Nữ bác sĩ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên tại TP.HCM: “Đây là ‘món quà’ 8/3 ý nghĩa nhất mà mình nhận được”
Nữ bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (28 tuổi) đang công tác tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực – Chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là người được chọn tiêm vắc xin đầu tiên tại TP.HCM.
Sáng 8/3, Hà Nội, Hải Dương và TP.HCM là 3 địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Tại TP.HCM, theo kế hoạch trong đợt 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được phân bổ 900 liều vaccine Covid-19 trong tổng số hơn 117.600 liều vaccine của AstraZeneca.
Những đối tượng được ưu tiên tiêm trước cụ thể là các nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 hoặc có tiếp xúc với các nguồn nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Trong đó, nữ bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (28 tuổi) đang công tác tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực – Chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là người được chọn tiêm vắc xin đầu tiên.
Nữ bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (28 tuổi) đang công tác tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực – Chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Ánh)
Chia sẻ với chúng tôi, nữ bác sĩ Thanh Xuân cho biết mình rất bất ngờ và vinh dự khi được lựa chọn là người đầu tiên tiêm vắc xin. Cô cũng tâm sự đây là “món quà” 8/3 ý nghĩa nhất mà mình nhận được.
“Khi nghe tin mình cũng rất bất ngờ, mình không nghĩ là sẽ được lựa chọn đầu tiên, vì đóng góp của mình so với các anh chị, các bạn đồng nghiệp khác thì rất nhỏ nhoi. Mình cảm thấy mình được các thầy cô và các anh chị thương yêu và ưu ái nhiều lắm.
Mình khá hồi hộp, cũng rất vinh dự, mình nghĩ đây là ‘món quà’ 8/3 ý nghĩa nhất mà mình nhận được. Mong rằng một ngày không xa, vắc xin sẽ đến được với toàn thể người dân, có những bác lớn tuổi, nhiều bệnh nền, cần được bảo vệ hơn lớp trẻ mình” , bác sĩ Thanh Xuân chia sẻ.
Hình ảnh đời thường xinh đẹp của nữ bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (Ảnh:NVCC)
Khi được hỏi về tác dụng phụ của vắc xin, nữ bác sĩ không hề lo lắng. “Mình không lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin ạ, vì tỷ lệ tác dụng phụ rất rất thấp, chỉ chiếm 1, 2 ca trên 1000 ca tiêm.
Với lại ở các trung tâm tiêm ngừa chuẩn, như ở bệnh viện mình, tụi mình có đầy đủ phương tiện theo dõi phát hiện và xử trí các trường hợp biến chứng, dù rất rất hiếm”, bác sĩ Thanh Xuân khẳng định.
Bác sĩ Thanh Xuân và chồng là bác sĩ Nguyễn Văn Thành Được (cùng công tác tại khoa Cấp cứu hồi sức tích cực – chống độc người lớn) (Ảnh: NVCC)
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, bác sĩ Thanh Xuân từng 2 lần phải hoãn cưới vào tháng 4 và tháng 7 năm ngoái. Cô cũng là một trong những y bác sĩ chăm sóc bệnh nhân 91 (phi công người Anh).
Trường ĐH ở Việt Nam mua 100.000 liều vắc xin Covid-19 cho sinh viên, giảng viên?
Một trường ĐH tại Việt Nam dự kiến mua khoảng 100.000 liều vắc xin ngừa dịch Covid-19 tiêm miễn phí cho sinh viên, giảng viên của trường mình.
Lấy mẫu xét nghiệm gần 700 người tại Trường ĐH FPT - Hòa Lạc . L.T.T
Chiều 19.2, tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho biết trường này đã lên kế hoạch về chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 cho người học và cán bộ, giảng viên toàn trường.
Theo ông Tùng, dự kiến trường cần khoảng 100.000 liều vắc xin cho cả người đang học và những người học mới, cùng tất cả cán bộ, giảng viên toàn trường.
"Ước tính sẽ chi khoảng 3-4 triệu USD cho chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19, tương đương với khoản hỗ trợ học phí của Trường ĐH FPT cho sinh viên năm 2020 do dịch Covid-19. Vắc xin sẽ được tiêm miễn phí, như một dạng hỗ trợ người học và cán bộ giảng viên từ quỹ phát triển của trường", tiến sĩ Tùng thông tin.
Việt Nam dự kiến có ít nhất 60 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021
Theo ông Tùng, đến thời điểm này trường đã có kế hoạch và đang liên hệ nguồn mua. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế cụ thể hóa việc triển khai nhập và tiêm vắc xin có tính đến phương án xã hội hóa. Bộ Chính trị đã họp kết luận là sẽ triển khai chương trình vắc xin Covid-19 bằng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
"Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa ấn định được thời gian vì phụ thuộc vào các thủ tục pháp lý và thủ tục thương mại. Việc mua số lượng lớn không dễ và vẫn chưa có các quy định xã hội hóa cho việc cung cấp và sử dụng vắc xin Covid-19 ở Việt Nam", Chủ tịch Hội đồng quản trị trường này cho biết thêm.
Hiệu trưởng một vài trường ĐH khác tại TP.HCM cũng cho biết đang tìm cách đăng ký mua vắc xin, nếu có sẽ tiêm cho toàn bộ sinh viên và cán bộ giảng viên của trường.
Tin tổng hợp dịch Covid-19 ngày 19.2: Xuất hiện thêm ca lây nhiễm cộng đồng rất phức tạp
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 17.2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Công ty AstraZeneca tại Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu vắc xin Covid-19 (Covid-19 vaccine AstraZeneca), số lượng 204.000 liều. Vắc xin nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên sẽ về Việt Nam ngày 23.3. Đây là lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam trong tổng số 35-38 triệu liều mà Việt Nam mua và được nhận tới đây.
Trước đó, Trường ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc bị phong tỏa do có BN 1815 là sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm của trường được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 3.2, cơ quan chức năng đã quyết định gỡ bỏ quy định về việc tất cả những ai đến cơ sở này từ ngày 25-29.1, sau khi các ca F1 và F2 tiếp xúc với BN 1815 có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Hà Tĩnh: 2 bệnh nhân bị người thân 'bỏ quên' tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn Vừa đảm nhiệm vai trò bác sĩ điều trị bệnh cho bệnh nhân, những y bác sĩ tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa Khoa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) còn phải kiêm luôn 'chức' người nhà chăm sóc. Trao đổi với PV, ông Lê Nhật Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: phía bệnh viện đang...