NTM Mò Ó: “Trạm y tế xã 2 tầng, khang trang hơn, tôi mừng lắm”
Đó là chia sẻ của chị Hồ Thị Xiển, thôn Khe Lặt: “Có bệnh mình cũng ra trạm xá, nhưng chỉ tới xin thuốc rồi về chứ không ở lại lưu trú đâu vì bất tiện lắm. Chỗ khám bệnh, ăn, ở, vệ sinh chưa tốt. Nay thấy trạm xá được xây dựng thành 2 tầng khang trang, tôi vui mừng lắm. Sau này, đi khám bệnh yên tâm hơn nhiều.”
Trạm y tế xã Mò Ò được xây dựng từ nhiều năm về trước, trước những năm 2000. Cơ sở vật chất xuống cấp và thiếu thốn khiến cho hoạt động khám chữa bệnh hằng ngày của các y bác sĩ ở nơi này gặp nhiều khó khăn.
Nhân viên y tế của Trạm tới khám tại nhà cho người dân.
Ngày 20.10.2017, Viettel đã tài trợ và khởi công công trình Trạm y tế xã Mò Ó của huyện Đakrông (Quảng Trị). Đây là một hợp phần trong kinh phí hơn 17 tỷ đồng cho huyện để hỗ trợ hộ nghèo mua bò giống sinh sản, trồng sả xóa đói giảm nghèo, xây dựng trạm y tế xã giai đoạn 2017 – 2018.
Hình ảnh bên trong Trạm y tế xã Mò Ó bị xuống cấp, rạn nứt và thấm nước
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Văn Phụng, Trạm trưởng trạm Y tế xã Mò Ó đã công tác ở đây được hơn 16 năm. Hơn ai hết, bác sĩ thấu hiểu được những vất vả khó khăn của công tác y tế vùng cao. “Mò Ó là xã nghèo có 80% bà con người Vân Kiều sinh sống ở đây. Đời sống được nâng cao nên ý thức của người dân cũng đã thay đổi rất nhiều. Trước đây có bệnh, dân hay tìm tới thầy cúng. Nay chưa cần có bệnh, họ đã tìm tới trạm xá để khám và phòng ngừa bệnh. Nhưng cơ sở vật chất của trạm được xây dựng từ lâu, trước những năm 2000. Một số phòng hiện đã xuống cấp. Các phòng bệnh và cấp cứu cũng phải dùng chung với nhau do thiếu phòng. Hiện, trạm được trang bị 1 máy diện tim và 1 siêu âm cầm tay. Tuy nhiên, thiết bị siêu âm cầm tay đang sử dụng khó khăn vì phụ thuộc vào chất lượng truyền của mạng”- bác sĩ Phụng cho hay.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phụng, sau khi công trình trạm y tế được hoàn thành chắc chăn việc khám chữa bệnh sẽ được nâng cao hơn nhiều. “Khi có đầy đủ các phòng chức năng, trạm xá sẽ được trang bị thêm các thiết bị máy móc. Không chỉ giúp chúng tôi chữa được các bệnh thông thường, mà các bệnh phức tạp hơn như cao huyết áp, siêu âm cho thai nhi, các bệnh trẻ em..Giảm tải bớt cho bệnh viện tuyến trên” – bác sĩ Phụng cho biết.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và lãnh đạo Viettel làm lễ khởi công công trình Trạm y tế xã Mò Ó
Trạm y tế xã Mò Ó có kinh phí đầu tư 3,5 tỷ đồng dự kiến được xây kiên cố với 2 tầng và 13 phòng chức năng. Sau khi hoàn thành, trạm y tế có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản của 5 thôn thuộc xã Mò Ó và 2 thôn lân cận. Đây là trạm y tế tuyến xã thứ 3 được hỗ trợ xây dựng tại huyện Đakrông. Trước đó 2 xã khác đã được xây dựng trạm y tế là Hướng Hiệp và Phú Thành.
Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh – Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, việc hỗ trợ và khởi công, xây dựng Trạm y tế xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là một trong các nội dung hoạt động hỗ trợ của Viettel giai đoạn 2017-2018 trong việc thực hiện chủ trương giúp địa phương thực hiện an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 30a của Chính phủ.
