Nữ bệnh nhân viêm cơ tim được cứu sống ngoạn mục
Sáng 18-8, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, các bác sĩ Trung tâm vừa cứu sống bệnh nhân Nguyễn Thị H. (27 tuổi, trú ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) mắc chứng bệnh viêm cơ tim thể tối cấp (Fulminant myocarditis) với nguy cơ tử vong cao.
Trước đó, ngày 31-7, nữ bệnh nhân H. được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế với triệu chứng đau ngực, khó thở, sốt cao. Qua kiểm tra, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân H. có men tim tăng, chức năng năng tim giảm còn 39%, có dịch màng ngoài tim.
Nhận định đây là một trường hợp viêm cơ tim thể tối cấp, sốc tim nặng, nguy cơ tử vong cao chỉ trong 1h tiếp theo nên các bác sĩ Khoa Gây mê Hồi sức tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế quyết định đặt thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO), A-V ngoại biên và bóng đối xung động mạch chủ (IABP) nhằm hỗ trợ chức năng sống cho bệnh nhân.
Các bác sĩ thực hiện hỗ trợ ECMO và bóng đối xung động mạch cho bệnh nhân H.
Sau khi được hỗ trợ ECMO, các chỉ số, tình trạng huyết động của bệnh nhân H. cải thiện tốt. Đến ngày thứ 6 kể từ khi can thiệp phương pháp trên, chức năng tim của bệnh nhân H. hồi phục tốt, hô hấp ổn định, toàn trạng bệnh nhân khá lên. Đến nay, bệnh nhân H. đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có di chứng thần kinh.
Theo bác sĩ CKII Đặng Thế Uyên,Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế , dấu hiệu ban đầu của bệnh nhân bị viêm cơ tim rất khó phát hiện bởi triệu chứng lâm sàng giống cảm sốt thông thường như mệt mỏi, đau nhức người, chán ăn và thường gặp ở người trẻ tuổi nên người bệnh càng dễ chủ quan, coi nhẹ.
Video đang HOT
Bệnh nhân H. đang hồi phục sức khỏe sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tích cực điều trị.
Hậu quả của bệnh rất nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được điều trị tích cực kịp thời. “Vì thế, các bệnh nhân có triệu chứng viêm cơ tim cấp cần được nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế có khả năng thực hiện hỗ trợ tuần hoàn cơ học ECMO để được chữa trị kịp thời. ECMO có thuận lợi là nhanh chóng có thể triển khai (trong vòng 20-30 phút) mà không phải mở xương ức. Đây là biện pháp duy nhất thích hợp cho cả trường hợp ngừng tuần hoàn để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Uyên khuyến cáo.
Anh Khoa
Theo CAND
Người cha làm công nhân bất lực nhìn con gái thoi thóp bên ống thở
Bị viêm cơ tim, nữ sinh đang trong tình trạng nguy kịch trước sự bất lực của người cha nghèo. Số tiền phẫu thuật lên đến hàng trăm triệu đồng là quá lớn với gia đình cô bé.
Ngày 1/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cho biết đơn vị này đang tập trung mọi nguồn lực để cứu nữ sinh Trần Thị Ngọc Duy (14 tuổi, ngụ tại Đức Hòa, tỉnh Long An), bị viêm cơ tim cấp, kèm rối loạn nhịp, trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân Duy nhập viện trong tình trạng tim đập nhanh kịch phát, tim đờ dần, huyết áp quá thấp. Bác sĩ đã liên tục hội chẩn và huy động ê-kíp hơn 50 người cấp cứu bệnh nhân.
Bệnh viện đang tập trung mọi nguồn lực cứu sống bé Duy. Ảnh: BVCC.
Anh Trần Minh Dũng, cha Ngọc Duy, cho biết triệu chứng ban đầu của con giống như cảm cúm. Lúc đầu, Duy chỉ sốt cao, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, chóng mặt, tê tay chân nên gia đình có mua thuốc ở nhà thuốc tây gần nhà uống.
Tình trạng của bé ngày một nặng thêm, kèm theo khó thở tăng dần vào ngày thứ tư của bệnh.
Duy là học sinh ngoan, giỏi lớp 8. Em không sống cùng mẹ từ lúc 2 tuổi, cha làm công nhân, sống cảnh "gà trống nuôi con".
Anh Dũng vay mượn khắp nơi để trang trải, lo chữa bệnh cho con gái. Đến nay, người cha "trở tay không kịp", bất lực nhìn con "thập tử nhất sinh", khi nghe số tiền cần chuẩn bị có thể hơn 200 triệu đồng. Mỗi ngày điều trị tốn hơn 30 triệu đồng, là số tiền quá lớn với anh Dũng.
Chi phí điều trị quá lớn khiến người cha trẻ bất lực nhìn con gái thoi thóp bên ống thở. Ảnh: BVCC.
Theo các bác sĩ, chỉ cần chạy máy tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể (ECMO) 5 bảy ngày, cô bé ấy sẽ có cơ hội sống sót.
Những trường hợp mắc viêm cơ tim cấp kèm rối loạn nhịp thường tử vong vì diễn tiến của bệnh rất nhanh. Ca này rất nặng, lúc Duy nhập viện, tình trạng tim liên tục rối loạn nhịp đập, tím tái, huyết áp xuống rất thấp. Bác sĩ đã đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để cứu bệnh nhân.
Tuy nhiên, vì phải đặt máy thay thế chức năng tim, phổi ngoài cơ thể nên chi phí rất cao. Ngoài máy hỗ trợ này, mỗi ngày điều trị tiền máy móc, thuốc men và vật tư cũng lên đến hơn 10 triệu đồng.
Theo Zing
Bé trai chết bất thường sau khi tiêm thuốc ở bệnh viện tư: Thông tin mới nhất Phó Giám đốc Bệnh viện Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết, bé trai chết sau khi tiêm thuốc tại bệnh viện nghi ngờ bị viêm cơ tim. Liên quan đến vụ cháu Nhan Gia Huy (4 tuổi, trú huyện M'đrắk) chết bất thường sau khi tiêm thuốc, bác sĩ Lê Đăng Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa...