Nữ bác sĩ sản khoa với chuyến bay đáng nhớ vào thẳng tâm dịch Vũ Hán
Chuyến bay vào thẳng tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) đón 30 người Việt Nam về nước ngày 9 và 10/2/2020 đã trở thành chuyến đi ấn tượng nhất trong cuộc đời bác sĩ N.T.H.P
Bác sĩ N.T.H.P (ngoài cùng bên phải) cùng các y bác sĩ trong tổ y tế sang Vũ Hán (Trung Quốc) đón người dân về nước. Ảnh: BSCC
Nhận nhiệm vụ không chút đắn đo
Ngày 5/2, sau khi nhận được công văn đề nghị của Bộ Y tế về việc cử chuyên gia y tế và chuẩn bị trang thiết bị hỗ trợ việc đưa công dân Việt Nam từ Trung Quốc về nước khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Vũ Hán, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã cử một bác sĩ và trang thiết bị chuyên dụng cần thiết tham gia đội chuyên gia y tế đến Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Nữ bác sĩ trẻ N.T.H.P nhận nhiệm vụ và sẵn sàng lên đường.
Chuyến bay với sứ mệnh đặc biệt là đón học sinh, sinh viên, những người Việt đang ở Vũ Hán có nguyện vọng trở về nước. Điều đặc biệt hơn là trong số 30 hành khách trở về ấy, có một sản phụ đang mang thai tuần thứ 38, sắp đến ngày sinh, rất cần có bác sĩ chuyên khoa sản cùng tham gia chuyến đi, sẵn sàng trợ giúp thai phụ trên chuyến bay.
Trong lòng đầy những hồi hộp, lo lắng nhưng bác sĩ N.T.H.P đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cùng những kịch bản rất chi tiết, cụ thể về những tình huống có thể xảy ra.
Tối 9/2, chuyến bay mang theo các thiết bị y tế hạ cánh tại tâm dịch Vũ Hán, bác sĩ N.T.H.P cùng cả đoàn xuống máy bay đón những người đồng bào đang mong đợi quay về quê hương. Họ bắt đầu bằng việc kiểm tra thân nhiệt, sức khoẻ cho những người được đón về, riêng bác sĩ P. tiến hành nghe tim thai, đo huyết áp, kiểm tra cho thai phụ, tất cả đều mặc đồ bảo hộ phòng dịch, nghiêm ngặt.
Sáng 10/2, máy bay hạ cánh tại sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh. Hoàn thành nhiệm vụ, bác sĩ P. cùng đoàn cũng lên xe về khu cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bắt đầu hành trình 14 ngày xa gia đình, xa công việc dù cũng đang ở một bệnh viện khác.
“Chuyến đi chỉ dài vỏn vẹn bằng một ca trực của tôi nhưng đầy áp lực, căng thẳng và tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. May mắn là thai phụ mà tôi phụ trách an toàn, khoẻ mạnh trong cả chuyến bay và cho tới ngày hoàn thành cách ly”, bác sĩ P. chia sẻ.
Chuyến đi không thể quên trong đời
Video đang HOT
Đã hết thời gian 14 cách ly sau chuyến bay đặc biệt tham gia vào đoàn đón các công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trở về, bác sĩ N.T.H.P lại trở về với công việc thường ngày của mình tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Như một dấu ấn trong cuộc đời, chuyến bay đặc biệt ấy đã trở thành những kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm nghề của nữ bác sĩ.
Bác sĩ P. kể: “Khi tôi nhận nhiệm vụ, tất cả mọi người đều lo lắng cho tôi, mọi người trong viện ngày nào cũng gọi điện nhắc tôi chuẩn bị đồ phòng hộ; em gái tôi là bác sĩ cũng liên tục nhắn tin, share các bài viết về hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 để tôi tham khảo. Chỉ bố tôi ở quê là không biết vì tôi không thông báo, sợ bố phải lo lắng”.
Bác sĩ P. vẫn nhớ, trước khi đi, chị đã tìm cách liên lạc với thai phụ và được biết trong vòng một tháng trở lại đó, vì có dịch nên thai phụ không đi khám được, nhưng có tiền sử khỏe mạnh. Nắm bắt tình hình bệnh nhân, chị đã chuẩn bị tư thế cho mọi phương án có thể xảy ra.
