Nữ Bí thư tỉnh Lai Châu thị sát chống dịch Corona tại biên giới
Bà Giàng Páo Mỷ – Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cùng đoàn công tác của tỉnh vừa làm việc với lãnh đạo huyện biên giới Phong Thổ và tới thị sát, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tại khu vực biên giới thuộc xã Huổi Luông và Ma Ly Pho.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện biên giới Phong Thổ ngày 1/2, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã biểu dương và đánh giá cao công tác chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh của địa phương. Nhấn mạnh về tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trong và ngoài nước. Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Phong Thổ cần tăng cường hơn nữa công tác phòng dịch; phân công trực ban 24/24h và báo cáo hàng ngày về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Cán bộ trạm kiểm soát cửa khẩu Ma Lù Thàng, BĐBP Lai Châu phát tờ rơi tuyên truyền cách phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới cho người dân Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu vào Việt Nam. Ảnh: Đức Duẩn
Huyện Phong Thổ có nhiều xã biên giới, nên cần làm tốt công tác giám sát, theo dõi các lao động đi làm nước ngoài, nhất là các lao động ở Trung Quốc. Đặc biệt, lãnh đạo huyện cần quan tâm tới công tác tuyên truyền, khai thác hiệu quả hệ thống loa truyền thanh, phát tờ rơi để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Thị sát và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra ở bên kia biên giới, lãnh đạo Đồn phải chỉ đạo cán bộ, chiễn sĩ làm tốt công tác phòng, chống, đồng thời trao đổi thường xuyên các thông tin về tình hình dịch bệnh với lực lượng chức năng nước bạn.
Bà Giàng Páo Mỷ – Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu tới thăm và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các đường mòn, lối mở tại khu vực mốc 62(2). Ảnh: Đức Duẩn
Video đang HOT
Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần phối hợp với các lực lượng tiến hành kiểm dịch nghiêm ngặt, tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo công dân Việt Nam hạn chế xuất cảnh trong trường hợp không cần thiết. Trang bị thêm các thiết bị bảo hộ phục vụ công tác phòng, chống dịch; chốt chặt các đường mòn, lối mở và phối hợp với chính quyền địa phương thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tuyên truyền tới bà con trên địa bàn.
Thường xuyên tuần tra, kiểm tra và thông báo tạm dừng chợ phiên biên giới để tránh lây lan dịch bệnh; làm tốt công tác phòng, chống cho cán bộ, chiến sĩ và kịp thời báo cáo cấp trên khi có phát sinh.
Cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, BĐBP Lai Châu tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào người Dao tại bản Sơn Bình, xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ về cách phòng chống dịch virus Corona. Ảnh: Đức Duẩn
Kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Khu kinh tế Cửa khẩu Ma Lù Thàng, xã Ma Ly Pho và Trạm kiểm soát biên phòng Pô Tô, xã Huổi Luông, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu biên giới; đồng thời yêu cầu các lực lượng cần bám sát địa bàn, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng, chống dịch bệnh.
Đại úy Phạm Tuân, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng, BĐBP Lai Châu, cho biết: Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng đã và đang phối hợp chặt chẽ với UBND xã Ma Ly Pho xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền cho bà con ở 9/9 bản. Đồng thời xây dựng đề cương tuyên truyền với nội dung và thời lượng phù hợp, giúp bà con nâng cao cảnh giác, phòng ngừa, cũng như cách nhận biết cơ bản về triệu chứng, cách thức lây truyền của virus Corona.
Theo danviet.vn
Sự thật thông tin "9 bé trai bị bán qua biên giới" gây xôn xao dư luận
Thông tin "một đường dây nghi buôn bán trẻ em với 9 bé trai chuẩn bị được đưa qua biên giới thì bị Công an huyện Phong Thổ, Lai Châu ngăn chặn" đã gây xôn xao dư luận.
Chiều tối ngày 23/11, trên mạng xã hội lan truyền thông tin với nội dung: Công an huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vừa ngăn chặn một vụ đưa trẻ em trái phép qua biên giới, khả năng là buôn bán trẻ em.
Cũng theo những thông tin này, hiện có 9 bé trai được giải cứu. Thông tin được chia sẻ kèm theo hình ảnh 3 người phụ nữ và 9 bé trai. Thậm chí, thông tin trên mạng còn cho rằng, do nhân thân của 9 cháu bé chưa được làm rõ nên Công an huyện Phong Thổ ra thông báo khẩn để thu thập thông tin...
Ngay lập tức, trong tối 23/11, những nội dung trên được rất nhiều trang facebook cá nhân chia sẻ, gây hoang mang dư luận. Theo đó, lãnh đạo phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Lai Châu đã bác thông tin trên. Tất cả những thông tin lan truyền đó là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu không hề có vụ việc giải cứu 9 bé trai bị đưa qua biên giới.
Thông tin được đăng tải trên mạng xã hội.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, hình ảnh 3 người phụ nữ được đăng tải kèm những thông tin bịa đặt, thực chất là 3 đối tượng trong một vụ án mua bán phụ nữ mà Công an huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) đã triệt phá vào hồi tháng 8/2019.
Còn đối với hình ảnh 9 bé trai được đăng tải kèm theo nội dung "bắt cóc trẻ em bán qua biên giới", thực chất là hình ảnh của các cháu bé tại một trung tâm bảo trợ xã hội.
Đối tượng đưa thông tin bịa đặt lên mạng xã hội đã cố tình lấy ảnh của 3 bị can trong một vụ án ghép với ảnh 9 cháu nhỏ của một trung tâm bảo trợ xã hội để "minh họa" cho bài viết nhằm "câu view", gây sự chú ý cho người đọc.
Cơ quan công an khuyến cáo, người dân khi tiếp nhận những thông tin trên mạng xã hội cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ, không nên đăng tải những thông tin thiếu chính xác, không được kiểm chứng khiến dư luận hoang mang; trước khi chia sẻ thông tin cần suy nghĩ kỹ càng, tránh vì thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật...
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, mỗi thông tin đưa lên mạng xã hội đều có thể tác động tới người khác, tác động tới cộng đồng.
Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do nhân thân của công dân, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân. Điều này được quy định tại Điều 20, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 và Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn Phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Luật sư Đặng Văn Cường nói: "Hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội, mạng viễn thông, mạng internet mà chưa tới mức nghiêm trọng, chưa nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xem xét xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3, Điều 66, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Còn nếu, hành vi vu khống, bịa đặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác gây hậu quả nghiêm trọng thể hiện là tung tin, bịa đặt những câu chuyện không có thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội Vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 và điều 228 Bộ luật Hình sự 2015". Theo Luật sư Đặng Văn Cường, tùy theo mức độ, tính chất và mục đích của hành vi mà có hướng xử lý hành chính hoặc hình sự.
Trung Vương
Theo kienthuc.net.vn
Triệu tập cô gái tung tin "phun thuốc ngừa Corona trên trời" Công an triệu tập Hà Thị Việt Trinh (25 tuổi) lên làm việc, yêu cầu gỡ bỏ bài viết sai sự thật trên Facebook và cam kết không tái phạm. Hôm 31/1, Hà Thị Việt Trinh ở phường Nam Ngạn, TP.Thanh Hóa, đăng trên Facebook cá nhân nội dung: "Đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm corona trên bầu trời...