Theo Danviet
Xây sân tennis tại trụ sở xã để thực hiện tiêu chí nông thôn mới?
Theo Chủ tịch UBND xã Nhân Cơ (huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông), việc xây sân tennis là nhằm mục đích thực hiện một tiêu chí nông thôn mới. "Sân tennis này xây theo hình thức xã hội hóa, để có sân chơi, anh em chúng tôi cũng phải vay tiền ngân hàng góp vào" - Chủ tịch xã Nhân Cơ nói.
Chiều 5.9, ông Lê Quang Trường - Chủ tịch UBND xã Nhân Cơ - xác nhận hiện bên trong trụ sở UBND xã có một sân tennis.
Theo ông Trường, sân tennis này được xây dựng theo hình thức xã hội hóa, diện tích xây dựng khoảng 200m2, với số tiền hơn 550 triệu đồng, hoàn thành đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay.
Ông Trường cho biết, ngoài số tiền các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp, bản thân ông và 2 cán bộ xã khác là ông Lâm Trí Hy - Bí thư Đảng ủy xã và ông Nguyễn Văn Thành - Phó chủ tịch xã - cũng vay tiền ngân hàng góp 150 triệu đồng.
Sân tennis phía sau trụ sở UBND xã Nhân Cơ.
"Anh em chúng tôi muốn chơi nên vay tiền góp vào xây dựng để chơi thôi chứ không có mục đích kinh doanh. Hằng tháng nếu ai vào câu lạc bộ thì góp 200 ngàn đồng để mua nước và bóng" - ông Trường nói.
Cũng theo ông Trường, việc xây dựng sân tennis này là nhằm thực hiện tiêu chí về văn hóa, thể thao của nông thôn mới. Ngoài sân tennis, toàn xã hiện có 4 sân bóng đá mini, 2 nhà đa năng và hầu hết các thôn đều có sân bóng chuyền.
Về ý kiến cho rằng hiện sân tennis này chỉ phục vụ cho cán bộ xã, ông Trường cho biết: "Người dân trong xã vẫn thường xuyên đến chơi. Chúng tôi đang luôn khuyến khích người dân vào chơi. Nếu ai chưa biết chơi, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn. Do sân tennis này tách biệt với khu làm việc nên bất kỳ lúc nào người dân cũng có thể vào chơi mà không sợ gây ảnh hưởng đến hoạt động của UB".
Chiều 5.9, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với Chủ tịch UBND và Bí thư huyện Đắk R'Lấp để nắm quan điểm của lãnh đạo huyện về việc trên nhưng cả hai người đều không nghe máy. Trong khi đó, ông Lê Mai Toản - Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Đắk R'Lấp - thì cho rằng mình không phải là người phát ngôn của huyện nên không thể trả lời báo chí. Tuy nhiên, theo ông Toản thì nên ủng hộ việc làm của xã Nhân Cơ vì đây là công trình xã hội hóa phục vụ cho dân.
Theo Chủ tịch xã Nhân Cơ, việc xây dựng sân tennis trong trụ sở UB cũng là nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trả lời phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Bốn - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, hiện ông vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc xây dựng sân tennis của xã Nhân Cơ nên không thể nói đúng - sai và có phù hợp với quy hoạch nông thôn mới hay không.
"Tôi sẽ lập tức cho người kiểm tra thông tin này. Cần phải xem xét lại toàn bộ quá trình xây dựng, xác định xem việc xây dựng sân tennis trong trụ sở UB xã có nằm trong quy hoạch nông thôn mới hay không... thì mới có thể đánh giá chính xác được" - ông Bốn nói.
Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết, chiều 5.9, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Đắk R'Lấp có báo cáo cụ thể về việc xây sân tennis trong trụ sở UBND xã Nhân Cơ.
Theo Danviet
Trí thức 8x Gia Lai: "Tôi muốn là người của làng" Đó là ước nguyện của Nguyễn Công Lộc, chàng kỹ sư trẻ tốt nghiệp đại học và tình nguyện về công tác ở xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai. "Được làm cái việc mình muốn" Nguyễn Công Lộc sinh năm 1986, nhà ở xã Cư An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai). Lộc thi đỗ trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí...