới vì thương hoàn cảnh Vĩnh vất vả từ nhỏ, bố mẹ lại bỏ nhau. Lo lắng cho tương lai của con, ông bà khuyên ngăn con gái phải suy nghĩ cho kỹ nhưng chị Thao nhất định không nghe. Thời gian đầu, vợ chồng Vĩnh được bố mẹ vợ cho mượn mảnh đất bên cạnh xây nhà. Vĩnh làm lái xe, bốc vác thuê, là người chăm chỉ làm việc, lại khéo nói nên được mọi người quý mến. Còn chị Thao ở nhà làm ruộng.
Thế nhưng sau khi chị Thao sinh cháu Mai được một tháng thì Vĩnh bắt đầu nảy sinh tính vũ phu, thường xuyên đánh vợ. Nhiều lần, ông bà Bốn phải can ngăn nhưng Vĩnh vẫn chứng nào tật ấy. Cách đây 2 năm, Vĩnh đưa vợ con về nhà nội ở xã Liệp Tuyết, cách nhà ngoại khoảng 5 cây số. Cuộc sống của chị Thao khốn khổ hơn khi mức độ bạo hành của Vĩnh ngày càng gia tăng.
Trong ký ức của chị Thao, chồng chị không khác nào hung thần. Đi làm về, không vừa mắt điều gì là Vĩnh lôi vợ ra đánh. Vớ được cái gì là Vĩnh dùng để đập vợ không thương tiếc, từ gậy tre đến gạch đá, chảo... Trên người chị Thao giờ còn khá nhiều vết sẹo do đòn chồng gây ra.
"Hồi cái Thao đẻ đứa thứ 3 mới được 17 ngày, không hiểu vì lý do gì đi làm về thằng Vĩnh đập đầu vợ vào tường, đánh chảy ộc máu mồm, hai hàm răng lung lay. Ông ngoại giúp đưa đón hai đứa lớn đi học, lúc về cái Thao sợ cũng không dám nói cho bố biết. Đến khi ông về rồi, nó mới gọi điện cho em gái bảo xuống đưa chị đi viện" - bà Bốn kể lại.
Ngồi cạnh mẹ, chị Thao chỉ biết rơm rớm nước mắt. Chị Thao cho biết Vĩnh thường đóng cửa đánh vợ để không ai can được. Có lần bà mẹ chồng vào can cũng bị Vĩnh đánh lại chảy máu. Hàng xóm biết tính Vĩnh vũ phu nên không ai dám can thiệp.
3 đứa con dù không bị bố đánh nhưng rất sợ Vĩnh. Chính vì thế, Vĩnh nói gì các cháu đều phải răm rắp làm theo. Bà Bốn không cầm được nước mắt kể hôm 3 đứa cháu bị bố ép uống thuốc sâu, khi về đến nhà ngoại, các cháu đau bụng nhưng sợ bố đến nỗi không dám kêu đau. Đến khi được đưa lên xe đi cấp cứu, cả 3 đứa ôm chặt lấy ông bà ngoại kêu: "Bà cứu chúng cháu với, cho chúng cháu về nhà bà ở với mẹ, cháu không ở với bố nữa đâu". Nghe các cháu kêu khóc, cầu cứu mà thắt từng khúc ruột. Điều trị lọc máu ở Bệnh viện Bạch Mai, đứa lớn nằm cạnh giường bố sợ đến nỗi hai người họ hàng phải vào ngồi ở giữa che chắn. Không nhìn thấy bố nó mới dám ngủ.
Cũng theo bà Bốn, mới hồi cuối tháng 7, chị Thao bị Kiều Văn Vĩnh đánh một trận thập tử nhất sinh, ngất ở trong nhà. Bà mẹ chồng phải gọi cho ông bà Bốn nói tìm cách đón mẹ con chị Thao về không có ngày bị Vĩnh đánh chết. "Nhiều người khuyên gia đình tôi làm đơn trình báo để pháp luật xử lý thằng Vĩnh, nhưng chúng tôi không làm thế. Chúng tôi chỉ muốn con gái được giải thoát nên bảo cái Thao làm đơn ly hôn gửi xã và về nhà ngoại lánh nạn trước rồi đón các cháu về sau. Nào ngờ chưa kịp đón thì xảy ra chuyện" - bà Bốn thở dài.
Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo xã Liệp Tuyết cũng đã tới bệnh viện thăm hỏi các nạn nhân. Theo lãnh đạo xã cho biết, những lần chị Thao bị chồng đánh trước đó, do gia đình không có đơn trình báo nên xã không có căn cứ giải quyết. Còn về phía gia đình chị Thao lại cho rằng hậu quả đau lòng xảy ra có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương bởi gia đình đã nhiều lần lên trình báo xã việc chị Thao bị bạo hành. Gần đây nhất, sau khi đưa chị Thao về xã Phú Cát lánh nạn, gia đình lên nộp đơn ly hôn và đề nghị được giúp đỡ đón 3 cháu nhỏ về nhưng vẫn không được giải quyết (?!).
Bà Nguyễn Thị Bốn tìm những vết sẹo trên đầu con gái để "vạch tội" bạo hành của con rể; chị Nguyễn Thị Thao chỉ vết sẹo trên tay do bị chồng dùng gạch đánh.
Bạo hành ở nông thôn và sự cam chịu của những người vợ
Việc Kiều Văn Vĩnh ép 3 con nhỏ uống thuốc diệt cỏ có liên quan tới mâu thuẫn giữa hai vợ chồng hay không, đang được Cơ quan Công an tiếp tục làm rõ. Song nhìn khuôn mặt hốc hác, đôi mắt vô hồn của chị Nguyễn Thị Thao, chúng tôi thấy tội nghiệp cho chị. Cuộc sống vất vả lam lũ ruộng đồng, liên tục chửa đẻ, lại bị chồng đánh đập nên trông chị hom hem, gầy sọp. Những năm tháng dài bị đày đọa bởi người chồng vũ phu dường như đã làm nhụt ý chí phản kháng của người phụ nữ này.
Cách đây ít lâu, khi đến huyện Phúc Thọ (Hà Nội) tìm hiểu vụ án Nguyễn Phú Nguyên (19 tuổi) ở cụm 2 xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ vì bênh mẹ đã "lỡ tay" đánh chết bố là ông Nguyễn Phú Bôn (48 tuổi), chúng tôi cũng hết sức thương cảm và xót xa trước thân phận của bà Nguyễn Thị Kỳ, vợ nạn nhân, người phụ nữ 22 năm bị chồng bạo hành. Hơn 20 năm làm vợ ông Bôn, bà Kỳ không một ngày được hạnh phúc trọn vẹn.
Không kể hết nỗi khổ mà bà Kỳ đã phải chịu đựng nhưng hầu như ngày nào bà cũng bị người chồng nát rượu chửi bới, đánh đập, đuổi ra khỏi nhà. Trong ngôi nhà rách nát, tài sản đáng giá nhất là chiếc giường nhưng mẹ con bà Kỳ chưa đêm nào được ngủ ngon trên chiếc giường ấy. Lúc nào cũng nơm nớp chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đạp tung cửa chạy ra đường khi bị ông Bôn đuổi đánh.
Cũng giống như chị Nguyễn Thị Thao, có đủ phẩm chất tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ nông thôn nhưng bà Kỳ lại cam chịu trước sự bạo hành ngày càng dã man của người chồng. Không phản kháng, không dám tố cáo hành vi của chồng với cơ quan chức năng, bà Kỳ nuôi hy vọng chồng sẽ thay tính đổi nết. Nhưng trái với mong muốn của bà, bản tính vũ phu cộng với thói rượu chè đã khiến ông Bôn thành người chồng độc ác, coi vợ như vật thí nghiệm để thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Chứng kiến thói bạo hành của bố đối với mẹ đã khiến Nguyễn Phú Nguyên uất hận. Một buổi trưa tháng 12/2012, ngăn cản bố đánh mẹ, Nguyên đã lỡ tay đẩy ông Bôn ngã khiến ông tử vong. Chồng chết, con vào tù, đó là kết cục đau xót mà bà Kỳ phải tiếp tục gánh chịu.
Trình độ học vấn thấp, lao động chủ yếu là tay chân nên thói "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" là phổ biến đối với các ông chồng bạo hành kiểu nông dân. Chị Nguyễn Thị Đào, 40 tuổi, quê Nam Định, hiện là chủ một cơ sở thu mua phế liệu ở Gia Lâm cho biết, 10 năm trước, chị từng là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Lấy chồng ở một vùng quê thuần nông, nơi người dân còn nặng nề bởi quan niệm "trọng nam khinh nữ" nên khi chị sinh 2 con gái, người chồng đã lấy đó làm cớ để bạo hành, đánh đập, nhiếc mắng chị suốt ngày. Anh ta bắt chị phục dịch từ sáng đến tối, không vừa ý là đánh với lý do "không biết đẻ".
Quá đau khổ, chị tìm đến cái chết. Được mọi người phát hiện cứu sống, tưởng rằng chồng chị sẽ thay đổi yêu thương chị hơn nhưng không ngờ anh ta lại đánh thêm một trận thừa sống thiếu chết và tuyên bố chị phải sống nốt quãng đời còn lại "không bằng con chó trong nhà". Không chịu đựng nổi gã chồng nông dân vũ phu, chị tìm cách bỏ trốn lên Hà Nội mang theo 2 cô con gái để bắt đầu một cuộc sống mới.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ (thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Long Biên, Hà Nội), tình trạng bạo hành phụ nữ ở nông thôn chủ yếu là dùng bạo lực. Quan hệ xảy ra bạo lực gia đình ở nông thôn rất đơn giản: sáng chửi, chiều đánh, tối vẫn ngủ với nhau bình thường.
Theo một nghiên cứu về thực trạng, nhận thức của người dân về bạo lực trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay thì phụ nữ là đối tượng chịu nặng nề nhất trong vấn đề bạo lực, trong đó, thái độ cam chịu thường là nguyên nhân dẫn đến chịu đựng bạo hành trong gia đình. Những người phụ nữ nông thôn không những không có quyền có tiếng nói quyết định trong gia đình mà họ còn có "nghĩa vụ và trách nhiệm" phải làm chồng hài lòng chồng trong việc lao động kiếm sống, chăm lo gia đình, con cái và phục vụ chồng. Nếu người phụ nữ nào may mắn, gặp được người chồng tử tế, không rượu chè, không đánh đập vợ con, coi như có phúc phận. Còn nếu không, họ sẽ phải chịu đựng suốt cuộc đời.
Bạo lực gia đình là một trong những biểu hiện bất bình đẳng giới thường xảy ra trong cuộc sống hôn nhân. Ở các vùng nông thôn, có 4 nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình gồm: say rượu, do mâu thuẫn trong làm ăn hoặc mâu thuẫn trong sinh hoạt đời sống, do khó khăn về kinh tế, hay do nghi ngờ vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất được xác định đó là nhận thức về vấn đề bình đẳng giới của người dân còn hạn chế do trình độ dân trí ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ còn thấp.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến tận cơ sở, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ nông thôn theo hướng tiến bộ
Theo An ninh thế giới
Câu chuyện hy sinh của 13 nữ thanh niên xung phong Mưa bom bão đạn, những người lính TNXP vẫn kiên cường làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông phục vụ cuộc kháng chiến. Sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ TNXP tuổi mười tám, đôi mươi dưới chân núi Nấp ngày ấy mãi là một trang sử hào hùng của tân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Nấp...