“Chúng tôi đã nghĩ đến mọi tình huống. Chẳng hạn như chẳng may sản phụ chuyển dạ sinh trên chuyến bay, rồi các kịch bản được đưa ra cụ thể hơn nếu xảy ra các trường hợp đẻ thường, đẻ non tháng, sản giật… thì xử lý ra sao. Vì vậy dù rất mệt, nhưng trong suốt chuyến bay tôi không dám chợp mắt, tôi ngồi ghế gần sản phụ để tiện theo dõi. Cho tới khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn thì tôi mới được thở phào. Bởi đã về đến đất nước mình, nếu bệnh có triệu chứng gì, thì vẫn có thể đưa vào trạm y tế bất kỳ hay bệnh viện nào đó, có đồ là tôi có thể xử lý được hết”, bác sĩ P. chia sẻ.
May mắn, tất cả mọi người trên chuyến bay đều an toàn trở về, và đặc biệt, sau khi hoàn thành cách ly, những người trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) sau khi xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2. Đặc biệt thai phụ mà bác sĩ P. được phân công theo dõi vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh, thai kỳ ổn định và còn vui vẻ dự định về quê sinh con.
Chia sẻ về công việc của mình, bác sĩ N.T.H.P cho rằng: “Công việc của người bác sĩ thì không kể là nam hay nữ, đã chọn nghề này, ngay từ đầu chúng tôi đã hiểu đây là công việc đầy khó khăn, vất vả. Như chuyến đi vừa qua, nếu không phải là tôi mà bất kỳ bác sĩ nào khi được giao nhiệm vụ này, đều sẵn sàng đi và làm hết sức của mình. Có lẽ đây là chuyến đi mà tôi sẽ không bao giờ quên”.
Theo Hương Nguyên/Báo Tin tức
Vụ tài xế bỏ rơi sản phụ: Nguyên nhân gì khiến bé sơ sinh tử vong?
Theo dữ liệu trên báo chí, bác sĩ sản khoa nhận định nguyên nhân khiến bé trai sơ sinh tử vong khi chào đời có thể là sinh non tháng (28 tuần).
Ngày 17/8, sự việc một sản phụ chuyển dạ ở Bình Phước bị tài xế xe taxi đuổi xuống xe giữa đường, bé trai tử vong khi vừa mới sinh, khiến dư luận bức xúc.
Vì sao bé sơ sinh tử vong?
Phân tích về khả năng gây tử vong của bé trai, bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (Hà Nội), cho biết: "Nguyên nhân tử vong của bé trai rất khó đoán. Chúng ta cần có đủ thông tin về tình trạng của mẹ và con trong thời điểm đó. Có những nguyên nhân tồn tại từ trước sinh, trong quá trình chuyển dạ hoặc sau sinh. Theo dữ liệu báo chí cung cấp, nguyên nhân cao gây tử vong có thể là thai non tháng (7 tháng tương ứng 28 tuần).
Ngoài ra, có thể trẻ kèm theo các dị tật về tim bẩm sinh khác chưa được phát hiện từ trước hay chuyển dạ khi ngôi thai chưa thuận, gây sang chấn, tổn thương. Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần so với bé đủ tháng do dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, suy hô hấp và những trở ngại trong nuôi dưỡng".
Bác sĩ sản khoa này chia sẻ thêm ngoài nguyên nhân từ trẻ, trong trường hợp này, mẹ mất máu cấp cũng giảm khối lượng tuần hoàn đột ngột, gây mất tim thai khi chuyển dạ. Nhiều trường hợp sau sinh không có nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời bị suy hô hấp cấp.
Cách sơ cứu khi sinh con ngoại viện
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), chuyên gia về hồi sức - cấp cứu nhi, cho biết trong trường hợp sản phụ phải vượt cạn giữa đường, mẹ và em bé vẫn đảm bảo được an toàn nếu người nhà biết cách sơ cứu.
Điều đầu tiên, khi trẻ vừa chào đời, người nhà phải kẹp dây rốn trẻ ngay lập tức để tránh mất máu và bé có thể tử vong vì sốc mất máu.
Nếu có phương tiện, người nhà có thể cắt dây rốn tại chỗ bằng cách lấy dây vải cột lại, xé một đoạn vải từ quần áo để cột dây rốn. Ngoài ra, bác sĩ Tiến cho biết dao lam, kéo hoặc dao mới cũng có thể dùng để cắt dây rốn. Tuy nhiên, sau khi cắt dây rốn bằng các dụng cụ này, trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván nên cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm ngừa vắc xin.
Sản phụ sinh con giữa đường, nhưng cháu bé tử vong sau đó. Ảnh: CTV.
Điều quan trọng tiếp theo là phải giữ ấm cho trẻ. Khi bé phải thay đổi môi trường sống đột ngột từ bụng mẹ ra bên ngoài, bé cần phải được giữ ấm bằng khăn, chăn mền để giữ thân nhiệt ổn định, tránh bị lạnh.
Nếu thấy bé sơ sinh có nhiều đờm nhớt, người nhà nên giữ cơ thể bé nằm nghiêng một bên, sau đó nhẹ nhàng lau sạch đờm nhớt, dịch nhờn để giữ ấm cho bé.
Khi người mẹ vượt cạn giữa đường, trẻ sơ sinh đủ tháng vẫn có thể tự hít khí trời. Người nhà đi cùng sản phụ chỉ cần kẹp dây rốn, giữ ấm và chuyển nhanh đến bệnh viện là bé được cứu sống. Trên đường đi, người mẹ nên cho bé bú sữa vì con có thể bị đói và hạ đường huyết.
Lưu ý, đối với những trẻ sơ sinh thiếu tháng, chưa thể tự thở được, bé có thể không trao đổi được oxy dẫn đến suy hô hấp và tử vong trong khoảng 30 phút. Vì vậy, sau khi sinh ngoại viện, gia đình cần nhanh chóng đưa sản phụ và em bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Sản phụ sinh con trên xe gây xui xẻo: Quan niệm sai lầm!
ThS.BS Nguyễn Đức Toản, khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai), cho biết: "Nhiều nhà xe, tài xế hiện vẫn còn quan niệm chở sản phụ sắp sinh hoặc để sản phụ sinh con trên xe sẽ mang đến điều kém may mắn. Quan điểm này dân gian còn gọi là Phạng Long. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm và cần loại bỏ triệt để".
Bác sĩ này chia sẻ trước kia vì quan niệm phụ nữ sinh con gây ô uế, xui xẻo nên nhiều tài xế không nhận đưa sản phụ đến bệnh viện. Do đó, nhiều tai biến sản khoa đã xảy ra ở làng quê, vùng sâu vùng xa. Nhiều bà mẹ phải sinh con con sau vườn, ngoài suối, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả hai.
"Chỉ cần sản phụ được đưa về nhà, đến trạm y tế hay bất cứ nhà dân nào để được hỗ trợ, khả năng sống của mẹ và bé rất cao. Nếu đưa đến bệnh viện, khả năng sống càng cao hơn", bác sĩ Toản nhấn mạnh.
Bác sĩ Tiến khẳng định nếu sản phụ đang trong tình huống nguy hiểm, những người đi cùng phải có trách nhiệm, không vì bất cứ lý do nào mà từ chối đưa người mẹ đến bệnh viện.
Về kỹ năng sơ cứu khi gặp trường hợp người mẹ sinh "rớt", bác sĩ Toản hướng dẫn việc đầu tiên là cần động viên người mẹ nằm dạng chân rộng. Nếu có bàn ghế cao, cho sản phụ nằm lên để đón bé sơ sinh dễ dàng hơn.
Tiếp theo, kẹp dây rốn và tách bé ra khỏi người mẹ để tiến hành sơ cấp cứu cho bé. Người nhà có thể kích thích vào lòng bàn chân của bé nếu thấy trẻ không khóc. Điều quan trọng cuối cùng là lau khô, giữ ấm, cho bé nằm nơi kín gió để tránh nhiễm lạnh và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Sáng 17/8, chị Y. (32 tuổi, ở xã Thống Nhất) có dấu hiệu sinh nên gia đình gọi điện thuê ôtô dịch vụ 7 chỗ với giá 750.000 đồng để đưa sản phụ đến bệnh viện.
Khi đến Trạm y tế xã Thống Nhất, sau khi thăm khám, các y tá ở đây đề nghị chuyển lên tuyến trên vì sức khỏe chị Y. yếu. Tuy nhiên, khi chạy được khoảng 4 km, tài xế thấy chị Y. đau bụng dữ dội, la hét, nên người này dừng lại và yêu cầu tất cả xuống xe.
Tài xế xe 7 chỗ trải một tấm nhựa mỏng bên vệ đường để chị Y. nằm và lên ôtô bỏ đi. Chị Y. sinh một bé trai nhưng bé tử vong ngay sau đó.
Theo Zing
Lợi ích việc nuôi con bằng sữa mẹ Nhiều người mới làm mẹ lần đầu, do chưa có kinh nghiệm nên những lúc trẻ quấy khóc, các bà mẹ hay nghĩ do bản thân mình không đủ sữa cho con. Để giúp các bà mẹ trẻ an tâm, bác sĩ sản khoa luôn cho những lời khuyên hữu ích. Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh,...